Mặc dù được kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản, song dưới góc nhìn của người trong cuộc thì việc huy động vốn cho quỹ đầu tư bất động sản trong nước là thách thức không nhỏ cho các công ty quản lý quỹ trong bối cảnh thị trường hiện nay.
TBKTSG Online đã trao đổi với ông David Henry, Giám đốc điều hành quỹ VinaLand của VinaCapital, về vấn đề này.
TBKTSG Online: Nghị định 58 vừa ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho quỹ đầu tư bất động sản trong nước hình thành bên cạnh các quỹ đầu tư nước ngoài. Ông thấy thế nào?
- Ông David Henry: Khi luật pháp ban hành giúp mở ra cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản thì chắc hẳn sẽ tạo nên những tác động tích cực lên tình hình bất động sản hiện tại. Hy vọng sau khi nghị định được ban hành, những nhà đầu tư dù là nhỏ lẻ cũng có thể có cơ hội đưa nhiều vốn hơn vào đầu tư bất động sản, giúp cải thiện thanh khoản và hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Ông nói "chắc hẳn", nghĩa là chưa chắc chắn lắm nghị định này sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản?
- Hiện tại vẫn còn quá sớm để chắc chắn rằng những quỹ đầu tư nội địa sẽ hỗ trợ được gì cho thị trường.
Bao giờ cũng vậy, một cây làm chẳng nên non. Quan điểm của chúng tôi là thị trường bất động sản sẽ có những diễn biến tích cực hơn khi càng có thêm nhiều quỹ tham gia và mang đến tính thanh khoản cho thị trường, điều mà hiện giờ đang rất thiếu.
Tất nhiên cũng phải cần đến những yếu tố khác, ví dụ như lãi suất hạ thấp hơn, giá thuê đất hay chi phí bồi thường phải sát với thực tế... Tất cả những điều đó sẽ giúp cải thiện tình hình thị trường hiện nay.
Vấn đề mà nhiều người quan tâm là nếu thành lập thì quỹ sẽ gọi vốn ra sao trong bối cảnh thị trường hiện nay?
- Trong thời điểm hiện nay, việc gây quỹ tại Việt Nam sẽ rất khó khăn, do các công ty bất động sản Việt Nam đã niêm yết và các quỹ đầu tư trong nước đang kinh doanh không tốt.
Có thể nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn nhận Việt Nam là địa điểm hấp dẫn để đầu tư, nếu họ thấy rằng thị trường bất động sản đã xuống đến đáy, hoặc gần chạm đáy, và thị trường sẽ có các xu hướng tăng trưởng trở lại trong trung hạn hoặc dài dạn.
Theo kinh nghiệm của ông thì thách thức lớn nhất của việc điều hành quỹ đầu tư bất động sản là gì?
Tại Việt Nam, để quản lý tốt một quỹ đầu tư bất động sản, trước hết vẫn phải chú trọng vào địa điểm, địa điểm, và địa điểm.
Một trong những thử thách lớn nhất chúng tôi phải vượt qua là dù cho chúng tôi có nắm trong tay một quỹ đất khá đáng kể để phát triển, chúng tôi vẫn phải xin cấp quyền sử dụng đất và có đủ nguồn lực để thực hiện đầy đủ công tác giải tỏa, đền bù trong thời gian thích hợp để việc xây dựng, phát triển dự án có thể bắt đầu suôn sẻ.
Một khó khăn khác hiện nay là người mua nhà đang thiếu tự tin vào môi trường đầu tư bất động sản nhà ở. Khó khăn thứ ba, cũng không kém phần quan trọng, là chi phí vay nợ hiện đang quá cao, gây ra những cản trở cho cả chủ đầu tư và khách hàng của các dự án nhà ở, do đó đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường.
TBKTSG Online: Nghị định 58 vừa ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho quỹ đầu tư bất động sản trong nước hình thành bên cạnh các quỹ đầu tư nước ngoài. Ông thấy thế nào?
- Ông David Henry: Khi luật pháp ban hành giúp mở ra cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản thì chắc hẳn sẽ tạo nên những tác động tích cực lên tình hình bất động sản hiện tại. Hy vọng sau khi nghị định được ban hành, những nhà đầu tư dù là nhỏ lẻ cũng có thể có cơ hội đưa nhiều vốn hơn vào đầu tư bất động sản, giúp cải thiện thanh khoản và hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Ông nói "chắc hẳn", nghĩa là chưa chắc chắn lắm nghị định này sẽ tác động tích cực lên thị trường bất động sản?
- Hiện tại vẫn còn quá sớm để chắc chắn rằng những quỹ đầu tư nội địa sẽ hỗ trợ được gì cho thị trường.
Bao giờ cũng vậy, một cây làm chẳng nên non. Quan điểm của chúng tôi là thị trường bất động sản sẽ có những diễn biến tích cực hơn khi càng có thêm nhiều quỹ tham gia và mang đến tính thanh khoản cho thị trường, điều mà hiện giờ đang rất thiếu.
Tất nhiên cũng phải cần đến những yếu tố khác, ví dụ như lãi suất hạ thấp hơn, giá thuê đất hay chi phí bồi thường phải sát với thực tế... Tất cả những điều đó sẽ giúp cải thiện tình hình thị trường hiện nay.
Vấn đề mà nhiều người quan tâm là nếu thành lập thì quỹ sẽ gọi vốn ra sao trong bối cảnh thị trường hiện nay?
- Trong thời điểm hiện nay, việc gây quỹ tại Việt Nam sẽ rất khó khăn, do các công ty bất động sản Việt Nam đã niêm yết và các quỹ đầu tư trong nước đang kinh doanh không tốt.
Có thể nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn nhận Việt Nam là địa điểm hấp dẫn để đầu tư, nếu họ thấy rằng thị trường bất động sản đã xuống đến đáy, hoặc gần chạm đáy, và thị trường sẽ có các xu hướng tăng trưởng trở lại trong trung hạn hoặc dài dạn.
Theo kinh nghiệm của ông thì thách thức lớn nhất của việc điều hành quỹ đầu tư bất động sản là gì?
Tại Việt Nam, để quản lý tốt một quỹ đầu tư bất động sản, trước hết vẫn phải chú trọng vào địa điểm, địa điểm, và địa điểm.
Một trong những thử thách lớn nhất chúng tôi phải vượt qua là dù cho chúng tôi có nắm trong tay một quỹ đất khá đáng kể để phát triển, chúng tôi vẫn phải xin cấp quyền sử dụng đất và có đủ nguồn lực để thực hiện đầy đủ công tác giải tỏa, đền bù trong thời gian thích hợp để việc xây dựng, phát triển dự án có thể bắt đầu suôn sẻ.
Một khó khăn khác hiện nay là người mua nhà đang thiếu tự tin vào môi trường đầu tư bất động sản nhà ở. Khó khăn thứ ba, cũng không kém phần quan trọng, là chi phí vay nợ hiện đang quá cao, gây ra những cản trở cho cả chủ đầu tư và khách hàng của các dự án nhà ở, do đó đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường.
Theo TBKTSG Online