Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư BĐS…
Dự thảo bao gồm 4 chương và 47 Điều, quy định rõ về việc huy động vốn, thành lập, quản lý và giám sát hoạt động của quỹ đầu tư BĐS, Cty đầu tư chứng khoán bất động sản. Quỹ đầu tư BĐS là quỹ đóng, thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng và không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư, với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư tối thiểu 65% tài sản của quỹ vào BĐS để cho thuê.
Ông Vũ Bằng- Chủ tịch UBCK Nhà nước cho biết, Cty đầu tư chứng khoán BĐS được tổ chức dưới hình thức Cty cổ phần theo quy định của pháp luật về DN. Vốn tối thiếu của Cty đầu tư chứng khoán BĐS là 50 tỉ đồng, có tối thiểu 100 cổ đông, do một Cty quản lý quỹ quản lý, tài sản lưu ký tại ngân hàng giám sát... Quỹ đầu tư BĐS được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng để huy động vốn lập quỹ và phát hành thêm để tăng vốn.
Theo quy định việc bắt buộc niêm yết tại Sở giao dịch đối với cả Quỹ đầu tư BĐS và Cty đầu tư chứng khoán BĐS. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ, Cty quản lý quỹ phải hoàn tất hồ sơ và niêm yết chứng chỉ quỹ tại Sở GDCK.
Quỹ đầu tư BĐS được đầu tư vào tiền gửi, ngoại tệ, giấy tờ có giá, trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Chính quyền địa phương, cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu OTC, trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành, chứng khoán phái sinh nhưng tổng các khoản đầu tư này không quá 35% giá trị tài sản ròng của quỹ. Quỹ phải đầu tư tối thiểu 65% và tối đa 100% giá trị tài sản ròng...
Các BĐS đủ điều kiện như sau: là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành, nếu BĐS đang trong quá trình xây dựng, quỹ chỉ dược đầu tư nếu có hợp đồng giao dịch với khách hàng tiềm năng, đảm bảo BĐS có thể bán được hoặc có thể sử dụng ngay sau khi hoàn tất, dự án đúng tiến độ tính đến thời điểm quỹ tham gia góp vốn, tổng giá trị các dự án BĐS trong quá trình xây dựng không quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ... Cty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư bất động sản và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ định kỳ tối thiểu một tuần một lần, trong đó giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản có trong danh mục.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hùng - Giám đốc Cty Xây dựng Phát triển Đô thị, việc cho ra đời các quỹ đầu tư BĐS một mặt sẽ đa dạng hóa mô hình đầu tư của các Cty quản lý quỹ cũng như tạo một sân chơi mới cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi không đủ tiền mua BĐS thì có thể mua các chứng chỉ quỹ của Cty quản lý quỹ BĐS. Ngoài ra nó sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS cho thuê nếu các quỹ đổ vốn vào đây, nhất là nguồn vốn ngoại (không giới hạn tỉ lệ sở hữu của khối ngoại). Đồng thời việc ra đời quỹ này cũng cứu nguy cho thị trường BĐS hiện đang đóng băng, giúp giải phóng lượng hàng tồn kho lớn của các DN. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền sở hữu cổ phiếu của các DN niêm yết hiện nay.
Tuy nhiên, việc thành lập các quỹ đầu tư BĐS và Cty đầu tư chứng khoán BĐS cần có ngân hàng giám sát và tổ chức thẩm định giá… Có như vậy mới tạo được sự minh bạch khi các tổ chức đầu tư ngoại, nhà đầu tư ngoài nước đầu tư vào Quỹ BĐS và Cty chứng khoán BĐS.
Ông Vũ Bằng- Chủ tịch UBCK Nhà nước cho biết, Cty đầu tư chứng khoán BĐS được tổ chức dưới hình thức Cty cổ phần theo quy định của pháp luật về DN. Vốn tối thiếu của Cty đầu tư chứng khoán BĐS là 50 tỉ đồng, có tối thiểu 100 cổ đông, do một Cty quản lý quỹ quản lý, tài sản lưu ký tại ngân hàng giám sát... Quỹ đầu tư BĐS được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng để huy động vốn lập quỹ và phát hành thêm để tăng vốn.
Theo quy định việc bắt buộc niêm yết tại Sở giao dịch đối với cả Quỹ đầu tư BĐS và Cty đầu tư chứng khoán BĐS. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ, Cty quản lý quỹ phải hoàn tất hồ sơ và niêm yết chứng chỉ quỹ tại Sở GDCK.
Quỹ đầu tư BĐS được đầu tư vào tiền gửi, ngoại tệ, giấy tờ có giá, trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Chính quyền địa phương, cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu OTC, trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành, chứng khoán phái sinh nhưng tổng các khoản đầu tư này không quá 35% giá trị tài sản ròng của quỹ. Quỹ phải đầu tư tối thiểu 65% và tối đa 100% giá trị tài sản ròng...
Các BĐS đủ điều kiện như sau: là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành, nếu BĐS đang trong quá trình xây dựng, quỹ chỉ dược đầu tư nếu có hợp đồng giao dịch với khách hàng tiềm năng, đảm bảo BĐS có thể bán được hoặc có thể sử dụng ngay sau khi hoàn tất, dự án đúng tiến độ tính đến thời điểm quỹ tham gia góp vốn, tổng giá trị các dự án BĐS trong quá trình xây dựng không quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ... Cty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư bất động sản và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ định kỳ tối thiểu một tuần một lần, trong đó giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị thị trường các tài sản có trong danh mục.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hùng - Giám đốc Cty Xây dựng Phát triển Đô thị, việc cho ra đời các quỹ đầu tư BĐS một mặt sẽ đa dạng hóa mô hình đầu tư của các Cty quản lý quỹ cũng như tạo một sân chơi mới cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi không đủ tiền mua BĐS thì có thể mua các chứng chỉ quỹ của Cty quản lý quỹ BĐS. Ngoài ra nó sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS cho thuê nếu các quỹ đổ vốn vào đây, nhất là nguồn vốn ngoại (không giới hạn tỉ lệ sở hữu của khối ngoại). Đồng thời việc ra đời quỹ này cũng cứu nguy cho thị trường BĐS hiện đang đóng băng, giúp giải phóng lượng hàng tồn kho lớn của các DN. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền sở hữu cổ phiếu của các DN niêm yết hiện nay.
Tuy nhiên, việc thành lập các quỹ đầu tư BĐS và Cty đầu tư chứng khoán BĐS cần có ngân hàng giám sát và tổ chức thẩm định giá… Có như vậy mới tạo được sự minh bạch khi các tổ chức đầu tư ngoại, nhà đầu tư ngoài nước đầu tư vào Quỹ BĐS và Cty chứng khoán BĐS.
Theo DĐDN