Thị trường bất động sản (BĐS) TP. HCM đã xuất hiện tín hiệu hồi phục, nhưng không phải ở tất cả các phân khúc, đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp.
Nhu cầu mua nhà vẫn lớn nhưng nhiều người không có khả năng thanh toán
Tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng về điều chỉnh cơ cấu giá thành BĐS, về các chính sách của nhà nước đối với thị trường vàng, thị trường chứng khoán nên dòng tiền chưa quay lại thị trường BĐS. Đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM.
Thời gian qua, hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra nhằm vực dậy thị trường BĐS sau một thời gian đóng băng. Tuy nhiên, chưa thấy giải pháp nào được thực tế chấp nhận. Đơn cử như Hiệp hội BĐS đã đề xuất UBND TP. HCM mua lại căn hộ tồn đọng để phục vụ cho mục đích tái định cư gần như không thể triển khai bởi hàng loạt lý do như: thiếu cơ chế tính giá thành, thiếu kinh phí để mua lại căn hộ hay diện tích căn hộ của các dự án chung cư đang tồn kho không phù hợp với diện tích đền bù cho người dân thuộc diện tái định cư… Bộ Xây dựng cũng đề xuất phương án mua lại căn hộ tồn đọng làm nhà tái định cư và nhà công vụ nhưng đề xuất này cũng không được trên thực tế đã “phá sản”.
Mới đây, Bộ Xây dựng lại tiếp tục đưa ra giải pháp cho phép xây căn hộ có diện tích 25 m2. Giải pháp này đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 5/6. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ đưa vào dự thảo Nghị định trình Chính phủ và cũng là để thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia. Giải pháp này nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, kể cả đồng tình và phản đối.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, để người dân có nhà ở, chỉ có một giải pháp đó là giảm diện tích căn hộ. Quan điểm này khá sát với thực tế khi nhu cầu nhà ở quá lớn mà người mua không có khả năng thanh toán, hàng chục nghìn tỷ tài sản của doanh nghiệp BĐS vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Người mua và cả chủ đầu tư đang kỳ vọng giải pháp xây dựng căn hộ nhỏ sẽ được Chính phủ chấp nhận. Chị Cao Thị Nguyệt, nhân viên Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội, cho biết, chị đang tìm mua căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng nhưng điều này quá khó, bởi đa phần căn hộ rao bán trên thị trường có diện tích lớn, giá cao, lại ở xa cơ quan. Chị Nguyệt hy vọng, nếu căn hộ diện tích nhỏ được cho phép xây dựng thì với số tiền hiện có, việc sở hữu một chỗ ở không còn là điều xa vời với chị. Nhiều khách hàng đang chờ đợi kết quả cuối cùng của đề xuất xây căn hộ diện tích nhỏ. Một số khách hàng tại TP. HCM cho biết, không nhất thiết, căn hộ phải nhỏ đến 25 m2, cứ ở tầm 35 - 50 m2 là “vừa xinh”.
Nhiều chủ đầu tư hy vọng nếu đề xuất xây dựng căn hộ diện tích nhỏ được Chính phủ phê duyệt, cũng có nghĩa họ có cơ hội để cắt đôi, thậm chí cắt ba những căn hộ lớn. Giá BĐS hiện tại ở TP. HCM được xem là đã chạm đáy trong tính toán giá thành căn hộ nên nếu tiếp tục hạ giá, nhiều doanh nghiệp BĐS còn điêu đứng hơn. Phương án phá sản cũng đã được tính đến, thậm chí, một số doanh nghiệp đã “âm thầm” sang Hong Kong hay Thái Lan tìm hiểu bong bóng của 2 thị trường này để chuẩn bị kịch bản cho chính mình.
Trên thực tế, phương án căn hộ nhỏ phù hợp với túi tiền của người mua không phải là vấn đề mới. Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã tích cực đề xuất cho xây căn hộ diện tích nhỏ nhưng không được chấp nhận. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Đực bức xúc: “Tôi xem BĐS như một loại hàng hóa, mình là người sản xuất thì phải tìm đối tượng để bán. Khách hàng chỉ đủ tiền để mua căn hộ bé thì mình xây căn bé. Cung cấp hàng hóa đúng nhu cầu người sử dụng thì mình mới không chết theo thị trường.” Như vậy, sau khi tín dụng đã nới với BĐS và lãi suất đang dần hạ về mức hấp dẫn thì căn hộ diện tích nhỏ được trông chờ như chiếc phao cứu sinh cho thị trường.
Thời gian qua, hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra nhằm vực dậy thị trường BĐS sau một thời gian đóng băng. Tuy nhiên, chưa thấy giải pháp nào được thực tế chấp nhận. Đơn cử như Hiệp hội BĐS đã đề xuất UBND TP. HCM mua lại căn hộ tồn đọng để phục vụ cho mục đích tái định cư gần như không thể triển khai bởi hàng loạt lý do như: thiếu cơ chế tính giá thành, thiếu kinh phí để mua lại căn hộ hay diện tích căn hộ của các dự án chung cư đang tồn kho không phù hợp với diện tích đền bù cho người dân thuộc diện tái định cư… Bộ Xây dựng cũng đề xuất phương án mua lại căn hộ tồn đọng làm nhà tái định cư và nhà công vụ nhưng đề xuất này cũng không được trên thực tế đã “phá sản”.
Mới đây, Bộ Xây dựng lại tiếp tục đưa ra giải pháp cho phép xây căn hộ có diện tích 25 m2. Giải pháp này đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định tại buổi giao lưu trực tuyến ngày 5/6. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ đưa vào dự thảo Nghị định trình Chính phủ và cũng là để thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia. Giải pháp này nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, kể cả đồng tình và phản đối.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, để người dân có nhà ở, chỉ có một giải pháp đó là giảm diện tích căn hộ. Quan điểm này khá sát với thực tế khi nhu cầu nhà ở quá lớn mà người mua không có khả năng thanh toán, hàng chục nghìn tỷ tài sản của doanh nghiệp BĐS vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Người mua và cả chủ đầu tư đang kỳ vọng giải pháp xây dựng căn hộ nhỏ sẽ được Chính phủ chấp nhận. Chị Cao Thị Nguyệt, nhân viên Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội, cho biết, chị đang tìm mua căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng nhưng điều này quá khó, bởi đa phần căn hộ rao bán trên thị trường có diện tích lớn, giá cao, lại ở xa cơ quan. Chị Nguyệt hy vọng, nếu căn hộ diện tích nhỏ được cho phép xây dựng thì với số tiền hiện có, việc sở hữu một chỗ ở không còn là điều xa vời với chị. Nhiều khách hàng đang chờ đợi kết quả cuối cùng của đề xuất xây căn hộ diện tích nhỏ. Một số khách hàng tại TP. HCM cho biết, không nhất thiết, căn hộ phải nhỏ đến 25 m2, cứ ở tầm 35 - 50 m2 là “vừa xinh”.
Nhiều chủ đầu tư hy vọng nếu đề xuất xây dựng căn hộ diện tích nhỏ được Chính phủ phê duyệt, cũng có nghĩa họ có cơ hội để cắt đôi, thậm chí cắt ba những căn hộ lớn. Giá BĐS hiện tại ở TP. HCM được xem là đã chạm đáy trong tính toán giá thành căn hộ nên nếu tiếp tục hạ giá, nhiều doanh nghiệp BĐS còn điêu đứng hơn. Phương án phá sản cũng đã được tính đến, thậm chí, một số doanh nghiệp đã “âm thầm” sang Hong Kong hay Thái Lan tìm hiểu bong bóng của 2 thị trường này để chuẩn bị kịch bản cho chính mình.
Trên thực tế, phương án căn hộ nhỏ phù hợp với túi tiền của người mua không phải là vấn đề mới. Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã tích cực đề xuất cho xây căn hộ diện tích nhỏ nhưng không được chấp nhận. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Đực bức xúc: “Tôi xem BĐS như một loại hàng hóa, mình là người sản xuất thì phải tìm đối tượng để bán. Khách hàng chỉ đủ tiền để mua căn hộ bé thì mình xây căn bé. Cung cấp hàng hóa đúng nhu cầu người sử dụng thì mình mới không chết theo thị trường.” Như vậy, sau khi tín dụng đã nới với BĐS và lãi suất đang dần hạ về mức hấp dẫn thì căn hộ diện tích nhỏ được trông chờ như chiếc phao cứu sinh cho thị trường.
Theo ĐTCK