Trong khi các khách sạn 4- 5 sao ở Hà Nội tiếp tục tăng trưởng về công suất thuê phòng, thì ngược lại, các khách sạn 3 sao lại đối mặt với áp lực lớn.
Trong năm 2013, Khách sạn 5 sao InterContinental Hanoi Landmark sẽ đi vào hoạt động.
Theo thống kê của Công ty CBRE Việt Nam, trong 3 quý đầu năm nay, TP. Hà Nội đã đón khoảng 1,14 triệu lượt khách quốc tế và 6,3 triệu lượt khách nội địa (tăng 9,8%). Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, đây được coi là tín hiệu khích lệ, giúp thị trường khách sạn phần nào giải toả nỗi lo về lấp đầy phòng nghỉ.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 8.533 phòng khách sạn (từ 3 đến 5 sao), tập trung chủ yếu tại 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, với hầu hết các tên tuổi lớn trong làng khách sạn thế giới, như Sofitel, Metropole, Hilton… Theo CBRE Việt Nam, trong quý III/2012, công suất thuê phòng toàn thị trường tăng 3% so với quý III/2011. Công suất thuê phòng của các khách sạn 5 sao tăng 5%; trong khi công suất thuê phòng của các khách sạn 3 sao lại giảm 44,4% so với quý III/2011. Ngược lại, nếu giá thuê phòng trung bình của mảng khách sạn 4 - 5 sao giảm đáng kể (8 - 10 USD/phòng/ngày đêm) so với cùng kỳ năm trước và cả 2 quý đầu năm 2012, thì giá thuê phòng trung bình của các khách sạn 3 sao lại tăng nhẹ (1 - 4 USD/phòng/ngày đêm).
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, nhiều khách sạn 4 - 5 sao ở Hà Nội sẵn sàng giảm giá thuê, nhằm duy trì công suất thuê phòng ổn định và thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị phần. Trong bối cảnh đó, các khách sạn 3 sao sẽ lại càng gặp khó khăn hơn trong việc cải thiện công suất thuê phòng. Dự án Khách sạn 3 sao Vesna tại quận Cầu Giấy đã đóng cửa và thay đổi mục đích hoạt động trong tháng 7 vừa qua có thể chỉ là trường hợp đầu tiên.
Không tiết lộ danh tính cụ thể, song ông Richard Leech khẳng định, hiện có ít nhất 4 khách sạn 3 sao ở Hà Nội có tình hình hoạt động đi xuống gần đây. Điều này cho thấy, các khách sạn 3 sao cần phải áp dụng chiến lược hoạt động hiệu quả hơn, để tránh nguy cơ thua lỗ kéo dài, dẫn đến... đóng cửa.
Theo CBRE Việt Nam, hiện đang là mùa cao điểm với khách du lịch quốc tế (kéo dài từ tháng 9 năm trước tới tháng 4 năm sau), nên nguồn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Nhờ đó, công suất phòng và giá thuê phòng trung bình của các khách sạn cũng có thể được cải thiện trong quý IV/2012 đến hết quý I/2013.
Trong năm 2013 và 2014, phân khúc thị trường khách sạn, đặc biệt là khu vực phía Tây Hà Nội có thể sẽ tiếp tục ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và nguồn cung lớn. Các dự án khách sạn mới có thể sẽ chậm tiến độ hoàn thành hoặc lùi ngày khai trương do áp lực tài chính từ các cổ đông. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa, chắc chắn giá trị của các dự án khách sạn sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 8.533 phòng khách sạn (từ 3 đến 5 sao), tập trung chủ yếu tại 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, với hầu hết các tên tuổi lớn trong làng khách sạn thế giới, như Sofitel, Metropole, Hilton… Theo CBRE Việt Nam, trong quý III/2012, công suất thuê phòng toàn thị trường tăng 3% so với quý III/2011. Công suất thuê phòng của các khách sạn 5 sao tăng 5%; trong khi công suất thuê phòng của các khách sạn 3 sao lại giảm 44,4% so với quý III/2011. Ngược lại, nếu giá thuê phòng trung bình của mảng khách sạn 4 - 5 sao giảm đáng kể (8 - 10 USD/phòng/ngày đêm) so với cùng kỳ năm trước và cả 2 quý đầu năm 2012, thì giá thuê phòng trung bình của các khách sạn 3 sao lại tăng nhẹ (1 - 4 USD/phòng/ngày đêm).
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, nhiều khách sạn 4 - 5 sao ở Hà Nội sẵn sàng giảm giá thuê, nhằm duy trì công suất thuê phòng ổn định và thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị phần. Trong bối cảnh đó, các khách sạn 3 sao sẽ lại càng gặp khó khăn hơn trong việc cải thiện công suất thuê phòng. Dự án Khách sạn 3 sao Vesna tại quận Cầu Giấy đã đóng cửa và thay đổi mục đích hoạt động trong tháng 7 vừa qua có thể chỉ là trường hợp đầu tiên.
Không tiết lộ danh tính cụ thể, song ông Richard Leech khẳng định, hiện có ít nhất 4 khách sạn 3 sao ở Hà Nội có tình hình hoạt động đi xuống gần đây. Điều này cho thấy, các khách sạn 3 sao cần phải áp dụng chiến lược hoạt động hiệu quả hơn, để tránh nguy cơ thua lỗ kéo dài, dẫn đến... đóng cửa.
Theo CBRE Việt Nam, hiện đang là mùa cao điểm với khách du lịch quốc tế (kéo dài từ tháng 9 năm trước tới tháng 4 năm sau), nên nguồn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Nhờ đó, công suất phòng và giá thuê phòng trung bình của các khách sạn cũng có thể được cải thiện trong quý IV/2012 đến hết quý I/2013.
Trong năm 2013 và 2014, phân khúc thị trường khách sạn, đặc biệt là khu vực phía Tây Hà Nội có thể sẽ tiếp tục ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và nguồn cung lớn. Các dự án khách sạn mới có thể sẽ chậm tiến độ hoàn thành hoặc lùi ngày khai trương do áp lực tài chính từ các cổ đông. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa, chắc chắn giá trị của các dự án khách sạn sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Theo Báo Đầu Tư