Cần làm rõ khái niệm “sát giá thị trường” trong việc định giá đất và bồi thường khi thu hồi đất là một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất trong phiên họp của Quốc hội về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng 19.11.
Về khung giá đất, đa số ý kiến cho rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên giá đất phải do Nhà nước quyết định, bao gồm khung giá đất và mức giá. Khung giá đất, bảng giá đất được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc nguyên tắc định giá đất theo thời hạn sử dụng đất vì theo quy định này khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp mà Nhà nước thu hồi đất thì sẽ không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng giá đất hiện tại là xơ cứng, hình thức, chưa bám sát giá thị trường bởi giá hiện nay mới chỉ là giá cả của đất chứ chưa phản ánh đúng giá trị thực của đất.
Đóng góp ý kiến về việc định giá đất và cơ chế thu hồi đất, đại biểu Lê Trọng Sang (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất có liên quan chặt chẽ đến sinh kế của người dân. Giá trị bồi thường cho người dân khi thu hồi cần ngang bằng, bảo bảm sự tương đương. Việc thu hồi đất trong thời gian qua chưa thành công với nguyên nhân bắt nguồn từ sự mơ hồ của khái niệm “sát giá thị trường”. Dự thảo luật có sự thay đổi nhưng vẫn không rõ ràng hơn bởi gọi là phù hợp cũng chẳng khác gì sát giá thị trường.
Đại biểu Sang cũng nêu rõ: Thực tế, bảng giá tại các địa phương còn kém xa so với giá thị
trường. Điều này khiến ngân sách nhà nước bị thất thu, còn người dân bị thu hồi đất phải chịu thiệt thòi, dẫn đến phản ứng và khiếu kiện.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết: “Giá đất phụ thuộc vào tốc độ đô thị hóa của từng địa phương chứ không phụ thuộc vào quá trình canh tác”.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp lại khẳng định: “Giá đất phải do Nhà nước quy định”. Tuy nhiên, đại biểu Tiếp cũng cho biết: Mặc dù vậy, giá đất được quy định cần bám sát hơn nữa với giá thị trường. Bên cạnh đó, việc quy định giá đất cần bảo đảm sự công bằng và khách quan hơn.
Trong khi đại biểu Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) băn khoăn: “Các tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng bảng giá đất sát thị trường. Nhưng nếu bỏ quy định thì các tỉnh lại không có cơ sở, thiếu định hướng”.
Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) đóng góp quan điểm: Cần xây dựng cơ quan chuyên trách để định giá đúng giá đất, từ đó áp dụng bảng giá phù hợp. Điều này được thực hiện sẽ góp phần giảm bớt sự thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất, giảm bớt khiếu nại.
Cũng trong sáng 19.11, các đại biểu đã thảo luận về một số vấn đề khác xung quanh Luật Đất đai (sửa đổi). Tán thành với quy định lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo 3 cấp, một số đại biểu nhấn mạnh, cần điều chỉnh, nâng thời hạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay là 10 năm và tầm nhìn 20 năm để phù hợp với kỳ hạn sử dụng của dự án bất động sản là từ 50 năm trở lên.
Đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) cho biết: “Cần lấy ý kiến của người dân có đất, chủ đầu tư trong quá trình xây dựng quy hoạch ở cả 3 cấp với phương thức và mức độ khác nhau để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quy hoạch ngay trong quá trình xây dựng”.
Bên cạnh việc quy hoạch cần có tầm nhìn chiến lược, một số đại biểu đi sâu phân tích ý nghĩa và sự cần thiết trong việc khắc phục tình trạng sai quy hoạch, cấp giấy sử dụng sai mục đích để hạn chế khiếu kiện. Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) cho biết: “Cần cụ thể hóa hơn, nâng cao hơn vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước ở các cấp. Bên cạnh đó, cần chế tài mạnh để xử lý 4 cái sai hiện nay là sai quy hoạch, cấp sai thẩm quyền, sử dụng sai mục đích, gắn trách nhiệm xã, phường vào quản lý đất đai”.
Cơ chế thu hồi đất cũng thu hút được nhiều ý kiến đóng góp. Các đại biểu cho biết cần xem xét vấn đề này kỹ lưỡng hơn bởi thời gian qua còn xảy ra nhiều bất cập, gây lãng phí nghiêm trọng tài nguyên đất trong khi người dân, đặc biệt là nông dân lại không có đất sản xuất.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho biết: Đề nghị xem xét kỹ lưỡng bởi đây là nguyên nhân dẫn tới việc đời sống người dân gặp khó khăn, kéo theo đó là sự bức xúc dẫn tới việc khiếu kiện kéo dài.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc nguyên tắc định giá đất theo thời hạn sử dụng đất vì theo quy định này khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp mà Nhà nước thu hồi đất thì sẽ không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng giá đất hiện tại là xơ cứng, hình thức, chưa bám sát giá thị trường bởi giá hiện nay mới chỉ là giá cả của đất chứ chưa phản ánh đúng giá trị thực của đất.
Đóng góp ý kiến về việc định giá đất và cơ chế thu hồi đất, đại biểu Lê Trọng Sang (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất có liên quan chặt chẽ đến sinh kế của người dân. Giá trị bồi thường cho người dân khi thu hồi cần ngang bằng, bảo bảm sự tương đương. Việc thu hồi đất trong thời gian qua chưa thành công với nguyên nhân bắt nguồn từ sự mơ hồ của khái niệm “sát giá thị trường”. Dự thảo luật có sự thay đổi nhưng vẫn không rõ ràng hơn bởi gọi là phù hợp cũng chẳng khác gì sát giá thị trường.
Đại biểu Sang cũng nêu rõ: Thực tế, bảng giá tại các địa phương còn kém xa so với giá thị
trường. Điều này khiến ngân sách nhà nước bị thất thu, còn người dân bị thu hồi đất phải chịu thiệt thòi, dẫn đến phản ứng và khiếu kiện.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết: “Giá đất phụ thuộc vào tốc độ đô thị hóa của từng địa phương chứ không phụ thuộc vào quá trình canh tác”.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp lại khẳng định: “Giá đất phải do Nhà nước quy định”. Tuy nhiên, đại biểu Tiếp cũng cho biết: Mặc dù vậy, giá đất được quy định cần bám sát hơn nữa với giá thị trường. Bên cạnh đó, việc quy định giá đất cần bảo đảm sự công bằng và khách quan hơn.
Trong khi đại biểu Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) băn khoăn: “Các tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng bảng giá đất sát thị trường. Nhưng nếu bỏ quy định thì các tỉnh lại không có cơ sở, thiếu định hướng”.
Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) đóng góp quan điểm: Cần xây dựng cơ quan chuyên trách để định giá đúng giá đất, từ đó áp dụng bảng giá phù hợp. Điều này được thực hiện sẽ góp phần giảm bớt sự thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất, giảm bớt khiếu nại.
Cũng trong sáng 19.11, các đại biểu đã thảo luận về một số vấn đề khác xung quanh Luật Đất đai (sửa đổi). Tán thành với quy định lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo 3 cấp, một số đại biểu nhấn mạnh, cần điều chỉnh, nâng thời hạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay là 10 năm và tầm nhìn 20 năm để phù hợp với kỳ hạn sử dụng của dự án bất động sản là từ 50 năm trở lên.
Đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) cho biết: “Cần lấy ý kiến của người dân có đất, chủ đầu tư trong quá trình xây dựng quy hoạch ở cả 3 cấp với phương thức và mức độ khác nhau để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quy hoạch ngay trong quá trình xây dựng”.
Bên cạnh việc quy hoạch cần có tầm nhìn chiến lược, một số đại biểu đi sâu phân tích ý nghĩa và sự cần thiết trong việc khắc phục tình trạng sai quy hoạch, cấp giấy sử dụng sai mục đích để hạn chế khiếu kiện. Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) cho biết: “Cần cụ thể hóa hơn, nâng cao hơn vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước ở các cấp. Bên cạnh đó, cần chế tài mạnh để xử lý 4 cái sai hiện nay là sai quy hoạch, cấp sai thẩm quyền, sử dụng sai mục đích, gắn trách nhiệm xã, phường vào quản lý đất đai”.
Cơ chế thu hồi đất cũng thu hút được nhiều ý kiến đóng góp. Các đại biểu cho biết cần xem xét vấn đề này kỹ lưỡng hơn bởi thời gian qua còn xảy ra nhiều bất cập, gây lãng phí nghiêm trọng tài nguyên đất trong khi người dân, đặc biệt là nông dân lại không có đất sản xuất.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho biết: Đề nghị xem xét kỹ lưỡng bởi đây là nguyên nhân dẫn tới việc đời sống người dân gặp khó khăn, kéo theo đó là sự bức xúc dẫn tới việc khiếu kiện kéo dài.
Theo Dân Việt