Thời gian vừa qua, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà ở mức 0% trong vòng 1-3 năm. Nhiều ý kiến cho rằng, đây sẽ là giải pháp tốt để dòng tiền chảy vào dự án.
Đây là đánh giá của ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT công ty CP Đất Xanh xung quanh làn sóng chạy đua lãi suất giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội đang diễn ra trên thị trường bất động sản.
Phóng viên: Thưa ông, hiện nay có một số doanh nghiệp đang rất chú trọng đến việc hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà trong vòng nhiều năm. Vậy ông nghĩ động thái này đang chứng minh điều gì?
Ông Lương Trí Thìn: Vừa rồi, Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà ở mức 6%/năm. Động thái này rất tốt cho thị trường bất động sản Việt Nam. Dòng tiền sẽ lưu thông ra thị trường, một phần tiền vào nhà ở xã hội và được luận chuyển vào ngành vật liệu xây dựng, niềm tin của khách hàng sẽ quay trở lại.
Hiện nay, rất nhiều dự án nhà ở thương mại đang cạnh tranh lãi suất với nhà ở xã hội. Nhiều chủ đầu tư đưa ra mức hỗ trợ 0% trong vòng vài năm cho khách hàng. Ông đánh giá về điều này như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, động thái đó là tốt. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở xã hội và thương mại khác nhau. Đối tượng mua nhà ở xã hội khác với nhà ở thương mại về các điều kiện.
Liệu có sự cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội không, thưa ông?
Tôi cho rằng, hai câu chuyện là hoàn toàn khác nhau. Đa số người làm nhà ở xã hội có tiêu chí khác về phân khúc khác, tiêu chuẩn khác, vị trí khác. Đối với người làm nhà ở thương mại, chú trọng chất lượng, dịch vụ sống và tiện ích… Vì vậy, việc cạnh tranh sẽ không lớn.
Hiện nay, có thể thấy lãi suất nhà ở thương mại hỗ trợ dưới 6%/năm, nhà ở xã hội có lãi suất 6%, giá nhà ở xã hội không chênh lệch nhiều. Nếu dự án nhà ở xã hội không có yếu tố cạnh tranh rất có thể ế trong thời gian tới không thưa ông?
Thời kinh tế thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng muốn làm sao để người dân được hưởng dịch vụ tốt nhất. Chính phủ bỏ tiền ra hỗ trợ, doanh nghiệp có tiền để làm sản phẩm. Tôi nghĩ là phải làm sao để doanh nghiệp làm tốt hơn mới quan trọng.
Hiện nay không phải ai cũng đi làm nhà ở xã hội, không phải doanh nghiệp nào cũng làm nhà ở thương mại. Tùy vào phân khúc, chiến lược để lựa chọn sản phẩm, hai phân khúc khác nhau, đối tượng khác nhau.
Khi mua nhà, người dân lựa chọn số 1 vị trí, thứ 2 giá cả, thứ 3 tiện ích kèm theo, thứ 4 dịch vụ…Doanh nghiệp nào đáp ứng được hết các tiêu chí này khách hàng sẽ lựa chọn.
Ông nghĩ sao khi lãi suất nhà ở thương mại chỉ khoảng 0% trong khi nhà ở xã hội là 6%?
Thị trường đang trong thời kỳ xuống đáy, để có tiền tiếp tục triển khai dự án, doanh nghiệp sẵn sàng cắt lỗ để đưa dòng tiền lưu thông, giải quyết bài toán tồn kho, nợ xấu. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, điều này cho thấy nhiều dự án kinh doanh đã bị lỗ, đây là dấu hiệu cuối cùng làm cho thị trường vực dậy.
Nhiều người lo ngại thị trường tiếp tục giảm giá và chờ đợi. Vậy giảm giá trong lúc này để giải quyết hàng tồn kho có phải phương án khả thi?
Nếu doanh nghiệp đang có nhiều hàng tồn kho, đang bế tắc dòng tiền vì phải trả lãi. Doanh nghiệp dùng lượng hàng đó để chiết khấu cho khách hàng, khách hàng đưa dòng tiền vào cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được lợi. Đây là chiến lược tốt.
Xin cám ơn ông!
Phóng viên: Thưa ông, hiện nay có một số doanh nghiệp đang rất chú trọng đến việc hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà trong vòng nhiều năm. Vậy ông nghĩ động thái này đang chứng minh điều gì?
Ông Lương Trí Thìn: Vừa rồi, Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà ở mức 6%/năm. Động thái này rất tốt cho thị trường bất động sản Việt Nam. Dòng tiền sẽ lưu thông ra thị trường, một phần tiền vào nhà ở xã hội và được luận chuyển vào ngành vật liệu xây dựng, niềm tin của khách hàng sẽ quay trở lại.
Hiện nay, rất nhiều dự án nhà ở thương mại đang cạnh tranh lãi suất với nhà ở xã hội. Nhiều chủ đầu tư đưa ra mức hỗ trợ 0% trong vòng vài năm cho khách hàng. Ông đánh giá về điều này như thế nào?
Ông Lương Trí Thìn- Chủ tịch HĐQT công ty CP Đất Xanh
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, động thái đó là tốt. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở xã hội và thương mại khác nhau. Đối tượng mua nhà ở xã hội khác với nhà ở thương mại về các điều kiện.
Liệu có sự cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội không, thưa ông?
Tôi cho rằng, hai câu chuyện là hoàn toàn khác nhau. Đa số người làm nhà ở xã hội có tiêu chí khác về phân khúc khác, tiêu chuẩn khác, vị trí khác. Đối với người làm nhà ở thương mại, chú trọng chất lượng, dịch vụ sống và tiện ích… Vì vậy, việc cạnh tranh sẽ không lớn.
Hiện nay, có thể thấy lãi suất nhà ở thương mại hỗ trợ dưới 6%/năm, nhà ở xã hội có lãi suất 6%, giá nhà ở xã hội không chênh lệch nhiều. Nếu dự án nhà ở xã hội không có yếu tố cạnh tranh rất có thể ế trong thời gian tới không thưa ông?
Thời kinh tế thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng muốn làm sao để người dân được hưởng dịch vụ tốt nhất. Chính phủ bỏ tiền ra hỗ trợ, doanh nghiệp có tiền để làm sản phẩm. Tôi nghĩ là phải làm sao để doanh nghiệp làm tốt hơn mới quan trọng.
Hiện nay không phải ai cũng đi làm nhà ở xã hội, không phải doanh nghiệp nào cũng làm nhà ở thương mại. Tùy vào phân khúc, chiến lược để lựa chọn sản phẩm, hai phân khúc khác nhau, đối tượng khác nhau.
Khi mua nhà, người dân lựa chọn số 1 vị trí, thứ 2 giá cả, thứ 3 tiện ích kèm theo, thứ 4 dịch vụ…Doanh nghiệp nào đáp ứng được hết các tiêu chí này khách hàng sẽ lựa chọn.
Ông nghĩ sao khi lãi suất nhà ở thương mại chỉ khoảng 0% trong khi nhà ở xã hội là 6%?
Thị trường đang trong thời kỳ xuống đáy, để có tiền tiếp tục triển khai dự án, doanh nghiệp sẵn sàng cắt lỗ để đưa dòng tiền lưu thông, giải quyết bài toán tồn kho, nợ xấu. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, điều này cho thấy nhiều dự án kinh doanh đã bị lỗ, đây là dấu hiệu cuối cùng làm cho thị trường vực dậy.
Nhiều người lo ngại thị trường tiếp tục giảm giá và chờ đợi. Vậy giảm giá trong lúc này để giải quyết hàng tồn kho có phải phương án khả thi?
Nếu doanh nghiệp đang có nhiều hàng tồn kho, đang bế tắc dòng tiền vì phải trả lãi. Doanh nghiệp dùng lượng hàng đó để chiết khấu cho khách hàng, khách hàng đưa dòng tiền vào cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được lợi. Đây là chiến lược tốt.
Xin cám ơn ông!
Theo VnMedia