Chủ trương giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn Hà Nội đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống khu vực nông thôn. Tuy nhiên, thực tế quản lý và sử dụng đất nông nghiệp cho thấy còn nhiều bất cập.
Vi phạm nhiều, kéo dài
Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Nội, diện tích quỹ đất nông nghiệp toàn TP Hà Nội còn lại 157.693ha. Việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân được phân ra 4 loại: Đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5%, quỹ đất vượt 5%, đất nông nghiệp khó giao.
Theo quy định, các huyện căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu để quyết định tỷ lệ đất được để lại cho mỗi xã không quá 5% đất nông nghiệp của từng xã. Quỹ đất này được sử dụng vào các mục đích cho thuê sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc bù lại đất dùng xây dựng các công trình công cộng tại xã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép... Tuy nhiên, tại nhiều quận, huyện đã xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trên đất nông nghiệp (tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất), cho thuê, cho mượn. Quỹ đất bãi bồi ven sông chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng tùy tiện, khó kiểm soát.
Việc quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp vào mục đích công ích tại các quận, huyện, vẫn còn nhiều tồn tại. Quỹ đất này trên địa bàn TP hiện còn 10.668,5ha, trong đó 84,43ha bị sử dụng sai mục đích khi giao thầu hoặc bị lấn chiếm. Tại huyện Ba Vì, diện tích giao khoán thầu dưới 5 năm là 595,58ha, song diện tích sử dụng sai mục đích tới 22,35ha; diện tích giao khoán, cho thuê, mượn trên 5 năm là 63,4ha, trong đó 3,65ha sử dụng không đúng mục đích...
Ngoài ra, một số diện tích tự ý chuyển mục đích làm nhà xưởng, nhà kho, văn phòng giao dịch, nhà ở… kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý triệt để. Một số diện tích khác để hoang hóa, không sử dụng, bị lấn chiếm, gây lãng phí. Thậm chí, có nơi còn xây dựng các công trình như trường học, nhà văn hóa, sân thể thao trên đất công ích nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số nơi không có bản đồ, hồ sơ, sổ sách quản lý theo quy định; có địa phương có biểu hiện sai phạm trong thu, chi tiền từ việc cho thuê đất nông nghiệp. Tình trạng trên kéo dài nhiều năm nhưng chưa được chính quyền xử lý triệt để.
Thanh tra, xử lý sai phạm
Để quản lý chặt việc sử dụng đất nông nghiệp, TP yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, tổng hợp quỹ đất đang sử dụng, thống kê, phân loại đầy đủ các vi phạm. Kiên quyết thanh lý, hủy bỏ hợp đồng đã ký với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thuê đất không đúng thời gian theo quy định để ký lại hợp đồng. Đồng thời, lập hồ sơ xử lý các trường hợp tự ý xây dựng trái phép; làm rõ số tiền thu, chi từ việc cho thuê đất nông nghiệp công ích để quản lý, sử dụng theo quy định...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh chỉ đạo, các quận, huyện, thị xã phải thành lập Đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn phường, xã, thị trấn (về việc cho thuê, đấu thầu, quản lý, sử dụng kinh phí cho thuê, đấu thầu; việc xây dựng công trình, chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm trái phép, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm và để xảy ra vi phạm); lập hồ sơ xử lý vi phạm, báo cáo Sở TN&MT trước ngày 30/3. Sở TN&MT tổ chức thanh tra, kết luận việc quản lý, sử dụng đất, báo cáo UBND TP chỉ đạo, xử lý.
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh: "Đối với việc sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP, các quận, huyện, thị xã tiếp tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình theo quy định, kể cả diện tích đất nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp, nhưng chưa có chủ trương đầu tư và thông báo thu hồi đất. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ địa chính chính quy để đưa đất nông nghiệp vào sử dụng đúng mục đích, hiệu quả".
Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Nội, diện tích quỹ đất nông nghiệp toàn TP Hà Nội còn lại 157.693ha. Việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân được phân ra 4 loại: Đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64/CP, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5%, quỹ đất vượt 5%, đất nông nghiệp khó giao.
Theo quy định, các huyện căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu để quyết định tỷ lệ đất được để lại cho mỗi xã không quá 5% đất nông nghiệp của từng xã. Quỹ đất này được sử dụng vào các mục đích cho thuê sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc bù lại đất dùng xây dựng các công trình công cộng tại xã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép... Tuy nhiên, tại nhiều quận, huyện đã xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trên đất nông nghiệp (tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất), cho thuê, cho mượn. Quỹ đất bãi bồi ven sông chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng tùy tiện, khó kiểm soát.
Đất nông nghiệp tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh có nguy cơ bị lấn chiếm.
Việc quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp vào mục đích công ích tại các quận, huyện, vẫn còn nhiều tồn tại. Quỹ đất này trên địa bàn TP hiện còn 10.668,5ha, trong đó 84,43ha bị sử dụng sai mục đích khi giao thầu hoặc bị lấn chiếm. Tại huyện Ba Vì, diện tích giao khoán thầu dưới 5 năm là 595,58ha, song diện tích sử dụng sai mục đích tới 22,35ha; diện tích giao khoán, cho thuê, mượn trên 5 năm là 63,4ha, trong đó 3,65ha sử dụng không đúng mục đích...
Ngoài ra, một số diện tích tự ý chuyển mục đích làm nhà xưởng, nhà kho, văn phòng giao dịch, nhà ở… kéo dài nhiều năm nhưng chưa được xử lý triệt để. Một số diện tích khác để hoang hóa, không sử dụng, bị lấn chiếm, gây lãng phí. Thậm chí, có nơi còn xây dựng các công trình như trường học, nhà văn hóa, sân thể thao trên đất công ích nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số nơi không có bản đồ, hồ sơ, sổ sách quản lý theo quy định; có địa phương có biểu hiện sai phạm trong thu, chi tiền từ việc cho thuê đất nông nghiệp. Tình trạng trên kéo dài nhiều năm nhưng chưa được chính quyền xử lý triệt để.
Thanh tra, xử lý sai phạm
Để quản lý chặt việc sử dụng đất nông nghiệp, TP yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, tổng hợp quỹ đất đang sử dụng, thống kê, phân loại đầy đủ các vi phạm. Kiên quyết thanh lý, hủy bỏ hợp đồng đã ký với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thuê đất không đúng thời gian theo quy định để ký lại hợp đồng. Đồng thời, lập hồ sơ xử lý các trường hợp tự ý xây dựng trái phép; làm rõ số tiền thu, chi từ việc cho thuê đất nông nghiệp công ích để quản lý, sử dụng theo quy định...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh chỉ đạo, các quận, huyện, thị xã phải thành lập Đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích trên địa bàn phường, xã, thị trấn (về việc cho thuê, đấu thầu, quản lý, sử dụng kinh phí cho thuê, đấu thầu; việc xây dựng công trình, chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm trái phép, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm và để xảy ra vi phạm); lập hồ sơ xử lý vi phạm, báo cáo Sở TN&MT trước ngày 30/3. Sở TN&MT tổ chức thanh tra, kết luận việc quản lý, sử dụng đất, báo cáo UBND TP chỉ đạo, xử lý.
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh: "Đối với việc sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP, các quận, huyện, thị xã tiếp tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình theo quy định, kể cả diện tích đất nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp, nhưng chưa có chủ trương đầu tư và thông báo thu hồi đất. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ địa chính chính quy để đưa đất nông nghiệp vào sử dụng đúng mục đích, hiệu quả".
Theo KTĐT