Tại khu vực Nội Mông của Trung Quốc, một thành phố mới toanh với hàng loạt ngôi nhà cao tầng sừng sững vươn lên... trong hoang vắng.
Thành phố mang tên Ordos này có lẽ chính là minh chứng rõ rệt nhất về một thời huy hoàng đã qua của sự bùng nổ thị trường xây dựng từng tạo đà cho sự tăng tốc kinh tế thần kỳ của Trung Quốc.
Bức tượng khổng lồ của Thành Cát Tư Hãn được đặt ngay tại quảng trường Thành Cát Tư Hãn ở thị trấn mới Ordos. Ngay gần đó là hai con ngựa đá khổng lồ cất vó biểu trưng cho sức mạnh của đội quân Thành Cát Tư Hãn xưa kia. Song, cả quảng trường mênh mông vắng lặng người. Phần lớn các tòa nhà tại thị trấn mới này đều trống rỗng hoặc chưa hoàn tất. Rất nhiều khu chung cư không có người mua. Điều này khiến Ordos đã được gọi là thị trấn ma lớn nhất tại Trung Quốc.
Nếu muốn tìm một nơi điển hình cho sự vỡ bong bóng nhà đất ở Trung Quốc, đó chính là Ordos. Sự phát triển của Ordos được bắt đầu vào 20 năm trước, khi làn sóng người nhập cư tìm đến khu vực Nội Mông để làm việc cho các mỏ than. Các công ty than tư nhân không bỏ qua cơ hội tăng doanh thu và nhanh chóng biến khu vực Nội Mông tươi tốt trở thành một bình địa lởm chởm những hố khai thác than, hoặc những đường hầm chạy ngoằn ngoèo. Nông dân địa phương bán đất cho những chủ mỏ than và bất ngờ phát hiện ra mình có cả một gia tài lớn. Cả khu vực Ordos luôn trong tình trạng khát nhân công. Những đoàn xe tải chở than không mệt mỏi ngày đêm rầm rập chạy trên những con đường bụi mù.
Thành phố cổ Ordos bùng nổ phát triển, khi dòng tiền ào ạt tuôn vào. Điều này khiến chính quyền thành phố quyết định phải có những kế hoạch phát triển chiến lược. Họ đưa ra quy hoạch về một thị trấn mới khổng lồ, với hàng trăm nghìn cư dân, nơi bức tượng của Thành Cát Tư Hãn sẽ có vị trí oai nghi chính giữa quảng trường. Nhưng không như mong đợi, 10 năm sau đó, thị trấn mới Ordos lại phải cam chịu số phận như một khu vực bỏ hoang.
Hai con ngựa đá trên quảng trường Thành Cát Tư Hãn.
Nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất
Việc người dân sau khi bán đất lại dồn tiền cho các chủ đầu tư bất động sản vay lấy lãi cao cũng đang trở thành một mối lo ngại khác, điển hình là trường hợp của ông Li. Người đàn ông này bất ngờ trở nên giàu có khi chính quyền địa phương mua lại mảnh đất nơi gia đình ông có một cửa hàng nhỏ. Ông Li đã dùng khoản tiền bồi thường đất cho các nhà kinh doanh tư nhân vay để lấy lãi cao 40% mỗi năm và nhận lãi 3 tháng một lần. Trong vòng 2 năm, những nhà đầu tư trên luôn trả lãi cho ông đúng hạn, khiến ông Li quyết định dồn toàn bộ tài sản hơn 1 triệu USD cho các nhà kinh doanh này vay. Hậu quả tất yếu là khi thị trường bất động sản trầm lắng, việc chi trả lãi suất chậm dần lại và ngày càng khó đòi, cho đến khi một trong các chủ nợ biến mất. Giờ đây, ít nhất một nửa gia tài của ông Li đã biến mất cùng với người chủ nợ. “Chúng tôi đã từng giàu có và giờ lại quay trở về với cảnh nghèo” - ông Li buồn rầu tâm sự.
Ordos đã trở thành một minh chứng rõ ràng cho khái niệm mới tại Trung Quốc về những thành phố với hàng loạt căn hộ bỏ không, những cửa hàng trống hoác, các khu công sở đìu hiu. Hiện tượng này khiến các chuyên gia tài chính phương Tây lo ngại nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản rập rình ở Trung Quốc. Họ cho rằng, nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc có vẻ như trở nên ngày càng phụ thuộc vào tiến trình bán những khoảnh đất lớn cho các nhà thầu phát triển. Trong con mắt của phe chỉ trích, sự bùng nổ nhà đất tại Trung Quốc là một thảm hoạ. Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận thức rõ về những cảnh báo này và đã có hành động chính thức để ngăn chặn nạn đầu cơ mua bán chung cư, văn phòng trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế Trung Quốc tỏ ra ít lo lắng hơn chuyên gia phương Tây. Họ vẫn tin tưởng rằng những nhà kỹ trị trong chính quyền Bắc Kinh - vốn đã đưa Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 thập niên qua - sẽ sớm có cách cân bằng nguồn cung và cầu trên thị trường nhà đất. Đây cũng là mong chờ của rất nhiều người dân đã đầu tư tiền của vào bất động sản, với mong muốn có được một khoản để dành tích lũy.
Thị trấn cô quạnh.
Những khu nhà bỏ khôngBức tượng khổng lồ của Thành Cát Tư Hãn được đặt ngay tại quảng trường Thành Cát Tư Hãn ở thị trấn mới Ordos. Ngay gần đó là hai con ngựa đá khổng lồ cất vó biểu trưng cho sức mạnh của đội quân Thành Cát Tư Hãn xưa kia. Song, cả quảng trường mênh mông vắng lặng người. Phần lớn các tòa nhà tại thị trấn mới này đều trống rỗng hoặc chưa hoàn tất. Rất nhiều khu chung cư không có người mua. Điều này khiến Ordos đã được gọi là thị trấn ma lớn nhất tại Trung Quốc.
Nếu muốn tìm một nơi điển hình cho sự vỡ bong bóng nhà đất ở Trung Quốc, đó chính là Ordos. Sự phát triển của Ordos được bắt đầu vào 20 năm trước, khi làn sóng người nhập cư tìm đến khu vực Nội Mông để làm việc cho các mỏ than. Các công ty than tư nhân không bỏ qua cơ hội tăng doanh thu và nhanh chóng biến khu vực Nội Mông tươi tốt trở thành một bình địa lởm chởm những hố khai thác than, hoặc những đường hầm chạy ngoằn ngoèo. Nông dân địa phương bán đất cho những chủ mỏ than và bất ngờ phát hiện ra mình có cả một gia tài lớn. Cả khu vực Ordos luôn trong tình trạng khát nhân công. Những đoàn xe tải chở than không mệt mỏi ngày đêm rầm rập chạy trên những con đường bụi mù.
Thành phố cổ Ordos bùng nổ phát triển, khi dòng tiền ào ạt tuôn vào. Điều này khiến chính quyền thành phố quyết định phải có những kế hoạch phát triển chiến lược. Họ đưa ra quy hoạch về một thị trấn mới khổng lồ, với hàng trăm nghìn cư dân, nơi bức tượng của Thành Cát Tư Hãn sẽ có vị trí oai nghi chính giữa quảng trường. Nhưng không như mong đợi, 10 năm sau đó, thị trấn mới Ordos lại phải cam chịu số phận như một khu vực bỏ hoang.
Hai con ngựa đá trên quảng trường Thành Cát Tư Hãn.
Nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất
Việc người dân sau khi bán đất lại dồn tiền cho các chủ đầu tư bất động sản vay lấy lãi cao cũng đang trở thành một mối lo ngại khác, điển hình là trường hợp của ông Li. Người đàn ông này bất ngờ trở nên giàu có khi chính quyền địa phương mua lại mảnh đất nơi gia đình ông có một cửa hàng nhỏ. Ông Li đã dùng khoản tiền bồi thường đất cho các nhà kinh doanh tư nhân vay để lấy lãi cao 40% mỗi năm và nhận lãi 3 tháng một lần. Trong vòng 2 năm, những nhà đầu tư trên luôn trả lãi cho ông đúng hạn, khiến ông Li quyết định dồn toàn bộ tài sản hơn 1 triệu USD cho các nhà kinh doanh này vay. Hậu quả tất yếu là khi thị trường bất động sản trầm lắng, việc chi trả lãi suất chậm dần lại và ngày càng khó đòi, cho đến khi một trong các chủ nợ biến mất. Giờ đây, ít nhất một nửa gia tài của ông Li đã biến mất cùng với người chủ nợ. “Chúng tôi đã từng giàu có và giờ lại quay trở về với cảnh nghèo” - ông Li buồn rầu tâm sự.
Ordos đã trở thành một minh chứng rõ ràng cho khái niệm mới tại Trung Quốc về những thành phố với hàng loạt căn hộ bỏ không, những cửa hàng trống hoác, các khu công sở đìu hiu. Hiện tượng này khiến các chuyên gia tài chính phương Tây lo ngại nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản rập rình ở Trung Quốc. Họ cho rằng, nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc có vẻ như trở nên ngày càng phụ thuộc vào tiến trình bán những khoảnh đất lớn cho các nhà thầu phát triển. Trong con mắt của phe chỉ trích, sự bùng nổ nhà đất tại Trung Quốc là một thảm hoạ. Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận thức rõ về những cảnh báo này và đã có hành động chính thức để ngăn chặn nạn đầu cơ mua bán chung cư, văn phòng trong 2 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế Trung Quốc tỏ ra ít lo lắng hơn chuyên gia phương Tây. Họ vẫn tin tưởng rằng những nhà kỹ trị trong chính quyền Bắc Kinh - vốn đã đưa Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 thập niên qua - sẽ sớm có cách cân bằng nguồn cung và cầu trên thị trường nhà đất. Đây cũng là mong chờ của rất nhiều người dân đã đầu tư tiền của vào bất động sản, với mong muốn có được một khoản để dành tích lũy.
Theo Lao động