Trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, lợi thế của nhà ở xã hội dần trở nên yếu thế, khi mà nhiều dự án thương mại đã bắt đầu đưa ra những ưu đãi gần như ngang bằng với nhà ở xã hội. Và như thế, người mua nhà đang được hưởng lợi.
Sau khi chia nhỏ căn hộ to thành những căn hộ nhỏ có diện tích từ 50-70 m2, ngay lập tức các căn hộ của một dự án thương mại đã được rơi vào nhóm vay ưu đãi của gói 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước. Người mua nhà cũng được vay lãi suất ưu đãi 6%/năm trong 10 năm giống như ưu đãi của nhà ở xã hội. Vấn đề chỉ còn là sự so sánh về giá cả.
Chị Tiên, một người mua nhà cho biết, chị sẽ quyết định mua nhà ở dự án thương mại chứ không chọn mua nhà ở xã hội. Nguyên nhân do giá bán tại nhiều dự án thương mại cũng chỉ ngang bằng giá bán tại các dự án nhà ở xã hội trong khu vực. Thậm chí còn ưu thế hơn là đã xây xong phần thô, chuẩn bị bàn giao trong khi các dự án nhà ở xã hội mới bắt đầu khởi công.
Đó là chưa kể, một số dự án thương mại còn đưa ra cam kết, chấp nhận chịu phạt 20% giá trị hợp đồng lên tới cả trăm triệu đồng tiền phạt nếu chủ đầu tư chậm tiến độ. Điều này càng khiến chị cảm thấy nhà ở thương mại đang hấp dẫn hơn nhà ở xã hội.
Với nhiều người, việc không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm, không được tự chọn căn, tầng, hướng theo tuổi cộng với tâm lý nhà ở xã hội là loại nhà chất lượng thấp lại càng khiến lợi thế nhà ở xã hội bị đuối hơn so với nhà ở thương mại. Nhất là khi giá nhà ở xã hội lại không hề rẻ hơn nhà ở thương mại.
Bà Phạm Nguyệt Nga, đại diện một doanh nghiệp BĐS thừa nhận, cuộc chiến cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội đang đi vào giai đoạn khốc liệt. Sức ép về giải phóng hàng tồn kho đang rất lớn cho doanh nghiệp.
Trên thực tế, để đưa ra những chính sách ưu đãi ngang ngửa với các dự án nhà ở xã hội, nhiều dự án nhà ở thương mại đã phải chấp nhận không có lợi nhuận, thậm chí lỗ để bán hàng. Nhưng cũng phải thừa nhận trong cuộc cạnh tranh này, người mua nhà đang được hưởng lợi.
Bà Phạm Nguyệt Nga cho rằng: “Giá của các căn hộ thương mại đang đưa ra rất sát với giá nhà ở xã hội. Điều này khiến thị trường có sự cạnh tranh lớn đối với nhà ở xã hội. Điểm mạnh của căn hộ thương mại là được quyền chuyển đổi luôn trong khi nhà ở xã hội phải mất 5 năm chuyển đổi”.
Do áp lực giải phóng hàng tồn kho trên thị trường BĐS, nhiều dự nhà ở thương mại đã đưa ra mức giá bán ngang với mức giá nhà ở xã hội. Nhiều dự án nhà ở xã hội đã phải yêu cầu khách hàng phải đặt cọc khi đăng ký mua vì sợ khách hàng bỏ mua chạy sang phân khúc nhà ở thương mại.
Cuộc cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và nhà ở XH bắt đầu vào giai đoạn khốc liệt.
Chị Tiên, một người mua nhà cho biết, chị sẽ quyết định mua nhà ở dự án thương mại chứ không chọn mua nhà ở xã hội. Nguyên nhân do giá bán tại nhiều dự án thương mại cũng chỉ ngang bằng giá bán tại các dự án nhà ở xã hội trong khu vực. Thậm chí còn ưu thế hơn là đã xây xong phần thô, chuẩn bị bàn giao trong khi các dự án nhà ở xã hội mới bắt đầu khởi công.
Đó là chưa kể, một số dự án thương mại còn đưa ra cam kết, chấp nhận chịu phạt 20% giá trị hợp đồng lên tới cả trăm triệu đồng tiền phạt nếu chủ đầu tư chậm tiến độ. Điều này càng khiến chị cảm thấy nhà ở thương mại đang hấp dẫn hơn nhà ở xã hội.
Với nhiều người, việc không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm, không được tự chọn căn, tầng, hướng theo tuổi cộng với tâm lý nhà ở xã hội là loại nhà chất lượng thấp lại càng khiến lợi thế nhà ở xã hội bị đuối hơn so với nhà ở thương mại. Nhất là khi giá nhà ở xã hội lại không hề rẻ hơn nhà ở thương mại.
Bà Phạm Nguyệt Nga, đại diện một doanh nghiệp BĐS thừa nhận, cuộc chiến cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội đang đi vào giai đoạn khốc liệt. Sức ép về giải phóng hàng tồn kho đang rất lớn cho doanh nghiệp.
Trên thực tế, để đưa ra những chính sách ưu đãi ngang ngửa với các dự án nhà ở xã hội, nhiều dự án nhà ở thương mại đã phải chấp nhận không có lợi nhuận, thậm chí lỗ để bán hàng. Nhưng cũng phải thừa nhận trong cuộc cạnh tranh này, người mua nhà đang được hưởng lợi.
Bà Phạm Nguyệt Nga cho rằng: “Giá của các căn hộ thương mại đang đưa ra rất sát với giá nhà ở xã hội. Điều này khiến thị trường có sự cạnh tranh lớn đối với nhà ở xã hội. Điểm mạnh của căn hộ thương mại là được quyền chuyển đổi luôn trong khi nhà ở xã hội phải mất 5 năm chuyển đổi”.
Do áp lực giải phóng hàng tồn kho trên thị trường BĐS, nhiều dự nhà ở thương mại đã đưa ra mức giá bán ngang với mức giá nhà ở xã hội. Nhiều dự án nhà ở xã hội đã phải yêu cầu khách hàng phải đặt cọc khi đăng ký mua vì sợ khách hàng bỏ mua chạy sang phân khúc nhà ở thương mại.
Theo VTV