Việc sử dụng dòng tiền từ gói 30 ngàn tỷ đồng sẽ tạo được vòng quay trên thị trường và lôi kéo được nguồn tiền từ cá nhân, doanh nghiệp tham gia cuộc chơi.
Kể từ ngày 1/6 tới đây, ngân hàng thương mại sẽ chính thức giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng. Theo đó, sẽ có khoảng 21 nghìn tỷ dành cho người thu nhập thấp vay mua nhà và 9 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp xây dựng. Để nắm bắt rõ hơn về điều kiện vay vốn, PV VnMedia đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam.
Phóng viên: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng việc giải ngân sẽ rất chậm khi những quy định về điều kiện cho vay, tài sản thế chấp còn khá ngặt nghèo. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Phan Thành Mai: Thực ra, chúng ta nên nhìn nhận việc cho vay đối với tài sản hình thành trong tương lai là sản phẩm rất bình thường. Các ngân hàng thương mại đều cho vay các sản phẩm này và đều có các quy định rất là chặt chẽ và đều có hướng dẫn chung từng trường hợp.
Như vậy, với những người mua nhà ở xã hội họ có được sử dụng luôn hợp đồng mua nhà để thế chấp vay hay không? Người mua nhà có cần chứng minh thu nhập hay không trong khi bảng lương hiện nay không đủ chứng minh được thu nhập của họ?
Chúng ta nhìn nhận trong gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội là vòng quay khép kín. Thứ nhất, đầu ra được đảm bảo, đã có khách hàng đặt mua. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp được tham gia gói 30 ngàn tỷ đồng này sẽ được bảo lãnh đầu tư. Dựa trên cơ sở đó chủ đầu tư được vay. Điều này hết sức an toàn cho cả hai phía. Người cho vay và người vay rất an toàn. Sản phẩm này vẫn được hình thành và bảo lãnh bằng chính sản phẩm đó.
Thực tế, trong trường hợp người mua nhà ở xã hội không chứng minh được thu nhập và họ không có tài sản để thế chấp vay tiền. Điều này khiến cho việc tiếp cận gói 30 ngàn tỷ đồng là rất khó. Trong khi đó, nhiều ngân hàng không cho thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Thậm chí, cơ quan công chứng không chứng nhận cho hợp đồng này. Vậy, ở đây có khó gì không thưa ông?
Tôi cho rằng, một chính sách không bao giờ giải quyết được hết tình huống. Trong trường hợp, các phân khúc nằm trong gói cho vay này phải tuân thủ được các chuẩn mực của ngân hàng.
Nếu như vậy, nếu người mua nhà ở xã hội không có tài sản thế chấp thì sẽ không thuộc diện nằm trong nhóm được vay này đúng không thưa ông?
Tất cả các khoản vay trong gói 30 ngàn tỷ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và không rủi ro. Bởi vì, mỗi ngân hàng khi thực hiện gói này phải thực hiện đúng, đầy đủ mới có thể nhận nguồn vốn từ quỹ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Còn về phía doanh nghiệp chỉ được vay 30% tương đương 9.000 tỷ đồng thì có đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không thưa ông?
Số lượng tiền này không nhằm để giải cứu bất cứ đối tượng nào mà chỉ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà sản xuất, nhà đầu tư tham gia trên thị trường. Vì vậy, lượng tiền này sẽ tạo ra cú hích nhất định cho thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng dòng tiền từ gói 30 ngàn tỷ đồng cũng sẽ tạo được vòng quay trên thị trường và lôi kéo rất nhiều đối tượng vào vòng quay này. Theo quy định, khách hàng vay vốn phải có 20% vốn tự có, các doanh nghiệp có 30% vốn tự có như vậy khi tham gia cuộc chơi này sẽ tạo hiệu ứng kéo các dòng tiền vào.
Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng họ sẵn sàng tham gia cuộc chơi này khi hàng tồn kho đang có không nhất thiết phải nhận tiền ngay mà có thể trả chậm. Từ gói 30 ngàn tỷ đồng này, thấy dòng tiền từ cá nhân, doanh nghiệp tham gia cuộc chơi. Đây là hiệu ứng quan trọng của toàn xã hội khi dòng tiền được luân chuyển.
Xin cám ơn ông!
Phóng viên: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng việc giải ngân sẽ rất chậm khi những quy định về điều kiện cho vay, tài sản thế chấp còn khá ngặt nghèo. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Phan Thành Mai: Thực ra, chúng ta nên nhìn nhận việc cho vay đối với tài sản hình thành trong tương lai là sản phẩm rất bình thường. Các ngân hàng thương mại đều cho vay các sản phẩm này và đều có các quy định rất là chặt chẽ và đều có hướng dẫn chung từng trường hợp.
Như vậy, với những người mua nhà ở xã hội họ có được sử dụng luôn hợp đồng mua nhà để thế chấp vay hay không? Người mua nhà có cần chứng minh thu nhập hay không trong khi bảng lương hiện nay không đủ chứng minh được thu nhập của họ?
Chúng ta nhìn nhận trong gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội là vòng quay khép kín. Thứ nhất, đầu ra được đảm bảo, đã có khách hàng đặt mua. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp được tham gia gói 30 ngàn tỷ đồng này sẽ được bảo lãnh đầu tư. Dựa trên cơ sở đó chủ đầu tư được vay. Điều này hết sức an toàn cho cả hai phía. Người cho vay và người vay rất an toàn. Sản phẩm này vẫn được hình thành và bảo lãnh bằng chính sản phẩm đó.
Thực tế, trong trường hợp người mua nhà ở xã hội không chứng minh được thu nhập và họ không có tài sản để thế chấp vay tiền. Điều này khiến cho việc tiếp cận gói 30 ngàn tỷ đồng là rất khó. Trong khi đó, nhiều ngân hàng không cho thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Thậm chí, cơ quan công chứng không chứng nhận cho hợp đồng này. Vậy, ở đây có khó gì không thưa ông?
Ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản VN
Tôi cho rằng, một chính sách không bao giờ giải quyết được hết tình huống. Trong trường hợp, các phân khúc nằm trong gói cho vay này phải tuân thủ được các chuẩn mực của ngân hàng.
Nếu như vậy, nếu người mua nhà ở xã hội không có tài sản thế chấp thì sẽ không thuộc diện nằm trong nhóm được vay này đúng không thưa ông?
Tất cả các khoản vay trong gói 30 ngàn tỷ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và không rủi ro. Bởi vì, mỗi ngân hàng khi thực hiện gói này phải thực hiện đúng, đầy đủ mới có thể nhận nguồn vốn từ quỹ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Còn về phía doanh nghiệp chỉ được vay 30% tương đương 9.000 tỷ đồng thì có đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không thưa ông?
Số lượng tiền này không nhằm để giải cứu bất cứ đối tượng nào mà chỉ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà sản xuất, nhà đầu tư tham gia trên thị trường. Vì vậy, lượng tiền này sẽ tạo ra cú hích nhất định cho thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng dòng tiền từ gói 30 ngàn tỷ đồng cũng sẽ tạo được vòng quay trên thị trường và lôi kéo rất nhiều đối tượng vào vòng quay này. Theo quy định, khách hàng vay vốn phải có 20% vốn tự có, các doanh nghiệp có 30% vốn tự có như vậy khi tham gia cuộc chơi này sẽ tạo hiệu ứng kéo các dòng tiền vào.
Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng họ sẵn sàng tham gia cuộc chơi này khi hàng tồn kho đang có không nhất thiết phải nhận tiền ngay mà có thể trả chậm. Từ gói 30 ngàn tỷ đồng này, thấy dòng tiền từ cá nhân, doanh nghiệp tham gia cuộc chơi. Đây là hiệu ứng quan trọng của toàn xã hội khi dòng tiền được luân chuyển.
Xin cám ơn ông!
Theo VnMedia