Ngày 27/11, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã có văn bản tổng hợp ý kiến của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 6, HĐND TP khóa XIII khai mạc vào đầu tuần tới. Trong số 182 kiến nghị, đề xuất, vẫn nóng với các vấn đề quản lý đô thị, đất đai, quy hoạch…
Thu hồi đất còn nhiều băn khoăn
Vấn đề quản lý đất đai, GPMB, quy hoạch vẫn là những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều đề xuất với HĐND TP. Quanh vấn đề đất giãn dân, cử tri huyện Quốc Oai mong muốn TP xem xét việc quy định về diện tích cấp đất ở giãn dân hiện nay không phù hợp với vùng nông thôn, những hộ dân đang ở với diện tích trên 180m2 không được cấp đất giãn cư sẽ không đảm bảo để một hộ gia đình sinh sống, vì hộ dân nông nghiệp phải có sân phơi, chuồng chăn nuôi…
Việc cấp phép xây dựng được cử tri quận Long Biên phản ánh là quá phức tạp, nhất là xin chỉ giới quy hoạch đối với các dự án; việc xin phép xây dựng công trình nhà dân, TP nên chỉ đạo các ban ngành nghiên cứu, tinh giản các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho dân.
Giải phóng mặt bằng chậm, đền bù chưa sát giá thị trường… được cử tri nhiều quận, huyện đề cập. Cử tri quận Ba Đình nêu ví dụ, việc GPMB dự án đường Vành đai 2, Kim Mã - Núi Trúc, Trần Phú - Kim Mã chưa sát với giá thị trường gây thiệt thòi cho người bị thu hồi đất. Cử tri quận Long Biên kiến nghị TP nên xem xét, nghiên cứu và áp dụng các cơ chế, chính sách GPMB cho phù hợp với địa phương như chính sách bồi thường đất nông nghiệp phải như nhau, thay vì mỗi vị trí một giá, gây khiếu kiện. Tại huyện Từ Liêm còn xảy ra tình trạng như địa bàn xã Tây Mỗ khi thu thuế thì tính giá đất ven đô thị nhưng khi bồi thường, GPMB lại tính đất nông thôn.
Bên cạnh đó, những vấn đề hậu thu hồi đất vẫn còn rất "nóng" bởi chất lượng nhà tái định cư không đảm bảo, giá cao. Cử tri quận Long Biên đề nghị TP xem xét việc người dân tại khu vực bị thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị Việt Hưng đã nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng chính sách xã hội gì như đào tạo nghề, tăng thêm việc làm, hỗ trợ vay vốn ngân sách để kinh doanh...
Đưa đất bỏ hoang vào sử dụng hiệu quả
Một vấn đề không mới nhưng luôn được nhắc đến tại hầu hết các cuộc tiếp xúc cử tri là đất để hoang nhiều, trong khi lại thiếu địa điểm xây trường học, nhà văn hóa... Vì vậy, nhiều cử tri ở các quận, huyện kiến nghị TP nên thu hồi, chuyển mục đích sử dụng những khu đất ấy. Cử tri quận Hai Bà Trưng đưa ra nhiều dẫn chứng như 1.000m2 đất tại địa điểm nhà trẻ số 5 Lương Yên; đất nông nghiệp tại HTX Đông Ba (phường Trương Định) hiện đang để hoang, 10 năm nay không sử dụng, trong khi lại đang thiếu địa điểm để xây dựng nhà văn hóa. Cử tri quận Đống Đa rất bức xúc bởi khu đất tại bãi rác Thành Công, khu đất của Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp bỏ hoang quá lâu, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, lấn chiếm, xây dựng trái phép. Đồng thời, đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng của lô đất hơn 3.000m2 Ao cá con để xây dựng trường mầm non Phương Liệt; thu hồi căn nhà 110 Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám đang bị bỏ trống để xây dựng trường học…
Cử tri quận Ba Đình tiếp tục đề nghị TP xem xét lại quy hoạch Công viên hồ Thành Công, vì hiện nay có quá nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng xung quanh khiến khuôn viên của hồ bị thu hẹp. Với việc quản lý đô thị, cử tri quận Hoàn Kiếm cho rằng: Hiện nay, trên địa bàn quận nhiều tuyến phố văn minh đô thị có vỉa hè rộng, nhưng do quy định không được để xe trên vỉa hè nên nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn để xe lộn xộn gây mất mỹ quan đường phố. Đề nghị TP nghiên cứu phương án đối với những tuyến phố có vỉa hè rộng trên 3,5m cho phép được kẻ vạch, xác định ranh giới để người dân để xe cho gọn gàng, đảm bảo trật tự đô thị.
Cùng với đó, các cử tri cũng đưa ra rất nhiều vấn đề khác như ứng vốn cho xây dựng nông thôn mới, tiến độ cấp sổ đỏ, hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản, khai thác cát tại lòng sông Hồng gây sạt lở… Đặc biệt, cử tri quận Cầu Giấy cho rằng, cần có các biện pháp để bảo vệ người chống tham nhũng một cách tích cực. Bởi hiện nay tại phường Nghĩa Đô xảy ra việc gọi điện, ném chất thải vào nhà, gửi vòng hoa đến viếng người đang sống… để đe dọa người tố cáo tham nhũng.
Vấn đề quản lý đất đai, GPMB, quy hoạch vẫn là những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều đề xuất với HĐND TP. Quanh vấn đề đất giãn dân, cử tri huyện Quốc Oai mong muốn TP xem xét việc quy định về diện tích cấp đất ở giãn dân hiện nay không phù hợp với vùng nông thôn, những hộ dân đang ở với diện tích trên 180m2 không được cấp đất giãn cư sẽ không đảm bảo để một hộ gia đình sinh sống, vì hộ dân nông nghiệp phải có sân phơi, chuồng chăn nuôi…
Ảnh minh họa.
Việc cấp phép xây dựng được cử tri quận Long Biên phản ánh là quá phức tạp, nhất là xin chỉ giới quy hoạch đối với các dự án; việc xin phép xây dựng công trình nhà dân, TP nên chỉ đạo các ban ngành nghiên cứu, tinh giản các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho dân.
Giải phóng mặt bằng chậm, đền bù chưa sát giá thị trường… được cử tri nhiều quận, huyện đề cập. Cử tri quận Ba Đình nêu ví dụ, việc GPMB dự án đường Vành đai 2, Kim Mã - Núi Trúc, Trần Phú - Kim Mã chưa sát với giá thị trường gây thiệt thòi cho người bị thu hồi đất. Cử tri quận Long Biên kiến nghị TP nên xem xét, nghiên cứu và áp dụng các cơ chế, chính sách GPMB cho phù hợp với địa phương như chính sách bồi thường đất nông nghiệp phải như nhau, thay vì mỗi vị trí một giá, gây khiếu kiện. Tại huyện Từ Liêm còn xảy ra tình trạng như địa bàn xã Tây Mỗ khi thu thuế thì tính giá đất ven đô thị nhưng khi bồi thường, GPMB lại tính đất nông thôn.
Bên cạnh đó, những vấn đề hậu thu hồi đất vẫn còn rất "nóng" bởi chất lượng nhà tái định cư không đảm bảo, giá cao. Cử tri quận Long Biên đề nghị TP xem xét việc người dân tại khu vực bị thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị Việt Hưng đã nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng chính sách xã hội gì như đào tạo nghề, tăng thêm việc làm, hỗ trợ vay vốn ngân sách để kinh doanh...
Đưa đất bỏ hoang vào sử dụng hiệu quả
Một vấn đề không mới nhưng luôn được nhắc đến tại hầu hết các cuộc tiếp xúc cử tri là đất để hoang nhiều, trong khi lại thiếu địa điểm xây trường học, nhà văn hóa... Vì vậy, nhiều cử tri ở các quận, huyện kiến nghị TP nên thu hồi, chuyển mục đích sử dụng những khu đất ấy. Cử tri quận Hai Bà Trưng đưa ra nhiều dẫn chứng như 1.000m2 đất tại địa điểm nhà trẻ số 5 Lương Yên; đất nông nghiệp tại HTX Đông Ba (phường Trương Định) hiện đang để hoang, 10 năm nay không sử dụng, trong khi lại đang thiếu địa điểm để xây dựng nhà văn hóa. Cử tri quận Đống Đa rất bức xúc bởi khu đất tại bãi rác Thành Công, khu đất của Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp bỏ hoang quá lâu, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, lấn chiếm, xây dựng trái phép. Đồng thời, đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng của lô đất hơn 3.000m2 Ao cá con để xây dựng trường mầm non Phương Liệt; thu hồi căn nhà 110 Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám đang bị bỏ trống để xây dựng trường học…
Cử tri quận Ba Đình tiếp tục đề nghị TP xem xét lại quy hoạch Công viên hồ Thành Công, vì hiện nay có quá nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng xung quanh khiến khuôn viên của hồ bị thu hẹp. Với việc quản lý đô thị, cử tri quận Hoàn Kiếm cho rằng: Hiện nay, trên địa bàn quận nhiều tuyến phố văn minh đô thị có vỉa hè rộng, nhưng do quy định không được để xe trên vỉa hè nên nhiều hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn để xe lộn xộn gây mất mỹ quan đường phố. Đề nghị TP nghiên cứu phương án đối với những tuyến phố có vỉa hè rộng trên 3,5m cho phép được kẻ vạch, xác định ranh giới để người dân để xe cho gọn gàng, đảm bảo trật tự đô thị.
Cùng với đó, các cử tri cũng đưa ra rất nhiều vấn đề khác như ứng vốn cho xây dựng nông thôn mới, tiến độ cấp sổ đỏ, hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản, khai thác cát tại lòng sông Hồng gây sạt lở… Đặc biệt, cử tri quận Cầu Giấy cho rằng, cần có các biện pháp để bảo vệ người chống tham nhũng một cách tích cực. Bởi hiện nay tại phường Nghĩa Đô xảy ra việc gọi điện, ném chất thải vào nhà, gửi vòng hoa đến viếng người đang sống… để đe dọa người tố cáo tham nhũng.
Theo KTĐT