"Nhập nhèm" trong hồ sơ cưỡng chế công trình chung cư 46E ngõ 256 phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội đã khiến nhiều người dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở.
Lâu nay, xây dựng sai phép, trái phép ở Hà Nội không phải là vấn đề mới, bởi vi phạm trật tự đô thị ở Thủ đô vẫn luôn được đánh giá là phổ biến và phức tạp. Thế nhưng, công trình xây dựng sai phép ở 46E, ngõ 256, Đê La Thành, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội lại là một trường hợp đặc biệt. Đặc biệt là bởi có sự "nhập nhèm" trong hồ sơ cưỡng chế công trình này.
Hồ sơ phá dỡ của quận Đống Đa xác định, diện tích sai phép từ tầng 2 đến tầng 5 của công trình này mỗi tầng là 31,2 m. Thế nhưng, trong hồ sơ phá dỡ của UBND phường Thổ Quan lại chỉ có 10,8 m. Người dân ở đây cho rằng, phường Thổ Quan đã cố tình làm hồ sơ giả để bao che cho sai phạm của chủ xây dựng. Còn Chủ tịch phường Thổ Quan lại khẳng định, hồ sơ này đã được UBND quận phê duyệt theo đúng quy định.
“UBND phường căn cứ vào hồ sơ của quận đã được phê duyệt để cưỡng chế, hồ sơ này đã được phòng Quản lý đô thị thẩm tra nên chúng tôi theo đó mà làm thôi”, ông Ngô Doãn Cương, Chủ tịch UBND phường Thổ Quan phân trần.
Mặc dù, thông tin của quận và phường cung cấp về hồ sơ phá dỡ hoàn toàn khác nhau, thế nhưng báo cáo về công tác cưỡng chế của cấp phường và quận lại giống nhau là đều đã hoàn thành công tác cưỡng chế, trong khi thực tế công trình chỉ mới cưỡng chế được khoảng 30%.
Không chỉ có chuyện hồ sơ phá dỡ, mà việc báo cáo xử lý đình chỉ thi công của UBND phường Thổ Quan khi công trình này mới bị người dân phát hiện sai phép cũng có nhiều điểm khuất tất.
Theo báo cáo của phường, thời gian thực hiện đình chỉ thi công thể hiện qua việc cắt điện, cắt nước là từ tháng 2/2012, thế nhưng thông báo cắt điện của cơ quan điện lực lại là tháng 7/2012. Mặc dù thanh tra quận cũng đã chỉ ra điểm bất hợp lý này, thế nhưng lãnh đạo quận vẫn cho rằng đây chỉ là nhẫm lẫn chứ không phải báo cáo sai.
Với những lời giải thích không mấy thuyết phục như vậy, đương nhiên người dân mất lòng tin vào chính quyền, xem ra cũng là điều dễ hiểu.
“Thực tế tôi đến công trình tôi thấy họ có làm đâu. Bây giờ chúng tôi đề nghị thanh tra Bộ, thanh tra thành phố về công trình kiểm tra xem sai phạm thế nào để xử lý. Chúng tôi giờ mất hết niềm tin ở lãnh đạo quận và thanh tra quận rồi”, bà Nguyễn Thi Thân, phường Thổ Quan cho hay.
Ông Lê Tiến Bảo, một người dân khác bức xúc nói: “Bây giờ phải có các cấp khác xuống điều tra, chứ chúng tôi không tin được vào quận, vào phường nữa”.
Nhận định về câu chuyện trên, GS.TSKH Phan Xuân Sơn cho rằng, sự việc rõ ràng như vậy mà kéo dài đến tận 2 năm chưa được làm rõ thì việc thực thi pháp luât của chính quyền địa phương có vấn đề. Ngoài 2 cấp chính quyền quận và phường, ở đây còn có trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan.
“Theo tôi nghĩ pháp luật hiện nay của chúng ta đã đủ nghiêm, đủ điều kiện để trừng trị những hành động như vậy. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không làm được việc thì việc thực thi pháp luật ở đây có 2 vấn đề: Thứ nhất là những đối tượng này dựa vào cấp trên để cấp trên che chắn cho, thứ hai có thể các đối tượng có suy nghĩ là việc trừng trị không nghiêm nên tôi không sợ, tôi cứ làm trái cũng không làm gì được tôi”, GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học việc chính trị Hồ Chí Minh nói.
Công trình sai phép 46E (Ảnh: Báo BVPL)
Hồ sơ phá dỡ của quận Đống Đa xác định, diện tích sai phép từ tầng 2 đến tầng 5 của công trình này mỗi tầng là 31,2 m. Thế nhưng, trong hồ sơ phá dỡ của UBND phường Thổ Quan lại chỉ có 10,8 m. Người dân ở đây cho rằng, phường Thổ Quan đã cố tình làm hồ sơ giả để bao che cho sai phạm của chủ xây dựng. Còn Chủ tịch phường Thổ Quan lại khẳng định, hồ sơ này đã được UBND quận phê duyệt theo đúng quy định.
“UBND phường căn cứ vào hồ sơ của quận đã được phê duyệt để cưỡng chế, hồ sơ này đã được phòng Quản lý đô thị thẩm tra nên chúng tôi theo đó mà làm thôi”, ông Ngô Doãn Cương, Chủ tịch UBND phường Thổ Quan phân trần.
Mặc dù, thông tin của quận và phường cung cấp về hồ sơ phá dỡ hoàn toàn khác nhau, thế nhưng báo cáo về công tác cưỡng chế của cấp phường và quận lại giống nhau là đều đã hoàn thành công tác cưỡng chế, trong khi thực tế công trình chỉ mới cưỡng chế được khoảng 30%.
Không chỉ có chuyện hồ sơ phá dỡ, mà việc báo cáo xử lý đình chỉ thi công của UBND phường Thổ Quan khi công trình này mới bị người dân phát hiện sai phép cũng có nhiều điểm khuất tất.
Theo báo cáo của phường, thời gian thực hiện đình chỉ thi công thể hiện qua việc cắt điện, cắt nước là từ tháng 2/2012, thế nhưng thông báo cắt điện của cơ quan điện lực lại là tháng 7/2012. Mặc dù thanh tra quận cũng đã chỉ ra điểm bất hợp lý này, thế nhưng lãnh đạo quận vẫn cho rằng đây chỉ là nhẫm lẫn chứ không phải báo cáo sai.
Với những lời giải thích không mấy thuyết phục như vậy, đương nhiên người dân mất lòng tin vào chính quyền, xem ra cũng là điều dễ hiểu.
“Thực tế tôi đến công trình tôi thấy họ có làm đâu. Bây giờ chúng tôi đề nghị thanh tra Bộ, thanh tra thành phố về công trình kiểm tra xem sai phạm thế nào để xử lý. Chúng tôi giờ mất hết niềm tin ở lãnh đạo quận và thanh tra quận rồi”, bà Nguyễn Thi Thân, phường Thổ Quan cho hay.
Ông Lê Tiến Bảo, một người dân khác bức xúc nói: “Bây giờ phải có các cấp khác xuống điều tra, chứ chúng tôi không tin được vào quận, vào phường nữa”.
Nhận định về câu chuyện trên, GS.TSKH Phan Xuân Sơn cho rằng, sự việc rõ ràng như vậy mà kéo dài đến tận 2 năm chưa được làm rõ thì việc thực thi pháp luât của chính quyền địa phương có vấn đề. Ngoài 2 cấp chính quyền quận và phường, ở đây còn có trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan.
“Theo tôi nghĩ pháp luật hiện nay của chúng ta đã đủ nghiêm, đủ điều kiện để trừng trị những hành động như vậy. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không làm được việc thì việc thực thi pháp luật ở đây có 2 vấn đề: Thứ nhất là những đối tượng này dựa vào cấp trên để cấp trên che chắn cho, thứ hai có thể các đối tượng có suy nghĩ là việc trừng trị không nghiêm nên tôi không sợ, tôi cứ làm trái cũng không làm gì được tôi”, GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học việc chính trị Hồ Chí Minh nói.
Theo VTV