Thị trường bất động sản (BĐS) "đóng băng" khiến các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này lao đao. Để tồn tại, điều các doanh nghiệp BĐS cần làm lúc này là đưa ra chiến lược phù hợp tự cứu mình.
Để cải thiện nguồn vốn trong thời điểm này, các doanh nghiệp bất động sản phải tạo ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Khó trăm bề
Từ nay đến cuối năm, thị trường BĐS vẫn chưa hết khó khăn. Bởi các chuyên gia đều cho rằng, tính thanh khoản rất yếu, doanh nghiệp không có vốn để tiến hành dự án. Và dù có vay được vốn thì lãi suất quá cao,... nhiều doanh nghiệp BĐS đang rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan".
Đại diện Công ty HL - một doanh nghiệp xây dựng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, hồ sơ vay vốn của công ty đã nộp cho ngân hàng xét duyệt. Tuy nhiên, với lãi suất khoảng 20%/năm hiện nay và số tiền cần vay trên 200 tỷ đồng, nếu được xét vay, mỗi tháng công ty trả lãi hàng tỷ đồng. "Dự án chưa có nguồn thu, mỗi tháng phải trả lãi như vậy, doanh nghiệp rất khó khăn để cầm cự" - đại diện công ty này than thở.
Thiếu vốn, không kham nổi lãi suất ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp không thể dừng dự án, do phải đối mặt với nguy cơ bị thu hồi đất. Nhiều dự án đã khởi động, đầu tư tới hàng trăm tỷ đồng, nên không ai muốn phải "đứt gánh giữa đường". Đó chính là cái khó của doanh nghiệp trong việc loay hoay giải bài toán thiếu vốn.
Công ty DT - một doanh nghiệp xây dựng ở quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, công ty chấp nhận "gánh nặng" lãi suất ngân hàng để "đẩy" dự án đúng tiến độ với hy vọng cuối năm thị trường căn hộ "tan băng" và có thể thu hồi vốn sớm. Hiện, công ty vẫn vay cầm chừng, làm đến đâu, vay đến đó để giảm bớt gánh nặng lãi suất.
Theo các chuyên gia BĐS, thị trường đã chạm đáy, khó khăn nối tiếp khó khăn. Các doanh nghiệp xây dựng đang nỗ lực tìm mọi cách để có thể tồn tại. Nhiều công ty đứng trước nguy cơ phá sản vì bế tắc phương án giải quyết.
Tự cứu mình
Để tồn tại, các doanh nghiệp BĐS không thể không thay đổi và khi niềm tin dần được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên cũng là lúc thị trường BĐS chuyển mình phát triển với diện mạo mới.
Về phía doanh nghiệp, ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Him Lam Thủ đô cho rằng, trước những khó khăn như hiện nay, điều cần làm lúc này là mỗi doanh nghiệp phải tự cứu mình. Các doanh nghiệp BĐS cần hiểu rằng lúc này thị trường không thuộc về người bán. Những sản phẩm muốn đưa ra thị trường phải có tính cạnh tranh cao và khác biệt, tạo ra giá trị chuẩn mực về nhà ở mới thu hút được khách hàng.
Theo đại diện Công ty CP Tập đoàn Đất Việt, khái niệm về vận may không thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế khắc nghiệt như hiện nay. Cấu trúc và tái cấu trúc doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách nhằm thích ứng với xu thế hiện tại. Muốn tồn tại và phát triển lâu dài, điều đầu tiên mà doanh nghiệp phải làm là quy hoạch và bố trí lại nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình thực tế và hướng tới tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, xây dựng thương hiệu mạnh, củng cố niềm tin khách hàng.
Theo các chuyên gia, bức tranh chung của thị trường BĐS là sự khó khăn về vốn đến từ các bên, từ chủ đầu tư cho đến người mua. Vì vậy, các doanh nghiệp BĐS cần sử dụng nguồn vốn huy động đúng, hợp lý, tránh đầu tư dàn trải. Nếu cần, các doanh nghiệp có thể liên kết hoặc sáp nhập lại với nhau nhằm tăng năng lực tài chính, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Từ nay đến cuối năm, thị trường BĐS vẫn chưa hết khó khăn. Bởi các chuyên gia đều cho rằng, tính thanh khoản rất yếu, doanh nghiệp không có vốn để tiến hành dự án. Và dù có vay được vốn thì lãi suất quá cao,... nhiều doanh nghiệp BĐS đang rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan".
Đại diện Công ty HL - một doanh nghiệp xây dựng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, hồ sơ vay vốn của công ty đã nộp cho ngân hàng xét duyệt. Tuy nhiên, với lãi suất khoảng 20%/năm hiện nay và số tiền cần vay trên 200 tỷ đồng, nếu được xét vay, mỗi tháng công ty trả lãi hàng tỷ đồng. "Dự án chưa có nguồn thu, mỗi tháng phải trả lãi như vậy, doanh nghiệp rất khó khăn để cầm cự" - đại diện công ty này than thở.
Thiếu vốn, không kham nổi lãi suất ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp không thể dừng dự án, do phải đối mặt với nguy cơ bị thu hồi đất. Nhiều dự án đã khởi động, đầu tư tới hàng trăm tỷ đồng, nên không ai muốn phải "đứt gánh giữa đường". Đó chính là cái khó của doanh nghiệp trong việc loay hoay giải bài toán thiếu vốn.
Công ty DT - một doanh nghiệp xây dựng ở quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, công ty chấp nhận "gánh nặng" lãi suất ngân hàng để "đẩy" dự án đúng tiến độ với hy vọng cuối năm thị trường căn hộ "tan băng" và có thể thu hồi vốn sớm. Hiện, công ty vẫn vay cầm chừng, làm đến đâu, vay đến đó để giảm bớt gánh nặng lãi suất.
Theo các chuyên gia BĐS, thị trường đã chạm đáy, khó khăn nối tiếp khó khăn. Các doanh nghiệp xây dựng đang nỗ lực tìm mọi cách để có thể tồn tại. Nhiều công ty đứng trước nguy cơ phá sản vì bế tắc phương án giải quyết.
Tự cứu mình
Để tồn tại, các doanh nghiệp BĐS không thể không thay đổi và khi niềm tin dần được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên cũng là lúc thị trường BĐS chuyển mình phát triển với diện mạo mới.
Về phía doanh nghiệp, ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Him Lam Thủ đô cho rằng, trước những khó khăn như hiện nay, điều cần làm lúc này là mỗi doanh nghiệp phải tự cứu mình. Các doanh nghiệp BĐS cần hiểu rằng lúc này thị trường không thuộc về người bán. Những sản phẩm muốn đưa ra thị trường phải có tính cạnh tranh cao và khác biệt, tạo ra giá trị chuẩn mực về nhà ở mới thu hút được khách hàng.
Theo đại diện Công ty CP Tập đoàn Đất Việt, khái niệm về vận may không thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế khắc nghiệt như hiện nay. Cấu trúc và tái cấu trúc doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách nhằm thích ứng với xu thế hiện tại. Muốn tồn tại và phát triển lâu dài, điều đầu tiên mà doanh nghiệp phải làm là quy hoạch và bố trí lại nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình thực tế và hướng tới tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, xây dựng thương hiệu mạnh, củng cố niềm tin khách hàng.
Theo các chuyên gia, bức tranh chung của thị trường BĐS là sự khó khăn về vốn đến từ các bên, từ chủ đầu tư cho đến người mua. Vì vậy, các doanh nghiệp BĐS cần sử dụng nguồn vốn huy động đúng, hợp lý, tránh đầu tư dàn trải. Nếu cần, các doanh nghiệp có thể liên kết hoặc sáp nhập lại với nhau nhằm tăng năng lực tài chính, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Theo KTĐT