Ngày 1/8, trao đổi với Phóng viên Báo đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long (STL) cho biết, đến ngày 1/8 hàng chục khách hàng đã mở tài khoản tại BIDV Thanh Xuân và cam kết tiếp tục nộp khoảng 100 tỷ đồng vào tài khoản chung để triển khai dự án Usilk City.
Cũng trong sáng 1/8, Ban đại diện khách hàng đã có cuộc làm việc với STL để "chốt" tiến độ cho kế hoạch hoàn thiện Usilk City trong 23 tuần tới. Theo kế hoạch, ngày 4/8, khách hàng sẽ có mặt tại công trường thăm dự án, thống nhất các vấn đề thủ tục và bắt đầu từ ngày 5/8 sẽ chạy tiến độ theo kế hoạch giải cứu Usilk City.
Ông Dũng cho biết, từ ngày 25/7 đến nay, STL đã chi thêm 5,1 tỷ đồng mua 175 tấn thép hình (thi công thang máy và các hạng mục khác) và sẽ chi thêm 35 tỷ đồng vốn đối ứng cho các hạng mục của dự án.
STL cũng đã làm việc với các nhà thầu để chuẩn bị cho đợt cao điểm thi đua xây dựng trên công trình. STL sẽ triển khai xây dựng dự án 24/24 để đảm bảo tiến độ.
STL và Ban đại diện khách hàng cũng thống nhất, đến 10/8/2013, nếu khách hàng cụm CT1 không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ (khách hàng mới đóng dưới 70% giá trị hợp đồng), STL sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng.
Trong một diễn biến mới nhất, chiều ngày 31/7, trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản theo mô hình của phương án mà khách hàng dự án Usilk City đang áp dụng.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, việc nhiều dự án BĐS dùng tiền mua nhà của khách hàng đầu tư dàn trải, bị thua lỗ, dẫn tới không còn tiền để tiếp tục xây dựng đã gây mất lòng tin nghiêm trọng cho khách hàng, khiến khách hàng không muốn tiếp tục nộp tiền cho chủ đầu tư.
Vì vậy, để khách hàng yên tâm là tiền mình nộp không bị chủ đầu tư mang đi làm việc khác, giải pháp đưa ra là khách hàng cần được trực tiếp giám sát nguồn tiền vào dự án để trực tiếp giải ngân cho từng hạng mục của công trình.
Để giải pháp này phát huy hiệu quả, Bộ Xây dựng cho biết, với tư cách là cơ quan thường trực của Chính phủ về quản lý nhà ở, Bộ sẽ có văn bản kiến nghị với các địa phương tạo cơ chế giúp người dân và chủ đầu tư có điều kiện tự thỏa thuận cùng triển khai tiếp dự án.
Đồng thời sẽ trao đổi với Ngân hàng Nhà nước để thống nhất chỉ đạo các ngân hàng thương mại đồng thuận với chủ trương: Chưa thu hồi nợ ngay với những khoản tiền người dân tiếp tục nộp vào dự án để xây dựng nhà.
Để đảm bảo cho sự an toàn tiền mua nhà của khách hàng, Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng quy định bắt buộc các dự án phải mua bảo hiểm nhà ở để trong trường hợp chủ đầu tư không còn năng lực thực hiện tiếp dự án, người mua nhà sẽ không bị mất tiền do đã mua bảo hiểm.
Ông Dũng cho biết, từ ngày 25/7 đến nay, STL đã chi thêm 5,1 tỷ đồng mua 175 tấn thép hình (thi công thang máy và các hạng mục khác) và sẽ chi thêm 35 tỷ đồng vốn đối ứng cho các hạng mục của dự án.
STL cũng đã làm việc với các nhà thầu để chuẩn bị cho đợt cao điểm thi đua xây dựng trên công trình. STL sẽ triển khai xây dựng dự án 24/24 để đảm bảo tiến độ.
STL và Ban đại diện khách hàng cũng thống nhất, đến 10/8/2013, nếu khách hàng cụm CT1 không tiếp tục đóng tiền theo tiến độ (khách hàng mới đóng dưới 70% giá trị hợp đồng), STL sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng.
Nhà thầu đang vận chuyển xi măng vào thang vận tại dự án Usilk City sáng ngày 1/8/2013.
Trong một diễn biến mới nhất, chiều ngày 31/7, trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đang nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản theo mô hình của phương án mà khách hàng dự án Usilk City đang áp dụng.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, việc nhiều dự án BĐS dùng tiền mua nhà của khách hàng đầu tư dàn trải, bị thua lỗ, dẫn tới không còn tiền để tiếp tục xây dựng đã gây mất lòng tin nghiêm trọng cho khách hàng, khiến khách hàng không muốn tiếp tục nộp tiền cho chủ đầu tư.
Vì vậy, để khách hàng yên tâm là tiền mình nộp không bị chủ đầu tư mang đi làm việc khác, giải pháp đưa ra là khách hàng cần được trực tiếp giám sát nguồn tiền vào dự án để trực tiếp giải ngân cho từng hạng mục của công trình.
Để giải pháp này phát huy hiệu quả, Bộ Xây dựng cho biết, với tư cách là cơ quan thường trực của Chính phủ về quản lý nhà ở, Bộ sẽ có văn bản kiến nghị với các địa phương tạo cơ chế giúp người dân và chủ đầu tư có điều kiện tự thỏa thuận cùng triển khai tiếp dự án.
Đồng thời sẽ trao đổi với Ngân hàng Nhà nước để thống nhất chỉ đạo các ngân hàng thương mại đồng thuận với chủ trương: Chưa thu hồi nợ ngay với những khoản tiền người dân tiếp tục nộp vào dự án để xây dựng nhà.
Để đảm bảo cho sự an toàn tiền mua nhà của khách hàng, Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng quy định bắt buộc các dự án phải mua bảo hiểm nhà ở để trong trường hợp chủ đầu tư không còn năng lực thực hiện tiếp dự án, người mua nhà sẽ không bị mất tiền do đã mua bảo hiểm.
Theo Báo Đầu tư