Các quận, huyện đều phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng (TTXD), song công tác xử lý còn thiếu cương quyết, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm vẫn chây ì…
Về tình hình quản lý TTXD đô thị trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2012 tổng số công trình xây dựng được kiểm tra là 16.233 công trình. Trong đó, số công trình vi phạm đã được các đoàn thanh-kiểm tra lập biên bản xử lý 3.028 trường hợp, gồm 383 công trình sai phép, 1.688 công trình không phép, trái phép và 957 công trình, vụ việc vi phạm các vấn đề khác liên quan đến TTXD. Tính đến hết năm 2012, toàn TP đã ra quyết định đình chỉ thi công 2.133 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 434 trường hợp, cưỡng chế 813 trường hợp… Sau khi phát hiện sai phạm, đã có 1.559 trường hợp tự khắc phục.
Tính đến ngày 31-12-2012, áp dụng Quyết định 2694/QĐ-UBND ngày 18-6-2012 của UBND TP Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội đã xử lý xong 505/788 trường hợp vi TTXD còn tồn đọng (chiếm 64%); còn lại 283/788 trường hợp (chiếm 36%) đang được tiếp tục giải quyết, gồm 54 trường hợp vi phạm TTXD, 229 trường hợp lấn chiếm đất đai. Đối với 54 trường hợp trên tập trung chủ yếu tại các huyện Phú Xuyên (15 trường hợp), Hoài Đức (14 trường hợp); quận Hoàng Mai (6 trường hợp), Hai Bà Trưng (3 trường hợp), Đống Đa (3 trường hợp), Thanh Xuân (3 trường hợp) và Hà Đông (3 trường hợp).
Về kết quả giải quyết các trường hợp vi phạm nổi cộm thời gian qua. Đến nay công trình xây dựng số 86 và 67 Mai Hắc Đế đã hoàn thành tháo dỡ hết chiều cao vi phạm. Công trình số 22 Triệu Việt Vương đã phá dỡ xong tầng 10, 9, 8 và phần lớn tầng 7, đối với công trình số 135-137 Bùi Thị Xuân, theo GPXD được cấp thì công trình được xây dựng 9 tầng, nhưng chủ đầu tư đã xây dựng trái phép thành 14 tầng, đến nay chủ công trình đã phá dỡ tầng 14, 13, mái tầng 12 và ½ khối lượng dầm cột của tầng 12, và đang tiếp tục tháo dỡ. Riêng công trình xây sai phép tại 107A Bùi Thị Xuân, chủ đầu tư đã cố tình chống đối và dùng lực lượng thương binh để ngăn cản cơ quan chức năng, dự kiến đến ngày 15-1 tới, quận Hai Bà Trưng sẽ tiến hành cưỡng chế đối với công trình vi phạm này.
Theo ông Trần Đức Học, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: “Công tác quản lý TTXD tại Hà Nội luôn luôn là công tác phức tạp, bởi vì nhu cầu xây dựng phát sinh hàng ngày, kèm theo đó là một bộ phận người dân bất chấp các quy định của pháp luật về xây dựng cố tình vi phạm”. Ông Học cũng nêu ví dụ có nhiều khu đất hoàn toàn đủ điều kiện để cấp GPXD, thế nhưng không hiểu vì sao người dân không đi xin phép mà cố tình xây dựng công trình. Để xảy ra những vi phạm về TTXD dẫn đến phải xử lý công trình điểm vừa qua, bản thân ông Học cũng coi đây là một khuyết điểm của ngành xây dựng và cũng là khuyết điểm của các cấp chính quyền cơ sở, ở đây chủ yếu là cấp phường. Trong các báo cáo về vi phạm TTXD thì cấp phường là đơn vị sát nhất, tôi đánh giá là có sự buông lỏng trong quản lý.
Đó mới chỉ là báo cáo của Sở Xây dựng về kết quả kiểm tra, phát hiện và xử lý công trình vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế, con số công trình vi phạm hiện sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với con số đã được báo cáo. Thực trạng chung, còn không ít trường hợp vi phạm TTXD nhưng “chưa” bị “sờ gáy”, hoặc đã bị các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng xử lý kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như trường hợp công trình của ông Vũ Văn Hiếu và bà Trần Thị Tuyến, tại tổ dân phố Cửu Việt, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Tình trạng công trình nhà dân vi phạm được “làm ngơ” và vẫn tồn tại lâu dài xuất hiện ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội.
Để đảm bảo duy trì TTXD trên đại bàn TP Hà Nội, việc cần thiết là sự cương quyết, giải quyết triệt để những trường hợp vi phạm của cơ quan có trách nhiệm, mà nòng cốt là Thanh tra xây dựng các quận, huyện, cán bộ thanh tra xây dựng và UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời việc xử lý vi phạm phải mang tính khách quan và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Một công trình vi phạm bị xử lý kiểu… “bắt cóc bỏ đĩa”.
Tính đến ngày 31-12-2012, áp dụng Quyết định 2694/QĐ-UBND ngày 18-6-2012 của UBND TP Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội đã xử lý xong 505/788 trường hợp vi TTXD còn tồn đọng (chiếm 64%); còn lại 283/788 trường hợp (chiếm 36%) đang được tiếp tục giải quyết, gồm 54 trường hợp vi phạm TTXD, 229 trường hợp lấn chiếm đất đai. Đối với 54 trường hợp trên tập trung chủ yếu tại các huyện Phú Xuyên (15 trường hợp), Hoài Đức (14 trường hợp); quận Hoàng Mai (6 trường hợp), Hai Bà Trưng (3 trường hợp), Đống Đa (3 trường hợp), Thanh Xuân (3 trường hợp) và Hà Đông (3 trường hợp).
Về kết quả giải quyết các trường hợp vi phạm nổi cộm thời gian qua. Đến nay công trình xây dựng số 86 và 67 Mai Hắc Đế đã hoàn thành tháo dỡ hết chiều cao vi phạm. Công trình số 22 Triệu Việt Vương đã phá dỡ xong tầng 10, 9, 8 và phần lớn tầng 7, đối với công trình số 135-137 Bùi Thị Xuân, theo GPXD được cấp thì công trình được xây dựng 9 tầng, nhưng chủ đầu tư đã xây dựng trái phép thành 14 tầng, đến nay chủ công trình đã phá dỡ tầng 14, 13, mái tầng 12 và ½ khối lượng dầm cột của tầng 12, và đang tiếp tục tháo dỡ. Riêng công trình xây sai phép tại 107A Bùi Thị Xuân, chủ đầu tư đã cố tình chống đối và dùng lực lượng thương binh để ngăn cản cơ quan chức năng, dự kiến đến ngày 15-1 tới, quận Hai Bà Trưng sẽ tiến hành cưỡng chế đối với công trình vi phạm này.
Theo ông Trần Đức Học, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: “Công tác quản lý TTXD tại Hà Nội luôn luôn là công tác phức tạp, bởi vì nhu cầu xây dựng phát sinh hàng ngày, kèm theo đó là một bộ phận người dân bất chấp các quy định của pháp luật về xây dựng cố tình vi phạm”. Ông Học cũng nêu ví dụ có nhiều khu đất hoàn toàn đủ điều kiện để cấp GPXD, thế nhưng không hiểu vì sao người dân không đi xin phép mà cố tình xây dựng công trình. Để xảy ra những vi phạm về TTXD dẫn đến phải xử lý công trình điểm vừa qua, bản thân ông Học cũng coi đây là một khuyết điểm của ngành xây dựng và cũng là khuyết điểm của các cấp chính quyền cơ sở, ở đây chủ yếu là cấp phường. Trong các báo cáo về vi phạm TTXD thì cấp phường là đơn vị sát nhất, tôi đánh giá là có sự buông lỏng trong quản lý.
Đó mới chỉ là báo cáo của Sở Xây dựng về kết quả kiểm tra, phát hiện và xử lý công trình vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế, con số công trình vi phạm hiện sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với con số đã được báo cáo. Thực trạng chung, còn không ít trường hợp vi phạm TTXD nhưng “chưa” bị “sờ gáy”, hoặc đã bị các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng xử lý kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như trường hợp công trình của ông Vũ Văn Hiếu và bà Trần Thị Tuyến, tại tổ dân phố Cửu Việt, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Tình trạng công trình nhà dân vi phạm được “làm ngơ” và vẫn tồn tại lâu dài xuất hiện ở nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội.
Để đảm bảo duy trì TTXD trên đại bàn TP Hà Nội, việc cần thiết là sự cương quyết, giải quyết triệt để những trường hợp vi phạm của cơ quan có trách nhiệm, mà nòng cốt là Thanh tra xây dựng các quận, huyện, cán bộ thanh tra xây dựng và UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời việc xử lý vi phạm phải mang tính khách quan và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Theo PL&XH