Lý giải cho việc chấp thuận xây bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất lãnh đạo TP Hà Nội nói: do thiếu quỹ đất. Tuy nhiên, nếu thiếu thì hàng trăm héc ta đất công tại sao đang bị thả nổi, bị sử dụng sai mục đích?
Bị thu hồi vẫn cho thuê
Do không cho thuê trái phép hoặc sử dụng không đúng quy hoạch nên sau khi rà soát đầu tháng 7 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội đề nghị UBND TP thu hồi hơn 800 ha đất sử dụng không đúng mục đích của 10 doanh nghiệp (DN) lớn trên địa bàn Thủ đô.
Sau gần 5 tháng Sở TN-MT ra đề nghị này, thực trạng các khu đất sử dụng không đúng mục đích vẫn không có chuyển biến, nhiều khu còn bị cho thuê để DN cải tạo, chuyển mục đích sử dụng.
Với diện tích 23.742 m2 trên phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), khu đất mà Nhà máy cơ khí công trình Hà Nội đang sử dụng tại số 199 được xem là một trong những khu đất vàng ở Thủ đô.
Đến nay, nó vẫn được Nhà máy cơ khí công trình Hà Nội sử dụng, các phần đất mặt tiền phố Minh Khai đang cho một số đơn vị thuê.
Được cấp để phục vụ các hoạt động của ngành đường sắt, nhưng Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - Tổng Cty Đường sắt Việt Nam đã cắt hơn 1.500m2 đất tại số 583 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) cho siêu thị Fivimart thuê.
Ngoài siêu thị Fivimart vẫn hoạt động nhộn nhịp, tại đây còn có thêm một siêu thị ô tô... Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, quy hoạch cũng xảy ra với khu đất của các DN như Cty CP thiết bị Giáo dục I, số 64 Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân), Cty CP cầu 5 Thăng Long tại khu bờ bắc sông Hồng thuộc (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên); Tổng Cty Vàng Agribank tại cụm công nghiệp Duyên Thái, huyện Thường Tín...
Chiều qua đại diện Phòng TN-MT, UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi có đề nghị trên, UBND TP đã giao cho Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các sở ngành, quận huyện liên quan rà soát, triển khai việc thu hồi và báo cáo UBND TP trong thời gian sớm nhất. Hiện Sở TN-MT đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc kiểm đếm, thống kê...
Bãi đỗ xe bị biến tướng
Trước tình trạng thiếu bãi đỗ xe năm 2003 UBND TP Hà Nội có Quyết định số 165 phê duyệt hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn TP. Ngoài các bãi đỗ xe ở ngoại thành, trong khu vực các quận nội thành cũng có 34 dự án bãi đỗ xe phục vụ người dân được bố trí theo các tuyến phố lớn.
Cụ thể, quận Hoàn Kiếm: 7 dự án, Hai Bà Trưng: 8 dự án, Đống Đa: 5 dự án, Ba Đình: 7 dự án, Tây Hồ: 3 dự án, Thanh Xuân: 2 dự án, Cầu Giấy: 3 dự án.
Với mục tiêu giảm áp lực về nhu cầu đỗ xe tại hệ thống các điểm đỗ ở lòng đường, vỉa hè và tiến tới không sử dụng các điểm đỗ có ảnh hướng xấu tới giao thông, đặc biệt từ đường vành đai 3 trở vào, 34 dự án này được ấn định thời gian thực hiện từ năm 2004 đến 2010.
Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Tiền Phong đến nay, 34 dự án bãi đỗ xe này vẫn chưa có dự án nào hoàn thành. Và nhiều bãi đỗ xe đã bị biến thành siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, như dự án bãi đỗ xe tại mặt bằng XN Xe đạp VIHA, phố Tràng Thi, dự án bãi đỗ xe tại Xí nghiệp Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm); dự án bãi đỗ xe tại XN Ô tô V75, đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng)...
Trong khi nhiều bãi đỗ xe theo quy hoạch không thực hiện được thì vừa qua hết cấp phép dưới lòng đường, UBND TP Hà Nội lại chấp thuận cho xây bãi đỗ xe trong công viên.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển,Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội hiện không thiếu đất để xây bãi đỗ xe. Không tính hơn 800 ha đất đang bị sử dụng sai mục đích, chỉ cần TP Hà Nội thực hiện triệt để dự án các bãi đỗ xe theo QĐ 165 được Viện Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng) lập năm 2003 thì nhu cầu đỗ xe của người Hà Nội tại nội đô cơ bản được đáp ứng.
“Việc UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận cho triển khai dự án bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất là biện pháp chữa cháy cho các bãi đỗ xe đã quy hoạch nhưng bị biến tướng”, ông Khiển nhấn mạnh.
Do không cho thuê trái phép hoặc sử dụng không đúng quy hoạch nên sau khi rà soát đầu tháng 7 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội đề nghị UBND TP thu hồi hơn 800 ha đất sử dụng không đúng mục đích của 10 doanh nghiệp (DN) lớn trên địa bàn Thủ đô.
Sau gần 5 tháng Sở TN-MT ra đề nghị này, thực trạng các khu đất sử dụng không đúng mục đích vẫn không có chuyển biến, nhiều khu còn bị cho thuê để DN cải tạo, chuyển mục đích sử dụng.
Với diện tích 23.742 m2 trên phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), khu đất mà Nhà máy cơ khí công trình Hà Nội đang sử dụng tại số 199 được xem là một trong những khu đất vàng ở Thủ đô.
Đến nay, nó vẫn được Nhà máy cơ khí công trình Hà Nội sử dụng, các phần đất mặt tiền phố Minh Khai đang cho một số đơn vị thuê.
Được cấp để phục vụ các hoạt động của ngành đường sắt, nhưng Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - Tổng Cty Đường sắt Việt Nam đã cắt hơn 1.500m2 đất tại số 583 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) cho siêu thị Fivimart thuê.
Ngoài siêu thị Fivimart vẫn hoạt động nhộn nhịp, tại đây còn có thêm một siêu thị ô tô... Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, quy hoạch cũng xảy ra với khu đất của các DN như Cty CP thiết bị Giáo dục I, số 64 Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân), Cty CP cầu 5 Thăng Long tại khu bờ bắc sông Hồng thuộc (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên); Tổng Cty Vàng Agribank tại cụm công nghiệp Duyên Thái, huyện Thường Tín...
Chiều qua đại diện Phòng TN-MT, UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi có đề nghị trên, UBND TP đã giao cho Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các sở ngành, quận huyện liên quan rà soát, triển khai việc thu hồi và báo cáo UBND TP trong thời gian sớm nhất. Hiện Sở TN-MT đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc kiểm đếm, thống kê...
Bãi đỗ xe bị biến tướng
Khu đất của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm tại số 583 Nguyễn Văn Cừ mặt tiền trở thành siêu thị Fivimart.
Trước tình trạng thiếu bãi đỗ xe năm 2003 UBND TP Hà Nội có Quyết định số 165 phê duyệt hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn TP. Ngoài các bãi đỗ xe ở ngoại thành, trong khu vực các quận nội thành cũng có 34 dự án bãi đỗ xe phục vụ người dân được bố trí theo các tuyến phố lớn.
Cụ thể, quận Hoàn Kiếm: 7 dự án, Hai Bà Trưng: 8 dự án, Đống Đa: 5 dự án, Ba Đình: 7 dự án, Tây Hồ: 3 dự án, Thanh Xuân: 2 dự án, Cầu Giấy: 3 dự án.
Với mục tiêu giảm áp lực về nhu cầu đỗ xe tại hệ thống các điểm đỗ ở lòng đường, vỉa hè và tiến tới không sử dụng các điểm đỗ có ảnh hướng xấu tới giao thông, đặc biệt từ đường vành đai 3 trở vào, 34 dự án này được ấn định thời gian thực hiện từ năm 2004 đến 2010.
Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Tiền Phong đến nay, 34 dự án bãi đỗ xe này vẫn chưa có dự án nào hoàn thành. Và nhiều bãi đỗ xe đã bị biến thành siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, như dự án bãi đỗ xe tại mặt bằng XN Xe đạp VIHA, phố Tràng Thi, dự án bãi đỗ xe tại Xí nghiệp Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm); dự án bãi đỗ xe tại XN Ô tô V75, đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng)...
Trong khi nhiều bãi đỗ xe theo quy hoạch không thực hiện được thì vừa qua hết cấp phép dưới lòng đường, UBND TP Hà Nội lại chấp thuận cho xây bãi đỗ xe trong công viên.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển,Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội hiện không thiếu đất để xây bãi đỗ xe. Không tính hơn 800 ha đất đang bị sử dụng sai mục đích, chỉ cần TP Hà Nội thực hiện triệt để dự án các bãi đỗ xe theo QĐ 165 được Viện Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng) lập năm 2003 thì nhu cầu đỗ xe của người Hà Nội tại nội đô cơ bản được đáp ứng.
“Việc UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận cho triển khai dự án bãi đỗ xe trong công viên Thống Nhất là biện pháp chữa cháy cho các bãi đỗ xe đã quy hoạch nhưng bị biến tướng”, ông Khiển nhấn mạnh.
Theo Tiền phong