Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra gói tín dụng Liên kết 4 nhà.
Theo phân tích của ông Phạm Quang Tùng, phó tổng giám đốc BIDV, gói tín dụng này là sự liên kết của 4 bên bao gồm: Chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng.
Được hỗ trợ 6.000 tỉ, thị trường bất động sản có khởi sắc?
Cũng theo vị lãnh đạo này, BIDV sẽ kết hợp với Bộ Xây dựng để triển khai gói tín dụng đối với các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân đang gặp khó khăn về vốn. Ngân hàng sẽ tính lãi suất thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại để hoàn thiện dự án, sớm đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. BIDV cũng sẽ tài trợ cho các bên nhà thầu, chủ đầu tư, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà giúp tiết giảm chi phí, xây dựng căn hộ với giá rẻ nhất. Gói tín dụng này khoảng 2.000 tỉ đồng, thí điểm ở một số dự án tại TP.HCM và Hà Nội, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng.
Gói thứ 2 là hỗ trợ đầu ra cho thị trường bất động sản. Cụ thể là BIDV dành 4.000 tỉ đồng tài trợ cho người mua nhà. Khách hàng có thể vay 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm. Có thể vay sửa nhà, mua nhà, cho thuê, thậm chí là đầu tư. Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên, chưa gồm các ưu đãi của chủ đầu tư cho khách hàng về chiết khấu, tặng nội thất.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng, gói dịch vụ nhà thu nhập thấp rơi vào tình trạng ế ẩm nặng, việc chi 6.000 tỉ đồng của BIDV khiến nhiều người e ngại. Thực tế cho thấy, nhà thu nhập thấp được xây nhiều và được đông đảo người có nhu cầu khấp khởi mong chờ. Song vì cố giữ giá nên đầu ra thị trường này cũng vô cùng khó khăn. Điều này khiến không ít nhà thầu phải long đong, sống dở, chết dở.
Việc chi 6.000 tỉ đồng giống như một giải pháp ngắn hạn nhằm khắc phục tình trạng ế ẩm cho dịch vụ này. Tuy nhiên, những nghịch lí tồn tại trước mắt khiến các doanh nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn an tâm với phương án mới. Khoảng thời gian gần đây, chung cư Hà Nội đã giảm giá đến 50% so với thời hoàng kim nhưng vẫn ế ẩm. Ngược lại, nhà tại các dự án dành cho người thu nhập thấp ngay từ đầu bị kêu là đắt đỏ, khó bán, vẫn "cố thủ" giữ giá. Nhiều ý kiến cho rằng, tính toán kỹ thì nhà thu nhập thấp hiện tại còn đắt hơn cả nhà chung cư. Thực trạng ấy khiến người mua dù có nhu cầu rất cao về nhà ở cũng dè dặt,không dám tiến tới.
Bên cạnh đó, tiêu chí về lãi suất mà BIDV đưa ra trong giải pháp này cũng khiến không ít chuyên gia kinh tế lo ngại. Mức lãi suất đưa ra dù được ngân hàng cho là hỗ trợ người mua nhà thu nhập thấp nhưng lại vẫn cao hơn mức thu nhập trung bình của họ. Liệu với con số như thế, người mua có đủ điều kiện để sở hữu một ngôi nhà mới. Nhiều ý kiến cho rằng, tính lãi như thế BIDV đang làm khó chính khách hàng của mình?!
Chạy theo lãi cũng toát mồ hôi
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: "Gói tín dụng này thiên về việc kích cầu, tức là kích thích người mua. Tuy nhiên, nếu chỉ kích cầu mà không kích cung thì sản phẩm khó có thể hoàn thiện. Tất cả các doanh nghiệp hiện này đều đã hết tiền để đầu tư. Nhiều dự án bất động sản đang trong tình trạng dang dở. Nếu sản phẩm không hoàn thiện sẽ rất khó để bán, người mua cũng chẳng dại gì lựa chọn một ngôi nhà chỉ mới xây được một nửa. Ngoài ra, mặc dù lấy tiêu chí hướng tới đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp, nhưng các nhà đầu tư lại đưa ra mức lãi suất có giá trên trời. Người mua để chạy theo kịp số tiền lãi ấy cũng phải toát mồ hôi".
Một tín hiệu đáng mừng
Ông Nguyễn Huy Toàn, GĐ sàn giao dịch Cty TNHH BĐS Đất Ngọc cho biết: "Con số 6.000 tỉ đồng sẽ giúp thị trường bất động sản lưu thông sau nhiều ngày bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, theo tôi, tỉ lệ lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là cao. Việt Nam hiện đang là một trong những nước có lãi suất vay ngân hàng cao nhất thế giới. Nếu đã có kế hoạch hướng tới đối tượng người mua là những người có thu nhập thấp thì nhà đầu tư nên hạ lãi suất. Đây không phải là một cách chữa cháy, chống ế của mặt hàng nhà thu nhập thấp như nhiều người nói. Trái lại, nó là một tín hiệu đáng mừng".
Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là lí tưởng
Ông Trần Xuân Lương, giám đốc sàn BĐS Hàng Không Việt Nam: "Con số 6.000 tỉ đồng quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường nhà đất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong tình hình u ám này, nó vẫn có hiệu quả như một liều thuốc an thần đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên những tác động mà nó đem lại cũng chỉ là tương đối. Các doanh nghiệp hiện nay nếu nhận được gói hỗ trợ này của BIDV thì rất tốt vì lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là con số lí tưởng. Tuy nhiên để nhận được sự cứu trợ này cũng không hề đơn giản. Phải có mối quan hệ và có những dự án hợp lí. Tôi mong rằng, khi BIDV đưa ra 6.000 tỉ đồng thì sẽ kêu gọi đựơc thêm sự tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nữa để chung tay giúp đỡ nhiều hơn cho các doanh nghiệp".
Tác động dè dặt
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Đây là một nỗ lực nhằm giải quyết phần cầu của bất động sản, nhằm vào thị phần có nhu cầu nhưng lại không có sức mua. Trong tình hình bất động sản đóng băng gói hỗ trợ này rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có nhiều người chấp nhận được mức lãi suất ấy. Một căn hộ thu nhập thấp phải đến mấy trăm triệu, vì vậy lãi suất 16% là khá cao. Những người có thu nhập để đảm bảo lãi suất ấy sẽ không còn là người có thu nhập thấp nữa. Vì vậy, gói tín dụng này, về ý tưởng rất đáng trân trọng nhưng sẽ rất khó để thay đổi tình trạng ế ẩm của thị trường nhà đất hiện nay. Đặc biệt là mảng thị phần có thu nhập thấp.
Tình trạng lạm phát vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm, vì thế sức mua của đối tượng này không thể cải thiện một sớm một chiều. Những người trước đây làm các nghề hot như chứng khoán hay bất động sản, hiện nay đã chuyển sang nghề khác để lánh nạn. Vinh quang dường như cũng chỉ còn là vang bóng một thời. Cho nên để chờ đợi sự trở lại của họ, theo tôi còn phải lâu dài nữa".
Khẳng định gói tín dụng này hỗ trợ người thu nhập thấp là sai
Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết:"Cách gọi người có thu nhập thấp chỉ là cách gọi tương đối, thiếu chính xác. Người mua nhà gần 1 tỉ đồng phải có thu nhập không dưới 10 triệu. Như thế không thể gọi là thu nhập thấp được mà phải là trung bình cao. Còn đối với người có thu nhập thấp, với giá cả hiện nay họ chỉ có thể ở nhà thuê. Chính sách của Nhà nước mình hiện nay chưa có cơ chế cho người thuê nhà. Bởi vậy, theo tôi, khẳng định gói tín dụng này là một cách để hỗ trợ người thu nhập thấp là sai".
Sẽ giúp hàng hoá lưu thông, kinh tế sôi động
Phát biểu tại buổi toạ đàm do Hiệp hội BĐS TP.HCM và BIDV tổ chức, thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: "Hai gói tín dụng trên ra đời đúng lúc, đúng nhu cầu nếu triển khai tốt. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ giúp hàng hoá lưu thông. Đồng thời chúng cũng góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, giúp nền kinh tế sôi động hơn".
Được hỗ trợ 6.000 tỉ, thị trường bất động sản có khởi sắc?
Cũng theo vị lãnh đạo này, BIDV sẽ kết hợp với Bộ Xây dựng để triển khai gói tín dụng đối với các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân đang gặp khó khăn về vốn. Ngân hàng sẽ tính lãi suất thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại để hoàn thiện dự án, sớm đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. BIDV cũng sẽ tài trợ cho các bên nhà thầu, chủ đầu tư, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà giúp tiết giảm chi phí, xây dựng căn hộ với giá rẻ nhất. Gói tín dụng này khoảng 2.000 tỉ đồng, thí điểm ở một số dự án tại TP.HCM và Hà Nội, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng.
Gói thứ 2 là hỗ trợ đầu ra cho thị trường bất động sản. Cụ thể là BIDV dành 4.000 tỉ đồng tài trợ cho người mua nhà. Khách hàng có thể vay 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm. Có thể vay sửa nhà, mua nhà, cho thuê, thậm chí là đầu tư. Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên, chưa gồm các ưu đãi của chủ đầu tư cho khách hàng về chiết khấu, tặng nội thất.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng, gói dịch vụ nhà thu nhập thấp rơi vào tình trạng ế ẩm nặng, việc chi 6.000 tỉ đồng của BIDV khiến nhiều người e ngại. Thực tế cho thấy, nhà thu nhập thấp được xây nhiều và được đông đảo người có nhu cầu khấp khởi mong chờ. Song vì cố giữ giá nên đầu ra thị trường này cũng vô cùng khó khăn. Điều này khiến không ít nhà thầu phải long đong, sống dở, chết dở.
Việc chi 6.000 tỉ đồng giống như một giải pháp ngắn hạn nhằm khắc phục tình trạng ế ẩm cho dịch vụ này. Tuy nhiên, những nghịch lí tồn tại trước mắt khiến các doanh nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn an tâm với phương án mới. Khoảng thời gian gần đây, chung cư Hà Nội đã giảm giá đến 50% so với thời hoàng kim nhưng vẫn ế ẩm. Ngược lại, nhà tại các dự án dành cho người thu nhập thấp ngay từ đầu bị kêu là đắt đỏ, khó bán, vẫn "cố thủ" giữ giá. Nhiều ý kiến cho rằng, tính toán kỹ thì nhà thu nhập thấp hiện tại còn đắt hơn cả nhà chung cư. Thực trạng ấy khiến người mua dù có nhu cầu rất cao về nhà ở cũng dè dặt,không dám tiến tới.
Bên cạnh đó, tiêu chí về lãi suất mà BIDV đưa ra trong giải pháp này cũng khiến không ít chuyên gia kinh tế lo ngại. Mức lãi suất đưa ra dù được ngân hàng cho là hỗ trợ người mua nhà thu nhập thấp nhưng lại vẫn cao hơn mức thu nhập trung bình của họ. Liệu với con số như thế, người mua có đủ điều kiện để sở hữu một ngôi nhà mới. Nhiều ý kiến cho rằng, tính lãi như thế BIDV đang làm khó chính khách hàng của mình?!
Chạy theo lãi cũng toát mồ hôi
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định: "Gói tín dụng này thiên về việc kích cầu, tức là kích thích người mua. Tuy nhiên, nếu chỉ kích cầu mà không kích cung thì sản phẩm khó có thể hoàn thiện. Tất cả các doanh nghiệp hiện này đều đã hết tiền để đầu tư. Nhiều dự án bất động sản đang trong tình trạng dang dở. Nếu sản phẩm không hoàn thiện sẽ rất khó để bán, người mua cũng chẳng dại gì lựa chọn một ngôi nhà chỉ mới xây được một nửa. Ngoài ra, mặc dù lấy tiêu chí hướng tới đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp, nhưng các nhà đầu tư lại đưa ra mức lãi suất có giá trên trời. Người mua để chạy theo kịp số tiền lãi ấy cũng phải toát mồ hôi".
Một tín hiệu đáng mừng
Ông Nguyễn Huy Toàn, GĐ sàn giao dịch Cty TNHH BĐS Đất Ngọc cho biết: "Con số 6.000 tỉ đồng sẽ giúp thị trường bất động sản lưu thông sau nhiều ngày bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, theo tôi, tỉ lệ lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là cao. Việt Nam hiện đang là một trong những nước có lãi suất vay ngân hàng cao nhất thế giới. Nếu đã có kế hoạch hướng tới đối tượng người mua là những người có thu nhập thấp thì nhà đầu tư nên hạ lãi suất. Đây không phải là một cách chữa cháy, chống ế của mặt hàng nhà thu nhập thấp như nhiều người nói. Trái lại, nó là một tín hiệu đáng mừng".
Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là lí tưởng
Ông Trần Xuân Lương, giám đốc sàn BĐS Hàng Không Việt Nam: "Con số 6.000 tỉ đồng quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường nhà đất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong tình hình u ám này, nó vẫn có hiệu quả như một liều thuốc an thần đối với các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên những tác động mà nó đem lại cũng chỉ là tương đối. Các doanh nghiệp hiện nay nếu nhận được gói hỗ trợ này của BIDV thì rất tốt vì lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên là con số lí tưởng. Tuy nhiên để nhận được sự cứu trợ này cũng không hề đơn giản. Phải có mối quan hệ và có những dự án hợp lí. Tôi mong rằng, khi BIDV đưa ra 6.000 tỉ đồng thì sẽ kêu gọi đựơc thêm sự tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nữa để chung tay giúp đỡ nhiều hơn cho các doanh nghiệp".
Tác động dè dặt
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ: "Đây là một nỗ lực nhằm giải quyết phần cầu của bất động sản, nhằm vào thị phần có nhu cầu nhưng lại không có sức mua. Trong tình hình bất động sản đóng băng gói hỗ trợ này rất đáng lưu tâm. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có nhiều người chấp nhận được mức lãi suất ấy. Một căn hộ thu nhập thấp phải đến mấy trăm triệu, vì vậy lãi suất 16% là khá cao. Những người có thu nhập để đảm bảo lãi suất ấy sẽ không còn là người có thu nhập thấp nữa. Vì vậy, gói tín dụng này, về ý tưởng rất đáng trân trọng nhưng sẽ rất khó để thay đổi tình trạng ế ẩm của thị trường nhà đất hiện nay. Đặc biệt là mảng thị phần có thu nhập thấp.
Tình trạng lạm phát vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm, vì thế sức mua của đối tượng này không thể cải thiện một sớm một chiều. Những người trước đây làm các nghề hot như chứng khoán hay bất động sản, hiện nay đã chuyển sang nghề khác để lánh nạn. Vinh quang dường như cũng chỉ còn là vang bóng một thời. Cho nên để chờ đợi sự trở lại của họ, theo tôi còn phải lâu dài nữa".
Khẳng định gói tín dụng này hỗ trợ người thu nhập thấp là sai
Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết:"Cách gọi người có thu nhập thấp chỉ là cách gọi tương đối, thiếu chính xác. Người mua nhà gần 1 tỉ đồng phải có thu nhập không dưới 10 triệu. Như thế không thể gọi là thu nhập thấp được mà phải là trung bình cao. Còn đối với người có thu nhập thấp, với giá cả hiện nay họ chỉ có thể ở nhà thuê. Chính sách của Nhà nước mình hiện nay chưa có cơ chế cho người thuê nhà. Bởi vậy, theo tôi, khẳng định gói tín dụng này là một cách để hỗ trợ người thu nhập thấp là sai".
Sẽ giúp hàng hoá lưu thông, kinh tế sôi động
Phát biểu tại buổi toạ đàm do Hiệp hội BĐS TP.HCM và BIDV tổ chức, thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng: "Hai gói tín dụng trên ra đời đúng lúc, đúng nhu cầu nếu triển khai tốt. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ giúp hàng hoá lưu thông. Đồng thời chúng cũng góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, giúp nền kinh tế sôi động hơn".
Theo NĐT