Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khẳng định: “Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở để giải quyết chỗ ở cho 8 nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở vì các đối tượng này không đủ khả năng mua nhà...”.
Theo các chuyên gia xây dựng, với điều kiện kinh tế quốc gia và thu nhập của các đối tượng nêu trên, hướng phát triển nhà cho thuê là giải pháp khả thi.
Chi phí rẻ cho người thuê
Cách đây 3 năm, thành phố Hà Nội đã đầu tư thí điểm xây dựng 515 căn hộ cho thuê có diện tích từ 36 - 63 m2/căn tại đô thị Việt Hưng, quận Long Biên. Hiện nay, 515 gia đình công nhân viên chức có khó khăn về nhà ở của Hà Nội đã được vào thuê.
Theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà ở, Sở Xây dựng Hà Nội, với nhà cho thuê giá chỉ hơn 20.000 đồng/m2/tháng, nếu gia đình ở căn hộ 36 m2, chi phí thuê nhà chỉ 720.000 đồng/tháng. Nếu thuê căn hộ có diện tích 63 m2, tiền thuê cũng chỉ gần 1.300.000 đồng/tháng. Như vậy, đối với cặp vợ chồng có thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng, họ chỉ phải chi dưới 1,5 triệu đồng cho tiền nhà, còn lại 8,5 triệu đồng cho sinh hoạt gia đình, tích lũy là phù hợp. Đối với các đối tượng có thu nhập thấp hơn, họ sẽ chọn nhà có diện tích nhỏ hơn để giảm tiền thuê.
Bàn về nhà cho thuê, kỹ sư Lê Văn Thịnh, Trưởng phòng Giám định I, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng, việc phát triển nhà ở để cho thuê là phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của đại bộ phận người hưởng lương ngân sách hiện nay.
Và lợi ích xã hội nhiều mặt
Theo các chuyên gia quy hoạch và xây dựng, phát triển nhà cho thuê tại các thành phố lớn không chỉ giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân mà còn mang lại lợi ích xã hội nhiều mặt.
Về mặt quản lý đô thị, nếu nhà cho thuê có giá hợp lý và quỹ nhà dồi dào, người thuê có thể dễ dàng chuyển đổi chỗ thuê gần với nơi làm việc, giải quyết bất cập của việc người dân có nhà ở đầu thành phố nhưng nơi làm việc lại ở cuối thành phố. Việc này sẽ góp phần giảm thiểu lượng người tham gia giao thông vào các giờ cao điểm. Bên cạnh đó, khi nhà cho thuê hết hạn sử dụng hay phải dỡ bỏ do điều chỉnh quy hoạch, Nhà nước cũng dễ dàng xử lý hơn việc người dân đang sở hữu nhà hiện nay.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, do thị trường bất động sản trầm lắng, xã hội đang thừa hàng triệu tấn xi măng, nửa triệu tấn thép, các ngành sản xuất nội thất, vật liệu xây dựng đình đốn… nếu phát triển nhà cho thuê sẽ góp phần làm ấm lại các thị trường đang ế ẩm này, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong các lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất...
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, khi tạo ra hàng hóa cho xã hội, đặc biệt là nhà ở là loại hàng hóa đòi hỏi người tiêu dùng phải có số tiền lớn, người sản xuất (nhà quản lý, nhà xây dựng) cần phải xác định rõ loại hàng hóa nào sẽ được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng có khả năng chi trả. Việc phát triển ồ ạt các chung cư thương mại để bán, kể cả nhà thu nhập thấp nhưng đang ế là bài học đầy tính thời sự đối với việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nhà ở.
Theo kỹ sư Lê Văn Thịnh: “Để lo nhà cho 8 đối tượng khó khăn về nhà ở được nêu trong Chiến lược nhà ở quốc gia đến 2020 tầm nhìn 2030, Nhà nước nên tập trung phát triển nhà cho thuê. Và, Nhà nước phải là người đứng ra tổ chức làm loại nhà này mới có kết quả, nhà cho thuê không thể xã hội hóa vì không có doanh nghiệp nào chịu “bỏ tiền chẵn để thu tiền lẻ”.
Chi phí rẻ cho người thuê
Cách đây 3 năm, thành phố Hà Nội đã đầu tư thí điểm xây dựng 515 căn hộ cho thuê có diện tích từ 36 - 63 m2/căn tại đô thị Việt Hưng, quận Long Biên. Hiện nay, 515 gia đình công nhân viên chức có khó khăn về nhà ở của Hà Nội đã được vào thuê.
Khu nhà ở cho công nhân tại Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội) đang được xây dựng.
Theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà ở, Sở Xây dựng Hà Nội, với nhà cho thuê giá chỉ hơn 20.000 đồng/m2/tháng, nếu gia đình ở căn hộ 36 m2, chi phí thuê nhà chỉ 720.000 đồng/tháng. Nếu thuê căn hộ có diện tích 63 m2, tiền thuê cũng chỉ gần 1.300.000 đồng/tháng. Như vậy, đối với cặp vợ chồng có thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng, họ chỉ phải chi dưới 1,5 triệu đồng cho tiền nhà, còn lại 8,5 triệu đồng cho sinh hoạt gia đình, tích lũy là phù hợp. Đối với các đối tượng có thu nhập thấp hơn, họ sẽ chọn nhà có diện tích nhỏ hơn để giảm tiền thuê.
Bàn về nhà cho thuê, kỹ sư Lê Văn Thịnh, Trưởng phòng Giám định I, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng, việc phát triển nhà ở để cho thuê là phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập của đại bộ phận người hưởng lương ngân sách hiện nay.
Và lợi ích xã hội nhiều mặt
Theo các chuyên gia quy hoạch và xây dựng, phát triển nhà cho thuê tại các thành phố lớn không chỉ giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân mà còn mang lại lợi ích xã hội nhiều mặt.
Về mặt quản lý đô thị, nếu nhà cho thuê có giá hợp lý và quỹ nhà dồi dào, người thuê có thể dễ dàng chuyển đổi chỗ thuê gần với nơi làm việc, giải quyết bất cập của việc người dân có nhà ở đầu thành phố nhưng nơi làm việc lại ở cuối thành phố. Việc này sẽ góp phần giảm thiểu lượng người tham gia giao thông vào các giờ cao điểm. Bên cạnh đó, khi nhà cho thuê hết hạn sử dụng hay phải dỡ bỏ do điều chỉnh quy hoạch, Nhà nước cũng dễ dàng xử lý hơn việc người dân đang sở hữu nhà hiện nay.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, do thị trường bất động sản trầm lắng, xã hội đang thừa hàng triệu tấn xi măng, nửa triệu tấn thép, các ngành sản xuất nội thất, vật liệu xây dựng đình đốn… nếu phát triển nhà cho thuê sẽ góp phần làm ấm lại các thị trường đang ế ẩm này, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong các lĩnh vực xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất...
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, khi tạo ra hàng hóa cho xã hội, đặc biệt là nhà ở là loại hàng hóa đòi hỏi người tiêu dùng phải có số tiền lớn, người sản xuất (nhà quản lý, nhà xây dựng) cần phải xác định rõ loại hàng hóa nào sẽ được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng có khả năng chi trả. Việc phát triển ồ ạt các chung cư thương mại để bán, kể cả nhà thu nhập thấp nhưng đang ế là bài học đầy tính thời sự đối với việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nhà ở.
Theo kỹ sư Lê Văn Thịnh: “Để lo nhà cho 8 đối tượng khó khăn về nhà ở được nêu trong Chiến lược nhà ở quốc gia đến 2020 tầm nhìn 2030, Nhà nước nên tập trung phát triển nhà cho thuê. Và, Nhà nước phải là người đứng ra tổ chức làm loại nhà này mới có kết quả, nhà cho thuê không thể xã hội hóa vì không có doanh nghiệp nào chịu “bỏ tiền chẵn để thu tiền lẻ”.
Theo TTVN