Đề cập đến việc Bộ GTVT bán trụ sở Bộ, GS, TSKH. Đặng Hùng Võ khẳng định: Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!
Thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT?
Ngày 10/5, Bộ GTVT đã ra thông cáo báo chí về đề án Công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 liên quan đến việc xây dựng trụ sở Bộ. Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết:
"Tôi thấy, trước khi nói vào việc xây dựng trụ sở Bộ ra sao, cũng cần nói tới nội dung khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT mà Đề án này đưa ra. Thiết nghĩ, Bộ là một cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phạm vi quản lý được Quốc hội giao cho, mà nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng để trình hoặc quyết định theo thẩm quyền chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được phê duyệt; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi mình quản lý".
GS Võ phân tích: "Hiện đại hóa" Bộ GTVT thì hiểu được, như là tham gia chương trình Chính phủ điện tử chẳng hạn, hay đến như cán bộ thay đổi phương pháp tư duy cũng có thể gọi là hiện đại hóa. Thú thực, tôi nghĩ mãi mà không hình dung được: thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT? Phải chăng là dùng nhiều xe ô-tô là cơ khí hóa chăng vì cơ khí hóa là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vậy...
Đọc thêm thì thấy có viết: "Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT là định hướng chung về CHN-HĐH cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT". Tương tự, "hiện đại hóa" các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thì hiểu được nhưng "công nghiệp hóa" các tổ chức đó cũng không hiểu được. Thôi, vẩn vương mãi chuyện này cũng không nên, tôi cố đọc thêm để giải thích cho được sự bất đồng tư duy này vậy, tôi quay về chủ đề chính của câu hỏi mà PV đưa ra".
Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!
"Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bán trụ sở của một Bộ phải giao cho địa phương tức là giao cho UBND TP. Hà Nội tổ chức đấu giá. Bộ GTVT không có quyền gì về đất đai mà chỉ UBND cấp tỉnh mới có quyền định đoạt về đất đai. Đất sử dụng làm trụ sở một Bộ thuộc phạm vi quản lý công sản của Bộ Tài chính nên phải được phép của Bộ Tài chính. Bộ GTVT là cơ quan hành chính sử dụng đất, không có quyền đứng ra làm việc này.
Đây là quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý công sản, về hành chính. Mà nói thực, một Bộ quản lý chuyên ngành thì nên tránh cho xa việc buôn bán bất động sản, nhất là trụ sở mình được Nhà nước bố trí cho mình, mang vạ có ngày! ", GS Đặng Hùng Võ nói tiếp.
Ông Võ cho biết thêm: "Theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của Hà Nội, UBND Hà Nội sẽ quyết định mục đích sử dụng tương lai của thửa đất do Bộ GTVT đang sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng đất mà xem phương thức giao đất, cho thuê đất sẽ thế nào. Nếu theo quy hoạch mà đất đó không được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì UBND giao không thu tiền cho một tổ chức phù hợp.
Nếu theo quy hoạch mà đất đó được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì phải giao cho một trung tâm đấu giá nào đó được pháp luật cho phép để thực hiện đấu giá. Pháp luật cũng cho phép UBND Hà Nội được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với một doanh nghiệp được chỉ định. Pháp luật thì cho nhưng không nên làm vì nguy cơ tham nhũng cao lắm. Tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là tiền của ngân sách nhà nước, sẽ được sử dụng ra sao do người có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước quyết định. Pháp luật đã quy định như vậy, cũng cứ thế mà làm.
Chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai"
Pháp luật hiện hành cũng quy định là Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm chỉ được sử dụng để tính thuế và phí, không phải là giá đất để tính tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải được xác định thông qua đấu giá hoặc phải định giá phù hợp giá đất thị trường nếu không thông qua đấu giá. Đây chính là chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai".
Khi được hỏi về việc sử dụng khu đất trắng này trong thời gian tới đây, ông Võ cho biết: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô những ngày toàn quốc kháng chiến, những ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Pháp luật của ta cũng đủ chặt chẽ, không phải đó là đất muốn làm gì cũng được.
Chủ trương di chuyển các trụ sở Bộ, ngành ra khỏi nội đô để giảm tải hạ tầng là rất đúng. Còn việc sẽ sử dụng đất này để làm gì lại phụ thuộc vào quy hoạch của Hà Nội, sử dụng đất đó ra làm sao lại phụ thuộc pháp luật về tài chính đất đai".
Trước đó, trao đổi với Giáo dục Việt Nam cũng về vấn đề khi Bộ GTVT chuyển trụ sở đi rồi, nếu xây dựng một trung tâm thương mại ở vị trí này liệu có làm giảm sự ùn tắc giao thông tại đây, Trung tướng Thước nói: “Nếu xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở đó thì còn ách tắc nhiều hơn nữa. Nếu xây dựng một cơ sở mới mà tạo ra sự ách tắc nhiều hơn thì không nên di chuyển trụ sở Bộ nữa"...
Ngày 10/5, Bộ GTVT đã ra thông cáo báo chí về đề án Công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 liên quan đến việc xây dựng trụ sở Bộ. Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết:
"Tôi thấy, trước khi nói vào việc xây dựng trụ sở Bộ ra sao, cũng cần nói tới nội dung khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT mà Đề án này đưa ra. Thiết nghĩ, Bộ là một cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phạm vi quản lý được Quốc hội giao cho, mà nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng để trình hoặc quyết định theo thẩm quyền chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được phê duyệt; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi mình quản lý".
GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng bộ TN - MT
GS Võ phân tích: "Hiện đại hóa" Bộ GTVT thì hiểu được, như là tham gia chương trình Chính phủ điện tử chẳng hạn, hay đến như cán bộ thay đổi phương pháp tư duy cũng có thể gọi là hiện đại hóa. Thú thực, tôi nghĩ mãi mà không hình dung được: thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT? Phải chăng là dùng nhiều xe ô-tô là cơ khí hóa chăng vì cơ khí hóa là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vậy...
Đọc thêm thì thấy có viết: "Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT là định hướng chung về CHN-HĐH cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT". Tương tự, "hiện đại hóa" các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thì hiểu được nhưng "công nghiệp hóa" các tổ chức đó cũng không hiểu được. Thôi, vẩn vương mãi chuyện này cũng không nên, tôi cố đọc thêm để giải thích cho được sự bất đồng tư duy này vậy, tôi quay về chủ đề chính của câu hỏi mà PV đưa ra".
Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!
"Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bán trụ sở của một Bộ phải giao cho địa phương tức là giao cho UBND TP. Hà Nội tổ chức đấu giá. Bộ GTVT không có quyền gì về đất đai mà chỉ UBND cấp tỉnh mới có quyền định đoạt về đất đai. Đất sử dụng làm trụ sở một Bộ thuộc phạm vi quản lý công sản của Bộ Tài chính nên phải được phép của Bộ Tài chính. Bộ GTVT là cơ quan hành chính sử dụng đất, không có quyền đứng ra làm việc này.
Đây là quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý công sản, về hành chính. Mà nói thực, một Bộ quản lý chuyên ngành thì nên tránh cho xa việc buôn bán bất động sản, nhất là trụ sở mình được Nhà nước bố trí cho mình, mang vạ có ngày! ", GS Đặng Hùng Võ nói tiếp.
GS Đặng Hùng Võ: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô..."
Ông Võ cho biết thêm: "Theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của Hà Nội, UBND Hà Nội sẽ quyết định mục đích sử dụng tương lai của thửa đất do Bộ GTVT đang sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng đất mà xem phương thức giao đất, cho thuê đất sẽ thế nào. Nếu theo quy hoạch mà đất đó không được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì UBND giao không thu tiền cho một tổ chức phù hợp.
Nếu theo quy hoạch mà đất đó được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì phải giao cho một trung tâm đấu giá nào đó được pháp luật cho phép để thực hiện đấu giá. Pháp luật cũng cho phép UBND Hà Nội được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với một doanh nghiệp được chỉ định. Pháp luật thì cho nhưng không nên làm vì nguy cơ tham nhũng cao lắm. Tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là tiền của ngân sách nhà nước, sẽ được sử dụng ra sao do người có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước quyết định. Pháp luật đã quy định như vậy, cũng cứ thế mà làm.
Chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai"
Pháp luật hiện hành cũng quy định là Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm chỉ được sử dụng để tính thuế và phí, không phải là giá đất để tính tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải được xác định thông qua đấu giá hoặc phải định giá phù hợp giá đất thị trường nếu không thông qua đấu giá. Đây chính là chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai".
Khi được hỏi về việc sử dụng khu đất trắng này trong thời gian tới đây, ông Võ cho biết: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô những ngày toàn quốc kháng chiến, những ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Pháp luật của ta cũng đủ chặt chẽ, không phải đó là đất muốn làm gì cũng được.
Chủ trương di chuyển các trụ sở Bộ, ngành ra khỏi nội đô để giảm tải hạ tầng là rất đúng. Còn việc sẽ sử dụng đất này để làm gì lại phụ thuộc vào quy hoạch của Hà Nội, sử dụng đất đó ra làm sao lại phụ thuộc pháp luật về tài chính đất đai".
Trước đó, trao đổi với Giáo dục Việt Nam cũng về vấn đề khi Bộ GTVT chuyển trụ sở đi rồi, nếu xây dựng một trung tâm thương mại ở vị trí này liệu có làm giảm sự ùn tắc giao thông tại đây, Trung tướng Thước nói: “Nếu xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở đó thì còn ách tắc nhiều hơn nữa. Nếu xây dựng một cơ sở mới mà tạo ra sự ách tắc nhiều hơn thì không nên di chuyển trụ sở Bộ nữa"...
Theo GDVN