Ngày 20.3, Hiệp hội BĐS TPHCM (Horea) đã tổ chức buổi tọa đàm “Tìm kiếm các giải pháp khơi thông thị trường BĐS”.
Đây là vấn đề lớn của thị trường BĐS, là mối quan tâm hàng đầu của các DN BĐS hiện nay vốn đã gặp quá nhiều khó khăn trong thời gian qua. Theo nhận định của Horea, nếu tình hình khó khăn kéo dài sẽ không DN nào chịu đựng nổi.
Quá nhiều khó khăn
Trong phần phát biểu đề dẫn cho buổi tọa đàm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Horea cho rằng: “Nếu tính từ năm 2008 đến nay thì năm 2011 là năm cực kỳ khó khăn đối với ngành BĐS, thị trường BĐS, các DN BĐS phát triển BĐS, các NĐT và NTD có nhu cầu thực sự để mua nhà để ở. Hầu hết các DN BĐS đều phải đương đầu với nhưng khó khăn nghiêm trọng phổ biến là thiếu vốn, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH phải chịu lãi suất rất cao 24-25% (chưa tính các chi phí khác), giao dịch trên thị trường ảm đạm dẫn đến sụt giảm mạnh thanh khoản của thị trường BĐS, của DN và liên quan đến tính thanh khoản của các ngân hàng...”.
Để đối phó với tình hình khó khăn chung, theo ông Lê Hoàng Châu: “ Các DN BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình để tồn tại với các giải pháp như tái cấu trúc DN, tái cơ cấu đầ tư, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện công trình, dự án; giảm giá bán căn hộ, thậm chí chấp nhận bán hòa vốn, bán lỗ với nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như giãn ra nhiều đợt thanh toán, hỗ trợ lãi vay và nhiều cách khuyến mãi đa đạng. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn lực của các DN BĐS bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn nguy cơ vỡ nợ càng cao và có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản”.
Tuy nhiên, bước sang 2012 mặc dù có những tín hiệu cải thiện đáng kể tuy nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Cũng theo ông Lê Hoàng Châu “Từ cuối năm 2011 và sang đầu năm 2012 Chính phủ quyết định tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 với một số điều chỉnh như thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt, không coi BĐS là phi sản xuất... UBND TPHCM đã có chủ trương xem xét mua lại một số dự án căn hộ trung bình để phục vụ chương trình tái định cư của thành phố; NHNN xác định 4 nhóm đối tượng BĐS được tiếp cận vốn tín dụng NH và mới đây đã công bố giảm 1% lãi suất huy động, lãi suất liên NH... Tuy nhiên, dự báo tình hình ngành BĐS , thị trường BĐS và các chủ thể tham gia thị trường BĐS năm 2012 tiếp tục là một năm cực kỳ khó khăn.
Theo Horea nếu tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài, sẽ không DN nào chịu đựng nổi.
Cần ổn định thị trường vốn
Bước sang năm 2012, thị trường BĐS tiếp tục đối mặt với những khó khăn không thể sớm giải quyết. Theo Hoea, năm 2012 khó khăn lớn nhất là cải thiện đầu ra của thị trường BĐS liên quan đến bài toán thanh khoản, xử lý lượng hàng hóa tồn đọng và khôi phục lòng tin trên thị trường. Để đạt được những mục tiêu này, Horea kiến nghị 8 nhóm giải pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào thị trường vốn và các chính sách liên quan đến tiền sử dụng đất và chính sách nhà ở.
Về thị trường vốn, Horea đề nghị: “Thực hiện ngay chủ trương của chính phủ và NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay đối với DN và có lộ trình cụ thể đưa lãi suất cho vay trở về mức 11-12%/năm để nền kinh tế và thị trường BĐS phát triển bình thường và ổn định”. Theo lý giải của Horea, hiện nay DN BĐS vẫn rất khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng và vẫn phải vay với lãi suất trên dưới 20%/năm. Tình hình này nếu tiếp tục kéo dài thì không DN nào chịu đựng nổi. Một kiến nghị khác: “Cho DN BĐS được vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển các dự án BĐS trước hết là các DN đã có quỹ đất và đang triển khai các dự án căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, hoặc phục vụ cho các chương trình tái định cư, nhà ở xã hội của thành phố”. Horea cũng kiến nghị giải pháp: “Cho NTD vay với lãi suất ưu đãi để mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang ở trong căn hộ chật hẹp dưới 5m2/người). Đây là biện pháp kích cầu trực tiếp đến tay NTD và góp phần làm hồi phục thị trường BĐS”...
Về chính sách đất đai, ở tầm vĩ mô, Horea đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 69/2009-NĐ-CP ngày 13.8.2009; Nghị định 120 về thu tiền sử dụng đất các dự án. BĐS nhằm hạ giá đầu vào cho các dự án BĐS, gián tiếp làm hạ mặt bằng giá nhà đất. Bởi nếu thu tiền sử dụng đất như hiện nay thực chất DN phải mua đất đến 2 lần, một lần của người dân dưới danh nghĩa bồi thường, giải phóng mặt bằng; một lần trả tiền sử dụng đất theo giá thị trường.
Quá nhiều khó khăn
Trong phần phát biểu đề dẫn cho buổi tọa đàm, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Horea cho rằng: “Nếu tính từ năm 2008 đến nay thì năm 2011 là năm cực kỳ khó khăn đối với ngành BĐS, thị trường BĐS, các DN BĐS phát triển BĐS, các NĐT và NTD có nhu cầu thực sự để mua nhà để ở. Hầu hết các DN BĐS đều phải đương đầu với nhưng khó khăn nghiêm trọng phổ biến là thiếu vốn, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH phải chịu lãi suất rất cao 24-25% (chưa tính các chi phí khác), giao dịch trên thị trường ảm đạm dẫn đến sụt giảm mạnh thanh khoản của thị trường BĐS, của DN và liên quan đến tính thanh khoản của các ngân hàng...”.
Để đối phó với tình hình khó khăn chung, theo ông Lê Hoàng Châu: “ Các DN BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình để tồn tại với các giải pháp như tái cấu trúc DN, tái cơ cấu đầ tư, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện công trình, dự án; giảm giá bán căn hộ, thậm chí chấp nhận bán hòa vốn, bán lỗ với nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như giãn ra nhiều đợt thanh toán, hỗ trợ lãi vay và nhiều cách khuyến mãi đa đạng. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn lực của các DN BĐS bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn nguy cơ vỡ nợ càng cao và có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản”.
Tuy nhiên, bước sang 2012 mặc dù có những tín hiệu cải thiện đáng kể tuy nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Cũng theo ông Lê Hoàng Châu “Từ cuối năm 2011 và sang đầu năm 2012 Chính phủ quyết định tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 với một số điều chỉnh như thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt, không coi BĐS là phi sản xuất... UBND TPHCM đã có chủ trương xem xét mua lại một số dự án căn hộ trung bình để phục vụ chương trình tái định cư của thành phố; NHNN xác định 4 nhóm đối tượng BĐS được tiếp cận vốn tín dụng NH và mới đây đã công bố giảm 1% lãi suất huy động, lãi suất liên NH... Tuy nhiên, dự báo tình hình ngành BĐS , thị trường BĐS và các chủ thể tham gia thị trường BĐS năm 2012 tiếp tục là một năm cực kỳ khó khăn.
Theo Horea nếu tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài, sẽ không DN nào chịu đựng nổi.
Cần ổn định thị trường vốn
Bước sang năm 2012, thị trường BĐS tiếp tục đối mặt với những khó khăn không thể sớm giải quyết. Theo Hoea, năm 2012 khó khăn lớn nhất là cải thiện đầu ra của thị trường BĐS liên quan đến bài toán thanh khoản, xử lý lượng hàng hóa tồn đọng và khôi phục lòng tin trên thị trường. Để đạt được những mục tiêu này, Horea kiến nghị 8 nhóm giải pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào thị trường vốn và các chính sách liên quan đến tiền sử dụng đất và chính sách nhà ở.
Về thị trường vốn, Horea đề nghị: “Thực hiện ngay chủ trương của chính phủ và NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay đối với DN và có lộ trình cụ thể đưa lãi suất cho vay trở về mức 11-12%/năm để nền kinh tế và thị trường BĐS phát triển bình thường và ổn định”. Theo lý giải của Horea, hiện nay DN BĐS vẫn rất khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng và vẫn phải vay với lãi suất trên dưới 20%/năm. Tình hình này nếu tiếp tục kéo dài thì không DN nào chịu đựng nổi. Một kiến nghị khác: “Cho DN BĐS được vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển các dự án BĐS trước hết là các DN đã có quỹ đất và đang triển khai các dự án căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, hoặc phục vụ cho các chương trình tái định cư, nhà ở xã hội của thành phố”. Horea cũng kiến nghị giải pháp: “Cho NTD vay với lãi suất ưu đãi để mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang ở trong căn hộ chật hẹp dưới 5m2/người). Đây là biện pháp kích cầu trực tiếp đến tay NTD và góp phần làm hồi phục thị trường BĐS”...
Về chính sách đất đai, ở tầm vĩ mô, Horea đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 69/2009-NĐ-CP ngày 13.8.2009; Nghị định 120 về thu tiền sử dụng đất các dự án. BĐS nhằm hạ giá đầu vào cho các dự án BĐS, gián tiếp làm hạ mặt bằng giá nhà đất. Bởi nếu thu tiền sử dụng đất như hiện nay thực chất DN phải mua đất đến 2 lần, một lần của người dân dưới danh nghĩa bồi thường, giải phóng mặt bằng; một lần trả tiền sử dụng đất theo giá thị trường.
Theo Lao động