Khi sản phẩm BĐS chào bán đầy rẫy trên thị trường, giữa các sàn giao dịch BĐS đang diễn ra cuộc chiến ngầm cạnh tranh khốc liệt để giành giật số khách ít ỏi.
Đã nhiều tháng nay, thị trường BĐS ít giao dịch thành công. Vì vậy, rất nhiều sàn giao dịch BĐS đã lặng lẽ đóng cửa hoặc giải thể. Những sàn giao dịch ít ỏi còn hoạt động thì phải cạnh tranh nhau quyết liệt để giành được miếng bánh thị trường đang ngày càng eo hẹp.
Từ giữ chân khách hàng bằng tiền cọc
Anh Trần Quang Hiển, nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch BĐS trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, khi thị trường BĐS còn sốt, các sàn giao dịch BĐS cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc giành được quyền bán sản phẩm nào đó. Một khi đã có hàng để bán, kiểu gì sàn cũng kiếm được lợi nhuận từ vài chục triệu, đến vài trăm triệu đồng tiền chênh, vì người mua khi ấy không thiếu. Nhưng đến thời điểm hiện nay, sản phẩm rao bán quá nhiều, trong khi khách có nhu cầu mua hàng thật sự rất ít, lại cực kỳ khó tính. Vì vậy, vấn đề cốt yếu của các sàn giao dịch là tìm mọi cách ràng buộc khách hàng, để khách hàng không chuyển qua các sàn giao dịch đối thủ. Nếu làm được việc này, khả năng bán được hàng sẽ rất cao.
Anh Hiển tiết lộ một “độc chiêu” giữ chân khách hàng đã được nhiều sàn áp dụng trong thời gian qua. Ấy là việc nhân viên kinh doanh bịa ra một sản phẩm phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng để yêu cầu khách hàng đặt cọc tiền. Sau khi khách đã đặt cọc, nhân viên sẽ thông báo cho khách hàng một tình huống mới là sản phẩm ấy đã được bán cho người khác, hoặc chủ nhân của sản phẩm vừa tăng giá bán, rồi hướng sự quan tâm của khách hàng sang một sản phẩm khác.
Trong trường hợp này, dù rất ấm ức và thất vọng, nhưng nhiều khách hàng không thể chuyển sang sàn giao dịch khác, vì không rút được tiền đặt cọc.
Đến săn hàng độc quyền đại hạ giá
Muốn có được các giao dịch thành công và có nguồn thu lớn, các sàn BĐS bắt buộc phải tìm được những sản phẩm độc quyền. Đó là những sản phẩm đại hạ giá do chủ nhân quá bí bách về tài chính. Nếu có sản phẩm này, việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng. Thậm chí, các sàn còn có thể nâng thêm giá bán để hưởng chênh lệch nếu mức chào bán ban đầu quá thấp.
Anh Nguyễn Văn Lâm, nhân viên kinh doanh thuộc sàn giao dịch BĐS Tấc vàng trên đường Lê Văn Lương cho biết, phần lớn các sản phẩm chào bán đầy rẫy trên các trang mạng rao vặt và tại các sàn BĐS không phù hợp những tiêu chí lựa chọn của khách hàng. Nếu có sản phẩm phù hợp, nhiều khách hàng cũng chỉ coi sàn giao dịch là nơi tham khảo giá và tìm hiểu thông tin sản phẩm, chứ giao dịch thật, khách hàng sẽ tìm đến tận chủ dự án để mua với giá gốc.
Tuy nhiên, với những sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá gốc của chủ đầu tư, lại tiếp tục được chiết khấu cho khách mua hàng, thì thị trường xấu đến mấy, những sản phẩm này vẫn dễ dàng tìm được người mua. Do thanh khoản của những sản phẩm này tốt nên các sàn tìm mọi cách để có được nguồn sản phẩm này. Thậm chí, nhiều nhân viên kinh doanh của các sàn sẵn sàng dùng “mưu sâu” để nẫng sản phẩm này từ tay đối thủ.
Theo anh Lâm, nếu có được nguồn hàng độc quyền, các sàn BĐS thường rất bí mật trong việc bảo vệ thông tin về chủ nhân, cũng như nhiều thông tin khác của sản phẩm. Tuy nhiên, các nhân viên kinh doanh của sàn đối thủ vẫn tìm đủ trò để có thông tin tiếp cận với chủ nhân sản phẩm để chiếm quyền bán hàng. Nhiều nhân viên kinh doanh của chính sàn có sản phẩm độc quyền, vì lợi ích cá nhân, cũng sẵn sàng “bắn” hồ sơ hoặc những thông tin về sản phẩm độc quyền này ra bên ngoài để ăn phần trăm.
Theo báo cáo của của Bộ Xây dựng, năm 2011, cả nước có 913 sàn giao dịch BĐS. Đến thời điểm hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác cả nước có bao nhiêu sàn giao dịch BĐS. Thế nhưng, với việc hàng loạt sàn giao dịch BĐS đóng cửa thời gian qua, trong khi các sàn giao dịch BĐS còn lại hoạt động theo kiểu dẫm đạp lên nhau. Vì thế, tương lai của hoạt động môi giới BĐS và mô hình sàn giao dịch BĐS tại nhiều địa phương đang quá mờ mịt.
Từ giữ chân khách hàng bằng tiền cọc
Anh Trần Quang Hiển, nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch BĐS trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, khi thị trường BĐS còn sốt, các sàn giao dịch BĐS cạnh tranh nhau quyết liệt trong việc giành được quyền bán sản phẩm nào đó. Một khi đã có hàng để bán, kiểu gì sàn cũng kiếm được lợi nhuận từ vài chục triệu, đến vài trăm triệu đồng tiền chênh, vì người mua khi ấy không thiếu. Nhưng đến thời điểm hiện nay, sản phẩm rao bán quá nhiều, trong khi khách có nhu cầu mua hàng thật sự rất ít, lại cực kỳ khó tính. Vì vậy, vấn đề cốt yếu của các sàn giao dịch là tìm mọi cách ràng buộc khách hàng, để khách hàng không chuyển qua các sàn giao dịch đối thủ. Nếu làm được việc này, khả năng bán được hàng sẽ rất cao.
Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 913 sàn giao dịch BĐS
Anh Hiển tiết lộ một “độc chiêu” giữ chân khách hàng đã được nhiều sàn áp dụng trong thời gian qua. Ấy là việc nhân viên kinh doanh bịa ra một sản phẩm phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng để yêu cầu khách hàng đặt cọc tiền. Sau khi khách đã đặt cọc, nhân viên sẽ thông báo cho khách hàng một tình huống mới là sản phẩm ấy đã được bán cho người khác, hoặc chủ nhân của sản phẩm vừa tăng giá bán, rồi hướng sự quan tâm của khách hàng sang một sản phẩm khác.
Trong trường hợp này, dù rất ấm ức và thất vọng, nhưng nhiều khách hàng không thể chuyển sang sàn giao dịch khác, vì không rút được tiền đặt cọc.
Đến săn hàng độc quyền đại hạ giá
Muốn có được các giao dịch thành công và có nguồn thu lớn, các sàn BĐS bắt buộc phải tìm được những sản phẩm độc quyền. Đó là những sản phẩm đại hạ giá do chủ nhân quá bí bách về tài chính. Nếu có sản phẩm này, việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng. Thậm chí, các sàn còn có thể nâng thêm giá bán để hưởng chênh lệch nếu mức chào bán ban đầu quá thấp.
Anh Nguyễn Văn Lâm, nhân viên kinh doanh thuộc sàn giao dịch BĐS Tấc vàng trên đường Lê Văn Lương cho biết, phần lớn các sản phẩm chào bán đầy rẫy trên các trang mạng rao vặt và tại các sàn BĐS không phù hợp những tiêu chí lựa chọn của khách hàng. Nếu có sản phẩm phù hợp, nhiều khách hàng cũng chỉ coi sàn giao dịch là nơi tham khảo giá và tìm hiểu thông tin sản phẩm, chứ giao dịch thật, khách hàng sẽ tìm đến tận chủ dự án để mua với giá gốc.
Tuy nhiên, với những sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá gốc của chủ đầu tư, lại tiếp tục được chiết khấu cho khách mua hàng, thì thị trường xấu đến mấy, những sản phẩm này vẫn dễ dàng tìm được người mua. Do thanh khoản của những sản phẩm này tốt nên các sàn tìm mọi cách để có được nguồn sản phẩm này. Thậm chí, nhiều nhân viên kinh doanh của các sàn sẵn sàng dùng “mưu sâu” để nẫng sản phẩm này từ tay đối thủ.
Theo anh Lâm, nếu có được nguồn hàng độc quyền, các sàn BĐS thường rất bí mật trong việc bảo vệ thông tin về chủ nhân, cũng như nhiều thông tin khác của sản phẩm. Tuy nhiên, các nhân viên kinh doanh của sàn đối thủ vẫn tìm đủ trò để có thông tin tiếp cận với chủ nhân sản phẩm để chiếm quyền bán hàng. Nhiều nhân viên kinh doanh của chính sàn có sản phẩm độc quyền, vì lợi ích cá nhân, cũng sẵn sàng “bắn” hồ sơ hoặc những thông tin về sản phẩm độc quyền này ra bên ngoài để ăn phần trăm.
Theo báo cáo của của Bộ Xây dựng, năm 2011, cả nước có 913 sàn giao dịch BĐS. Đến thời điểm hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác cả nước có bao nhiêu sàn giao dịch BĐS. Thế nhưng, với việc hàng loạt sàn giao dịch BĐS đóng cửa thời gian qua, trong khi các sàn giao dịch BĐS còn lại hoạt động theo kiểu dẫm đạp lên nhau. Vì thế, tương lai của hoạt động môi giới BĐS và mô hình sàn giao dịch BĐS tại nhiều địa phương đang quá mờ mịt.
Theo ĐTCK