Hầu hết các chuyên gia kinh tế và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đều có chung nhận định, năm 2012 sẽ tiếp tục là năm cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Bất động sản (DN BĐS).
Việc DN hạ giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận bán lỗ 30 - 40% cũng là lẽ tất yếu, và nếu phải bắt đầu lại từ con số không cũng là điều cần thiết để giúp thanh lọc và hồi phục thị trường.
Điểm lại, đến nay phân khúc chung cư cao cấp, biệt thự và đất nền dự án đã hạ giá gần 40%, phân khúc căn hộ liền kề giảm 20%, song sự hạ giá này vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của thị trường BĐS dù đã gần hết Quý I.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tình hình nợ thuế năm 2011 tiếp tục tăng 29,5% so với năm 2010, trong đó 72,3% là số nợ của các DN BĐS. Riêng trên địa bàn Hà Nội, số nợ tạm tính của các DN địa ốc đã lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phân tích, nợ đọng thuế là do thị trường BĐS đóng băng kéo dài suốt thời gian qua, dẫn tới tình trạng các DN thua lỗ và nhiều nhà thầu, nhiều chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên cũng phải chịu nợ.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng Tân Việt Bắc, Nguyễn Văn Bắc, nhấn mạnh, những “kịch bản” xấu như đổ vỡ tín dụng, khiếu nại, kiện tụng, hay tình trạng do thua lỗ mà DN mất trắng, nhà thầu thi công phải chịu nợ dắt dây, ngân hàng gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi vì những hệ lụy từ thị trường BĐS và khách hàng, nhà đầu tư “ôm” những khoản nợ không biết đòi ai khi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đang “đắp chiếu” ở các công trình, dự án dở dang là thực tế đã diễn ra, dù nhiều DN đã khéo léo xử lý, che đậy.
Mặc dù, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có sự điều chỉnh linh hoạt và tạo điều kiện cho một số công trình và DN sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng được dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, để nhanh chóng hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường, nhưng với những quy định đã đặt ra thì không nhiều DN có thể đáp ứng.
Do đó, khó khăn tài chính và nguồn lực tái đầu tư vẫn phổ biến ở nhiều DN. Rất nhiều DN hiểu rằng, vẫn chưa đủ độ trễ để những thay đổi và điều chỉnh về vốn, lãi suất phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, nên tình hình căng thẳng về tài chính của các DN địa ốc nhiều khả năng vẫn còn kéo dài, ít nhất phải tới Quý III năm nay thị trường mới có dấu hiệu lạc quan hơn.
Hầu hết các chuyên gia kinh tế và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đều có chung nhận định, năm 2012 sẽ tiếp tục là năm cạnh tranh khốc liệt giữa các DN BĐS. Việc DN hạ giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận bán lỗ 30 - 40% cũng là lẽ tất yếu, và nếu phải bắt đầu lại từ con số không cũng là điều cần thiết để giúp thanh lọc và hồi phục thị trường.
Chuyên gia BĐS, Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng khẳng định những khó khăn hiện tại sẽ giúp thị trường BĐS “lột xác” thành một thực thể lành mạnh, và chính chủ đầu tư sẽ là người đưa thị trường BĐS vượt qua sóng gió.
Trong tình thế không thể kéo dài tình trạng đi xuống và cần những can thiệp kịp thời để vực dậy thị trường BĐS, tại một hội thảo về thị trường BĐS gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu trong thời gian tới Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS cần nỗ lực nhiều hơn để tìm ra những mô hình, những kênh huy động vốn mới nhằm thoát khỏi tình trạng hiện nay và giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào hệ thống ngân hàng.
Ngoài chuyện lành mạnh hóa thị trường BĐS, minh bạch và chống đầu cơ, chống đội giá… điều cần tính đến là phải đáp ứng nhu cầu nhà cho trên 10.000 hộ dân chưa có nhà và 1,6 triệu hộ đang sống trong những căn nhà đơn sơ, tạm bợ, thiếu điều kiện sinh hoạt.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho các DN và thúc đẩy thị trường BĐS, như chiến lược hạ giá thành hay tái cơ cấu các sản phẩm nhà ở.
Tuy nhiên, vẫn chưa thấy rõ những hiệu ứng tích cực, bởi vì theo phân tích của giới chuyên môn và các “đại gia” kinh doanh BĐS, tiền chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định vận mệnh của DN và thị trường.
Thực tế cũng cho thấy, dù giá đã giảm, nhưng không thể kích cầu tiêu dùng và thị trường BĐS không nhờ thế mà thoát khỏi cảnh trầm lắng, đóng băng.
Thị trường BĐS có thể hồi phục trong năm nay hay không còn phải chờ hiệu ứng của nhiều giải pháp, nhưng chắc chắn, để tồn tại thì các DN địa ốc không thể không thay đổi và khi niềm tin dần được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên cũng sẽ là lúc thị trường bất động “lột xác” với diện mạo mới.
Điểm lại, đến nay phân khúc chung cư cao cấp, biệt thự và đất nền dự án đã hạ giá gần 40%, phân khúc căn hộ liền kề giảm 20%, song sự hạ giá này vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của thị trường BĐS dù đã gần hết Quý I.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tình hình nợ thuế năm 2011 tiếp tục tăng 29,5% so với năm 2010, trong đó 72,3% là số nợ của các DN BĐS. Riêng trên địa bàn Hà Nội, số nợ tạm tính của các DN địa ốc đã lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phân tích, nợ đọng thuế là do thị trường BĐS đóng băng kéo dài suốt thời gian qua, dẫn tới tình trạng các DN thua lỗ và nhiều nhà thầu, nhiều chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên cũng phải chịu nợ.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng Tân Việt Bắc, Nguyễn Văn Bắc, nhấn mạnh, những “kịch bản” xấu như đổ vỡ tín dụng, khiếu nại, kiện tụng, hay tình trạng do thua lỗ mà DN mất trắng, nhà thầu thi công phải chịu nợ dắt dây, ngân hàng gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi vì những hệ lụy từ thị trường BĐS và khách hàng, nhà đầu tư “ôm” những khoản nợ không biết đòi ai khi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đang “đắp chiếu” ở các công trình, dự án dở dang là thực tế đã diễn ra, dù nhiều DN đã khéo léo xử lý, che đậy.
Mặc dù, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có sự điều chỉnh linh hoạt và tạo điều kiện cho một số công trình và DN sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng được dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, để nhanh chóng hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường, nhưng với những quy định đã đặt ra thì không nhiều DN có thể đáp ứng.
Do đó, khó khăn tài chính và nguồn lực tái đầu tư vẫn phổ biến ở nhiều DN. Rất nhiều DN hiểu rằng, vẫn chưa đủ độ trễ để những thay đổi và điều chỉnh về vốn, lãi suất phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, nên tình hình căng thẳng về tài chính của các DN địa ốc nhiều khả năng vẫn còn kéo dài, ít nhất phải tới Quý III năm nay thị trường mới có dấu hiệu lạc quan hơn.
Hầu hết các chuyên gia kinh tế và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đều có chung nhận định, năm 2012 sẽ tiếp tục là năm cạnh tranh khốc liệt giữa các DN BĐS. Việc DN hạ giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận bán lỗ 30 - 40% cũng là lẽ tất yếu, và nếu phải bắt đầu lại từ con số không cũng là điều cần thiết để giúp thanh lọc và hồi phục thị trường.
Chuyên gia BĐS, Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng khẳng định những khó khăn hiện tại sẽ giúp thị trường BĐS “lột xác” thành một thực thể lành mạnh, và chính chủ đầu tư sẽ là người đưa thị trường BĐS vượt qua sóng gió.
Trong tình thế không thể kéo dài tình trạng đi xuống và cần những can thiệp kịp thời để vực dậy thị trường BĐS, tại một hội thảo về thị trường BĐS gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu trong thời gian tới Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS cần nỗ lực nhiều hơn để tìm ra những mô hình, những kênh huy động vốn mới nhằm thoát khỏi tình trạng hiện nay và giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào hệ thống ngân hàng.
Ngoài chuyện lành mạnh hóa thị trường BĐS, minh bạch và chống đầu cơ, chống đội giá… điều cần tính đến là phải đáp ứng nhu cầu nhà cho trên 10.000 hộ dân chưa có nhà và 1,6 triệu hộ đang sống trong những căn nhà đơn sơ, tạm bợ, thiếu điều kiện sinh hoạt.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho các DN và thúc đẩy thị trường BĐS, như chiến lược hạ giá thành hay tái cơ cấu các sản phẩm nhà ở.
Tuy nhiên, vẫn chưa thấy rõ những hiệu ứng tích cực, bởi vì theo phân tích của giới chuyên môn và các “đại gia” kinh doanh BĐS, tiền chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định vận mệnh của DN và thị trường.
Thực tế cũng cho thấy, dù giá đã giảm, nhưng không thể kích cầu tiêu dùng và thị trường BĐS không nhờ thế mà thoát khỏi cảnh trầm lắng, đóng băng.
Thị trường BĐS có thể hồi phục trong năm nay hay không còn phải chờ hiệu ứng của nhiều giải pháp, nhưng chắc chắn, để tồn tại thì các DN địa ốc không thể không thay đổi và khi niềm tin dần được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên cũng sẽ là lúc thị trường bất động “lột xác” với diện mạo mới.
Theo Thanh tra