Cả nước có khoảng 71.250 hộ cần hỗ trợ về nhà ở, dự tính tổng vốn cần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 2.423 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị ban hành chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Theo quy định về đối tượng của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì hiện nay cả nước có trên 8,8 triệu người có công với cách mạng đã được xác nhận, chiếm khoảng 10% dân số. Qua Báo cáo giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hiện nay có khoảng 71.250 hộ người có công với cách mạng đang ở nhà tạm hoặc bị hư hỏng nặng, trong đó có khoảng 70% số hộ cần phải hỗ trợ xây dựng mới nhà ở, khoảng 30% số hộ cần phải sửa chữa lớn nhà ở.
Bộ Xây dựng đề nghị hộ gia đình được hỗ trợ phải có đủ các điều kiện: Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định; Hộ chưa có nhà ở hoặc đang ở nhà tạm, nhà ở bị hư hỏng nặng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây).
Bộ Xây dựng đề nghị mức hỗ trợ cho người có công với cách mạng từ ngân sách khoảng 2/3 giá thành xây dựng căn nhà là phù hợp. Cụ thể, ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở cho các hộ chưa có nhà ở, các hộ đang ở nhà tạm và các hộ hiện nhà ở bị hư hỏng nặng; hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp sửa chữa nhà ở cho các hộ mà nhà ở xuống cấp cần phải sửa tường, thay mái nhà (các mức hỗ trợ này áp dụng cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng);
Ngoài vốn Ngân sách nhà nước, các hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động từ cộng đồng khoảng 20 triệu đồng/hộ.
Bộ Xây dựng dẫn số liệu báo cáo của các địa phương và kết quả tính toán tổng hợp chung thì hiện nay có khoảng 71.250 hộ cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó số hộ cần được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở khoảng 49.870 hộ; số hộ cần được hỗ trợ sửa chữa nhà ở khoảng 21.380 hộ.
Như vậy, số vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước được tính toán dự kiến: Đối với nhà ở xây dựng mới là 1.995 tỷ đồng; đối với nhà ở sửa chữa: 428 tỷ đồng. Tổng cộng vốn ngân sách Nhà nước: 2.423 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 2.217 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 206 tỷ đồng.
Về nguyên tắc, đảm bảo sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2 (đối với những hộ độc thân, không nơi nương tựa thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn, nhưng không thấp hơn 20 m2); đảm bảo nhà ở “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
Dự kiến trong quý I/2013, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện xong việc lập danh sách và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ. Từ quý II đến hết năm 2013, tổ chức thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ theo đúng quy định.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Theo quy định về đối tượng của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì hiện nay cả nước có trên 8,8 triệu người có công với cách mạng đã được xác nhận, chiếm khoảng 10% dân số. Qua Báo cáo giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hiện nay có khoảng 71.250 hộ người có công với cách mạng đang ở nhà tạm hoặc bị hư hỏng nặng, trong đó có khoảng 70% số hộ cần phải hỗ trợ xây dựng mới nhà ở, khoảng 30% số hộ cần phải sửa chữa lớn nhà ở.
Bộ Xây dựng đề nghị hộ gia đình được hỗ trợ phải có đủ các điều kiện: Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định; Hộ chưa có nhà ở hoặc đang ở nhà tạm, nhà ở bị hư hỏng nặng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây).
Bộ Xây dựng đề nghị mức hỗ trợ cho người có công với cách mạng từ ngân sách khoảng 2/3 giá thành xây dựng căn nhà là phù hợp. Cụ thể, ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở cho các hộ chưa có nhà ở, các hộ đang ở nhà tạm và các hộ hiện nhà ở bị hư hỏng nặng; hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp sửa chữa nhà ở cho các hộ mà nhà ở xuống cấp cần phải sửa tường, thay mái nhà (các mức hỗ trợ này áp dụng cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng);
Ngoài vốn Ngân sách nhà nước, các hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động từ cộng đồng khoảng 20 triệu đồng/hộ.
Bộ Xây dựng dẫn số liệu báo cáo của các địa phương và kết quả tính toán tổng hợp chung thì hiện nay có khoảng 71.250 hộ cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó số hộ cần được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở khoảng 49.870 hộ; số hộ cần được hỗ trợ sửa chữa nhà ở khoảng 21.380 hộ.
Như vậy, số vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước được tính toán dự kiến: Đối với nhà ở xây dựng mới là 1.995 tỷ đồng; đối với nhà ở sửa chữa: 428 tỷ đồng. Tổng cộng vốn ngân sách Nhà nước: 2.423 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 2.217 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 206 tỷ đồng.
Về nguyên tắc, đảm bảo sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2 (đối với những hộ độc thân, không nơi nương tựa thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn, nhưng không thấp hơn 20 m2); đảm bảo nhà ở “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).
Dự kiến trong quý I/2013, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện xong việc lập danh sách và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ. Từ quý II đến hết năm 2013, tổ chức thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ theo đúng quy định.
Theo VOV