Tại buổi hội thảo Dự báo toàn cảnh thị trường Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty CBRE Việt Nam tổ chức ngày 15/1, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, đã nhận định về thị trường bất động sản trong năm 2013: Năm 2013 sẽ là năm mà tiền mặt lên ngôi.
Quang cảnh hội thảo.
Thị trường bất động sản đã trải qua một vài năm khó khăn, khi mà niềm tin suy giảm cùng với áp lực kinh tế vĩ mô đã giới hạn việc tiếp cận nguồn vốn. Trong năm 2013, như nhiều người đánh giá là vẫn còn nhiều khó khăn, những ai tiếp cận được nguồn vốn sẽ chi phối thị trường” Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2012 đã chứng kiến một thị trường nhà ở đình trệ, với số lượng các giao dịch cũng như dự án mới giảm sút.
Theo như kết quả thực của CBRE, lượng căn hộ chưa bán được ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn như cũ trong suốt năm 2012, không tăng như một số bình luận đã đưa ra. Theo đó, trong năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.900 căn được bán ra trên thị trường sơ cấp, trong khi đó lượng tồn kho khoảng 30.000 căn.
Bên cạnh đó, CBRE nhận thấy giá chào bán trên thị trường nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 giảm so với năm trước, trong đó những quận có số lượng dự án lớn như Quận 2 và huyện Bình Chánh có mức giảm từ 20% - 25%, trong khi những quận có số lượng dự án ít như Quận 5 và Quận 10 thì chứng kiến mức tăng giá nhẹ.
Ông Townsend cho rằng, trong đầu năm 2013 thị trường đã được định giá thực tế hơn bao giờ hết. Tất nhiên là vẫn có một số dự án có mức giá không phù hợp với sản phẩm hoặc vị trí, nhưng có một số dự án đã giảm đáng kể để đưa ra một mức giá thực tế và hấp dẫn hơn. Với những cắt giảm đó, chúng tôi tin rằng năm 2013 sẽ chứng kiến một tỷ lệ cao hơn những người mua đầu tiên tham gia vào thị trường, đặc biệt với những dự án ở phân khúc bình dân.
Đối với mảng thị trường cho thuê, CBRE mong đợi năm 2013 thị trường sẽ tương đối ổn định ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2012, diện tích thực thuê của văn phòng Hạng A và B sụt giảm gần 50%, tuy nhiên với điều kiện kinh tế dự đoán sẽ được cải thiện cả ở Việt Nam và các nước trong khu vực, dự đoán diện tích thực thuê sẽ tăng trưởng trong năm 2013.
Phần lớn các hoạt động cũng như các giao dịch lớn sẽ tập trung vào thị trường văn phòng hạng B, khi mà người thuê vẫn còn quan tâm nhiều tới mức giá và những người thuê đã hiện hữu trên thị trường trong một vài năm muốn chuyển sang một dự án mới với chất lượng tốt hơn.
Đối với phân khúc bán lẻ, CBRE dự đoán sự cạnh tranh để chiếm lĩnh những vị trí bán lẻ hàng đầu sẽ giữ cho giá thuê tại khu trung tâm cao và ổn định do các nhà bán lẻ mới cũng như các nhà bán lẻ cũ tìm cách mở rộng thị trường sẽ cạnh tranh để có các vị trí tốt nhất. Tuy nhiên ông Townsend cho rằng cần tiếp tục thận trọng do tại các khu vực nằm ngoài trung tâm, nguồn cung vẫn tiếp tục tăng và các dự án bán lẻ vẫn phải vất vả để định vị và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhận định về thị trường đầu tư, CBRE khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường được giới đầu tư quan tâm mặc cho những diễn biến không tích cực về kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Các thương vụ mua bán đã xuất hiện trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, đặc biệt là các thương vụ đến từ các nhà đầu tư Nhật Bản trong việc mua lại cổ phần của các tập đoàn Việt Nam, trong khi ngành hàng tiêu dùng gần đây chứng kiến Quỹ Đầu tư Toàn cầu KKR tăng cổ phần của họ trong tập đoàn Masan.
Ông Townsend cho rằng, trong khi thị trường bất động sản Việt Nam có thể không phải là cột mốc sáng chói như trước đây, nhưng lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu từ đến châu Á và các khu vực khác. Việt Nam với một số mảng bất động sản đã gần chạm đáy, sẽ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng và thâm nhập vào Việt Nam.
Theo như kết quả thực của CBRE, lượng căn hộ chưa bán được ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn như cũ trong suốt năm 2012, không tăng như một số bình luận đã đưa ra. Theo đó, trong năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.900 căn được bán ra trên thị trường sơ cấp, trong khi đó lượng tồn kho khoảng 30.000 căn.
Bên cạnh đó, CBRE nhận thấy giá chào bán trên thị trường nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 giảm so với năm trước, trong đó những quận có số lượng dự án lớn như Quận 2 và huyện Bình Chánh có mức giảm từ 20% - 25%, trong khi những quận có số lượng dự án ít như Quận 5 và Quận 10 thì chứng kiến mức tăng giá nhẹ.
Ông Townsend cho rằng, trong đầu năm 2013 thị trường đã được định giá thực tế hơn bao giờ hết. Tất nhiên là vẫn có một số dự án có mức giá không phù hợp với sản phẩm hoặc vị trí, nhưng có một số dự án đã giảm đáng kể để đưa ra một mức giá thực tế và hấp dẫn hơn. Với những cắt giảm đó, chúng tôi tin rằng năm 2013 sẽ chứng kiến một tỷ lệ cao hơn những người mua đầu tiên tham gia vào thị trường, đặc biệt với những dự án ở phân khúc bình dân.
Đối với mảng thị trường cho thuê, CBRE mong đợi năm 2013 thị trường sẽ tương đối ổn định ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2012, diện tích thực thuê của văn phòng Hạng A và B sụt giảm gần 50%, tuy nhiên với điều kiện kinh tế dự đoán sẽ được cải thiện cả ở Việt Nam và các nước trong khu vực, dự đoán diện tích thực thuê sẽ tăng trưởng trong năm 2013.
Phần lớn các hoạt động cũng như các giao dịch lớn sẽ tập trung vào thị trường văn phòng hạng B, khi mà người thuê vẫn còn quan tâm nhiều tới mức giá và những người thuê đã hiện hữu trên thị trường trong một vài năm muốn chuyển sang một dự án mới với chất lượng tốt hơn.
Đối với phân khúc bán lẻ, CBRE dự đoán sự cạnh tranh để chiếm lĩnh những vị trí bán lẻ hàng đầu sẽ giữ cho giá thuê tại khu trung tâm cao và ổn định do các nhà bán lẻ mới cũng như các nhà bán lẻ cũ tìm cách mở rộng thị trường sẽ cạnh tranh để có các vị trí tốt nhất. Tuy nhiên ông Townsend cho rằng cần tiếp tục thận trọng do tại các khu vực nằm ngoài trung tâm, nguồn cung vẫn tiếp tục tăng và các dự án bán lẻ vẫn phải vất vả để định vị và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhận định về thị trường đầu tư, CBRE khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường được giới đầu tư quan tâm mặc cho những diễn biến không tích cực về kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Các thương vụ mua bán đã xuất hiện trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, đặc biệt là các thương vụ đến từ các nhà đầu tư Nhật Bản trong việc mua lại cổ phần của các tập đoàn Việt Nam, trong khi ngành hàng tiêu dùng gần đây chứng kiến Quỹ Đầu tư Toàn cầu KKR tăng cổ phần của họ trong tập đoàn Masan.
Ông Townsend cho rằng, trong khi thị trường bất động sản Việt Nam có thể không phải là cột mốc sáng chói như trước đây, nhưng lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu từ đến châu Á và các khu vực khác. Việt Nam với một số mảng bất động sản đã gần chạm đáy, sẽ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch mở rộng và thâm nhập vào Việt Nam.
Theo Vietnam+