Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sửa đổi, bổ sung một số quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Với gần 1.000 dự án phải GPMB hàng năm ở Hà Nội, người dân đang quan tâm xem chính sách mới sẽ đem lại công bằng gì cho họ?
Hà Nội đang có hàng nghìn dự án liên quan tới GPMB, thu hồi đất
Tất cả đều phải công khai
Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển, quy định mới về bồi thường sẽ được sửa đổi theo hướng “đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sử dụng trước
1-7-2004 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác; đất tự khai hoang theo quy hoạch được phê duyệt... nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng ổn định và không có tranh chấp, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bằng tiền”.
Với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần (mà phần còn lại không thể tiếp tục sử dụng được) thì được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn tiếp tục sử dụng được thì bồi thường phần giá trị nhà ở, công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà ở, công trình bị phá dỡ.
Bộ TN-MT cũng kiến nghị về kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phải được gửi đến từng người có đất bị thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất bị thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
Dự thảo cũng quy định cụ thể về việc lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng công khai với người dân. Theo đó, tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức lấy ý kiến theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất bị thu hồi đất, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Các đơn vị liên quan phải có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các phương án này cũng phải được niêm yết công khai, trong đó, nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ...
Không được cưỡng chế ban đêm
Dự thảo quy định mới nêu rõ: “Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà, đất được bố trí tái định cư thì tổ chức được giao thực hiện bồi thường, GPMB chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại ngân hàng và giữ nguyên nhà, đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này”. Khi thanh toán cho người dân, số tiền lãi phát sinh trong thời gian gửi tại tổ chức tín dụng được trả lại cho người có đất bị thu hồi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất là phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan và nhanh chóng. Tuy nhiên, Bộ TN-MT cũng đề xuất quy định, không tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Không tiến hành cưỡng chế trước và sau Tết Nguyên đán 15 ngày, trong các ngày nghỉ, ngày lễ khác theo quy định của pháp luật hoặc trong thời gian diễn ra những sự kiện lớn trọng đại.
Việc cưỡng chế cũng chỉ được thực hiện sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB, UBND và Ủy ban MTTQ cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước. Việc cưỡng chế thu hồi đất phải có quyết định cưỡng chế bằng văn bản. Các cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ được tổ chức cưỡng chế khi người được cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB phối hợp với chính quyền niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất thu hồi.
Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển, quy định mới về bồi thường sẽ được sửa đổi theo hướng “đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sử dụng trước
1-7-2004 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác; đất tự khai hoang theo quy hoạch được phê duyệt... nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng ổn định và không có tranh chấp, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bằng tiền”.
Với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần (mà phần còn lại không thể tiếp tục sử dụng được) thì được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn tiếp tục sử dụng được thì bồi thường phần giá trị nhà ở, công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà ở, công trình bị phá dỡ.
Bộ TN-MT cũng kiến nghị về kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phải được gửi đến từng người có đất bị thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất bị thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
Dự thảo cũng quy định cụ thể về việc lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng công khai với người dân. Theo đó, tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức lấy ý kiến theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất bị thu hồi đất, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Các đơn vị liên quan phải có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các phương án này cũng phải được niêm yết công khai, trong đó, nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ...
Không được cưỡng chế ban đêm
Dự thảo quy định mới nêu rõ: “Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ, không nhận nhà, đất được bố trí tái định cư thì tổ chức được giao thực hiện bồi thường, GPMB chuyển khoản tiền chi trả vào tài khoản riêng mở tại ngân hàng và giữ nguyên nhà, đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này”. Khi thanh toán cho người dân, số tiền lãi phát sinh trong thời gian gửi tại tổ chức tín dụng được trả lại cho người có đất bị thu hồi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển, nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất là phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan và nhanh chóng. Tuy nhiên, Bộ TN-MT cũng đề xuất quy định, không tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Không tiến hành cưỡng chế trước và sau Tết Nguyên đán 15 ngày, trong các ngày nghỉ, ngày lễ khác theo quy định của pháp luật hoặc trong thời gian diễn ra những sự kiện lớn trọng đại.
Việc cưỡng chế cũng chỉ được thực hiện sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB, UBND và Ủy ban MTTQ cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước. Việc cưỡng chế thu hồi đất phải có quyết định cưỡng chế bằng văn bản. Các cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ được tổ chức cưỡng chế khi người được cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB phối hợp với chính quyền niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất thu hồi.
Theo ANTĐ