Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 trên phạm vi cả nước nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 tại kỳ họp thứ 3 QH khóa XIII, Chính phủ thừa nhận về tình trạng tuỳ tiện khi áp giá đất trong những trường hợp cụ thể.
Còn ách tắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khung giá đất do Chính phủ quy định đã lạc hậu
Qua thực tế quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, Chính phủ nhận thấy, mức giá đất ở tại đô thị, nhất là đất ở tại các đô thị lớn, theo Bảng giá đất được ban hành vẫn thấp hơn nhiều (chỉ bằng khoảng 30% - 60%) so với mức giá đất ở tương ứng về vị trí trên thị trường.
Một số tỉnh chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Bảng giá đất ban hành trong các năm trước đây như khu vực áp dụng một mức giá quá rộng với biên độ chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất quá lớn (thực chất cũng là khung giá), mức giá đất xác định theo khoảng hệ số mà khoảng này có biên độ chênh lệch quá lớn v.v... nên dễ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện khi áp giá đất trong những trường hợp cụ thể.
Đặc biệt, Chính phủ thừa nhận, mức giá đất ở trong khung giá đất do Chính phủ quy định lạc hậu so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp.
Nguyên nhân được chỉ ra là do việc xây dựng Bảng giá đất tại địa phương chủ yếu do các cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND các cấp thực hiện nên năng lực và thời gian đầu tư cho hoạt động xây dựng Bảng giá đất, việc cung cấp dịch vụ xây dựng Bảng giá đất của các tổ chức tư vấn giá đất độc lập còn rất hạn chế, tiến độ xây dựng Bảng giá đất bị chậm so với quy định
Còn ách tắc trong cấp GCN QSDĐ
Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN QSDĐ) đã có nhiều cố gắng và có chuyển biến tích cực, song Chính phủ chỉ ra, số lượng tồn đọng chưa được cấp GCN một số loại đất, nhất là đất chuyên dùng và đất ở đô thị còn nhiều; đặc biệt là việc cấp GCN cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, nhà chung cư mini và các khu vực ven đô thị lớn còn ách tắc; việc cấp GCN một số nơi còn phiền hà, nhũng nhiễu, kéo dài thời gian quá quy định, gây rất bức xúc trong dư luận.
Tính đến ngày 31/12/2011, việc cấp GCN QSDĐ ở hầu hết các địa phương cấp sổ đỏ đã tăng gấp 2 lần so với năm 2010; tăng nhiều nhất là GCN QSDĐ chuyên dùng (tăng 7,5%) và đất ở nông thôn (tăng 7,1%). Cả nước đã cấp được 35.397 nghìn GCN các loại với tổng diện tích 20.282 nghìn ha.
Qua thanh tra xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất năm 2011, có 5.828 tổ chức vi phạm với diện tích 73.992,96 ha, trong đó đã thu hồi đất của 792 tổ chức với diện tích 12.550,40ha; xử lý bằng các hình thức yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đối với 1.135 tổ chức với diện tích 1.353,99 ha; Lập hồ sơ để thu hồi đất của 163 tổ chức với diện tích 1.501,91 ha; Thu nộp vào ngân sách nhà nước trên 96 tỷ đồng.
Đất để "hoang” do e dè giải phóng mặt bằng
Đầu năm 2012, bước đầu, qua kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của các dự án có sử dụng đất tại 5 TP trực thuộc TƯ cho thấy tình trạng đất đã được bàn giao cho chủ đầu tư nhưng một số dự án, công trình khu công nghiêp, cụm công nghiệp, khu đô thị còn chậm đưa vào sử dụng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư do chủ yếu chú trọng về số lượng để tăng tỷ lệ diện tích lấp đầy mà chưa có sự chọn lọc chất lượng dự án, do khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu đã làm tăng khó khăn về vốn, đầu ra, thu hút đầu tư cũng làm chậm tiến độ sử dụng đất, công tác quy hoạch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển...
Trước tình hình đó, Chính phủ xác định 6 tháng cuối năm 2012, sẽ triển khai xây dựng và ban hành Bảng giá đất năm 2013 đúng quy định của pháp luật về đất đai, nghiên cứu thí điểm xây dựng bản đồ giá đất, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về đất đai, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kỉểm tra trong việc thực hiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo pháp luật...
Qua thực tế quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, Chính phủ nhận thấy, mức giá đất ở tại đô thị, nhất là đất ở tại các đô thị lớn, theo Bảng giá đất được ban hành vẫn thấp hơn nhiều (chỉ bằng khoảng 30% - 60%) so với mức giá đất ở tương ứng về vị trí trên thị trường.
Một số tỉnh chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Bảng giá đất ban hành trong các năm trước đây như khu vực áp dụng một mức giá quá rộng với biên độ chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất quá lớn (thực chất cũng là khung giá), mức giá đất xác định theo khoảng hệ số mà khoảng này có biên độ chênh lệch quá lớn v.v... nên dễ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện khi áp giá đất trong những trường hợp cụ thể.
Đặc biệt, Chính phủ thừa nhận, mức giá đất ở trong khung giá đất do Chính phủ quy định lạc hậu so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp.
Nguyên nhân được chỉ ra là do việc xây dựng Bảng giá đất tại địa phương chủ yếu do các cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND các cấp thực hiện nên năng lực và thời gian đầu tư cho hoạt động xây dựng Bảng giá đất, việc cung cấp dịch vụ xây dựng Bảng giá đất của các tổ chức tư vấn giá đất độc lập còn rất hạn chế, tiến độ xây dựng Bảng giá đất bị chậm so với quy định
Còn ách tắc trong cấp GCN QSDĐ
Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN QSDĐ) đã có nhiều cố gắng và có chuyển biến tích cực, song Chính phủ chỉ ra, số lượng tồn đọng chưa được cấp GCN một số loại đất, nhất là đất chuyên dùng và đất ở đô thị còn nhiều; đặc biệt là việc cấp GCN cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, nhà chung cư mini và các khu vực ven đô thị lớn còn ách tắc; việc cấp GCN một số nơi còn phiền hà, nhũng nhiễu, kéo dài thời gian quá quy định, gây rất bức xúc trong dư luận.
Tính đến ngày 31/12/2011, việc cấp GCN QSDĐ ở hầu hết các địa phương cấp sổ đỏ đã tăng gấp 2 lần so với năm 2010; tăng nhiều nhất là GCN QSDĐ chuyên dùng (tăng 7,5%) và đất ở nông thôn (tăng 7,1%). Cả nước đã cấp được 35.397 nghìn GCN các loại với tổng diện tích 20.282 nghìn ha.
Qua thanh tra xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất năm 2011, có 5.828 tổ chức vi phạm với diện tích 73.992,96 ha, trong đó đã thu hồi đất của 792 tổ chức với diện tích 12.550,40ha; xử lý bằng các hình thức yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đối với 1.135 tổ chức với diện tích 1.353,99 ha; Lập hồ sơ để thu hồi đất của 163 tổ chức với diện tích 1.501,91 ha; Thu nộp vào ngân sách nhà nước trên 96 tỷ đồng.
Đất để "hoang” do e dè giải phóng mặt bằng
Đầu năm 2012, bước đầu, qua kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của các dự án có sử dụng đất tại 5 TP trực thuộc TƯ cho thấy tình trạng đất đã được bàn giao cho chủ đầu tư nhưng một số dự án, công trình khu công nghiêp, cụm công nghiệp, khu đô thị còn chậm đưa vào sử dụng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư do chủ yếu chú trọng về số lượng để tăng tỷ lệ diện tích lấp đầy mà chưa có sự chọn lọc chất lượng dự án, do khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu đã làm tăng khó khăn về vốn, đầu ra, thu hút đầu tư cũng làm chậm tiến độ sử dụng đất, công tác quy hoạch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển...
Trước tình hình đó, Chính phủ xác định 6 tháng cuối năm 2012, sẽ triển khai xây dựng và ban hành Bảng giá đất năm 2013 đúng quy định của pháp luật về đất đai, nghiên cứu thí điểm xây dựng bản đồ giá đất, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình áp dụng các văn bản pháp luật về đất đai, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kỉểm tra trong việc thực hiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo pháp luật...
Theo PLVN