Liên quan đến dự án Luật Xây dựng (sửa đổi), phóng viên ANTĐ đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.
Quy định hiện hành về việc cấp phép xây dựng còn nhiều bất cập, dễ nảy sinh tiêu cực
- PV: Hiện có quá nhiều dạng chủ đầu tư, thậm chí có cả nhà thơ, bác sỹ cũng trở thành chủ dự án. Thưa Bộ trưởng, vai trò kiểm soát của Nhà nước ở lĩnh vực xây dựng được khẳng định như thế nào?
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Đây là một trong những nguyên nhân gây thất thoát và kém hậu quả. Theo Luật Xây dựng hiện hành, ai sử dụng công trình thì người đó là chủ đầu tư và có quyền thành lập Ban quản lý công trình. Lĩnh vực này chỉ phù hợp với các nguồn vốn ngoài Nhà nước. Đối với nguồn vốn Nhà nước thì không phù hợp, nên phải khắc phục tình trạng này.
- Chúng ta sẽ khắc phục tình trạng trên theo hướng nào?
- Chúng ta có quá ít người đủ năng lực để quản lý đầu tư, kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng. Khi phải chia ra nhiều Ban quản lý, chắc chắn chất lượng của mỗi ban sẽ rất thấp. Mặt khác, các ban này chỉ tồn tại khi công trình còn và khi xây dựng xong công trình, ban cũng giải thể. Đây là nguyên nhân chính, dẫn đến trách nhiệm của các ban dạng này không cao. Để khắc phục, Luật Xây dựng sửa đổi yêu cầu thành lập các Ban quản lý chuyên nghiệp, góp phần tăng chất lượng, năng lực và trách nhiệm của Ban quản lý. Các ban này phải có trách nhiệm đến cùng với chất lượng công trình, ngay cả khi công trình được xây dựng xong, đưa vào khai thác sử dụng.
- Người dân còn phàn nàn về cấp phép xây dựng, Bộ trưởng đánh giá vấn đề này ra sao?
- Cấp phép xây dựng là yêu cầu bắt buộc, bởi công trình xây dựng không chỉ đầu tư nhiều tiền, mà còn mất nhiều thời gian thi công. Vốn lớn, thời gian kéo dài và nếu có sự cố thì công trình sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thậm chí thiệt hại đến tính mạng. Ngoài ra, vấn đề này còn liên quan đến đất đai. Nếu xây dựng không đúng phần đất của mình, cố tình vi phạm thì còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Do vậy, việc cấp phép là bắt buộc, nhưng không phải công trình nào cũng cấp phép.
Song, những công trình nhà dân ở đô thị phải theo quy hoạch, phải có kiểu dáng kiến trúc để đảm bảo mỹ quan đô thị và không làm ảnh hưởng đến công trình xung quanh. Do đó, các điều kiện cấp phép là bắt buộc, nhưng không được gây phiền hà cho dân và phải đảm bảo có đủ điều kiện là cấp phép. Luật Xây dựng (sửa đổi) lần này giải quyết vấn đề như vậy.
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Đây là một trong những nguyên nhân gây thất thoát và kém hậu quả. Theo Luật Xây dựng hiện hành, ai sử dụng công trình thì người đó là chủ đầu tư và có quyền thành lập Ban quản lý công trình. Lĩnh vực này chỉ phù hợp với các nguồn vốn ngoài Nhà nước. Đối với nguồn vốn Nhà nước thì không phù hợp, nên phải khắc phục tình trạng này.
- Chúng ta sẽ khắc phục tình trạng trên theo hướng nào?
- Chúng ta có quá ít người đủ năng lực để quản lý đầu tư, kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng. Khi phải chia ra nhiều Ban quản lý, chắc chắn chất lượng của mỗi ban sẽ rất thấp. Mặt khác, các ban này chỉ tồn tại khi công trình còn và khi xây dựng xong công trình, ban cũng giải thể. Đây là nguyên nhân chính, dẫn đến trách nhiệm của các ban dạng này không cao. Để khắc phục, Luật Xây dựng sửa đổi yêu cầu thành lập các Ban quản lý chuyên nghiệp, góp phần tăng chất lượng, năng lực và trách nhiệm của Ban quản lý. Các ban này phải có trách nhiệm đến cùng với chất lượng công trình, ngay cả khi công trình được xây dựng xong, đưa vào khai thác sử dụng.
- Người dân còn phàn nàn về cấp phép xây dựng, Bộ trưởng đánh giá vấn đề này ra sao?
- Cấp phép xây dựng là yêu cầu bắt buộc, bởi công trình xây dựng không chỉ đầu tư nhiều tiền, mà còn mất nhiều thời gian thi công. Vốn lớn, thời gian kéo dài và nếu có sự cố thì công trình sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thậm chí thiệt hại đến tính mạng. Ngoài ra, vấn đề này còn liên quan đến đất đai. Nếu xây dựng không đúng phần đất của mình, cố tình vi phạm thì còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Do vậy, việc cấp phép là bắt buộc, nhưng không phải công trình nào cũng cấp phép.
Song, những công trình nhà dân ở đô thị phải theo quy hoạch, phải có kiểu dáng kiến trúc để đảm bảo mỹ quan đô thị và không làm ảnh hưởng đến công trình xung quanh. Do đó, các điều kiện cấp phép là bắt buộc, nhưng không được gây phiền hà cho dân và phải đảm bảo có đủ điều kiện là cấp phép. Luật Xây dựng (sửa đổi) lần này giải quyết vấn đề như vậy.
Theo ANTĐ