“Khó, nhưng sẽ làm được!” là câu trả lời thể hiện quyết tâm chung của lãnh đạo Hà Nội trong phiên chất vấn HĐND TP. Hà Nội đối với việc thực hiện Nghị quyết 09 về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tuyến phố hai bên đường mới mở.
Hà Nội còn hàng trăm nhà siêu mỏng, siêu méo
Còn nhiều vi phạm
Thống kê từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong số 208 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại thì riêng trên địa bàn quận Ba Đình hiện còn 69 trường hợp. Tiếp theo là quận Hà Đông với 34 trường hợp, quận Đống Đa cũng còn tồn 28 trường hợp; quận Hai Bà Trưng còn 19 trường hợp (bao gồm 11 trường hợp đang thỏa thuận hợp khối nhưng cũng là những hộ đã sinh sống và kinh doanh từ lâu nên việc thỏa thuận sẽ không đơn giản. Quận Tây Hồ hiện cũng còn 23 trường hợp, đều là các công trình cấp 4 đã được lên phương án thu hồi nhưng việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn nên đang được đề xuất là không thu hồi nữa mà chuyển sang hình thức cải tạo chỉnh trang thành những ki - ốt một tầng. Các quận còn lại như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hoài Đức nhiều trường hợp đã lên phương án nhưng vẫn chưa thực hiện được
Khó xử lý dứt điểm trước quý III/2013
Thực trạng của nhà siêu mỏng, siêu méo làm xấu bộ mặt thành phố, nhưng mấy năm qua không giải quyết dứt điểm. Trên thực tế, việc xử lý loại nhà, đất này lại không đơn giản. Việc người dân tự thỏa thuận hợp thửa, hợp khối là rất khó do nhiều trường hợp đều nằm trên các trục đường thuận lợi cho thương mại, dịch vụ, có giá trị chuyển nhượng cao. Một số trường hợp khác khó khăn do các hộ dân đã sinh sống và kinh doanh nhiều năm. Do đó, đối với những trường hợp này, việc áp dụng chính sách thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng khó được người dân đồng thuận.
Một số trường hợp khi thu hồi đất còn vướng cơ chế tài chính như giá thuê, thời gian thuê và thủ tục đấu thầu. Ngay cả khi người dân chấp thuận cho nhà nước thu hồi thì việc cũng không đơn giản, bởi theo quy định khi thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng, chính quyền, chủ đầu tư phải thực hiện hàng loạt thủ tục liên quan, như: Lập dự án đầu tư, phương án đền bù, tái định cư, trích đo địa chính, bản đồ…, đi kèm với đó là cần nguồn kinh phí không nhỏ.
Ông Trần Đức Học - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết: Mặc dù thành phố đã chỉ đạo quyết liệt xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo từ mấy năm trước, song nhiều quận, huyện vẫn không đề ra tiến độ, mục tiêu, thời hạn xử lý. Trước thực tế khó khăn trên, thêm một lần nữa, các sở, ngành được giao nhiệm vụ đã phải xin thành phố cho “giãn” tiến độ xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo đến hết quý II/2013, sau khi đã có không dưới hai lần xin lùi, giãn và được thành phố chấp thuận.
Tuy nhiên đông đảo người dân thành phố Hà Nội cho rằng, với tiến độ thực hiện như thời gian qua, yêu cầu xử lý dứt điểm nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn trước quý III/2013 khó có thể thành hiện thực.
Thống kê từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong số 208 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại thì riêng trên địa bàn quận Ba Đình hiện còn 69 trường hợp. Tiếp theo là quận Hà Đông với 34 trường hợp, quận Đống Đa cũng còn tồn 28 trường hợp; quận Hai Bà Trưng còn 19 trường hợp (bao gồm 11 trường hợp đang thỏa thuận hợp khối nhưng cũng là những hộ đã sinh sống và kinh doanh từ lâu nên việc thỏa thuận sẽ không đơn giản. Quận Tây Hồ hiện cũng còn 23 trường hợp, đều là các công trình cấp 4 đã được lên phương án thu hồi nhưng việc thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn nên đang được đề xuất là không thu hồi nữa mà chuyển sang hình thức cải tạo chỉnh trang thành những ki - ốt một tầng. Các quận còn lại như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hoài Đức nhiều trường hợp đã lên phương án nhưng vẫn chưa thực hiện được
Khó xử lý dứt điểm trước quý III/2013
Thực trạng của nhà siêu mỏng, siêu méo làm xấu bộ mặt thành phố, nhưng mấy năm qua không giải quyết dứt điểm. Trên thực tế, việc xử lý loại nhà, đất này lại không đơn giản. Việc người dân tự thỏa thuận hợp thửa, hợp khối là rất khó do nhiều trường hợp đều nằm trên các trục đường thuận lợi cho thương mại, dịch vụ, có giá trị chuyển nhượng cao. Một số trường hợp khác khó khăn do các hộ dân đã sinh sống và kinh doanh nhiều năm. Do đó, đối với những trường hợp này, việc áp dụng chính sách thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng khó được người dân đồng thuận.
Một số trường hợp khi thu hồi đất còn vướng cơ chế tài chính như giá thuê, thời gian thuê và thủ tục đấu thầu. Ngay cả khi người dân chấp thuận cho nhà nước thu hồi thì việc cũng không đơn giản, bởi theo quy định khi thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng, chính quyền, chủ đầu tư phải thực hiện hàng loạt thủ tục liên quan, như: Lập dự án đầu tư, phương án đền bù, tái định cư, trích đo địa chính, bản đồ…, đi kèm với đó là cần nguồn kinh phí không nhỏ.
Ông Trần Đức Học - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết: Mặc dù thành phố đã chỉ đạo quyết liệt xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo từ mấy năm trước, song nhiều quận, huyện vẫn không đề ra tiến độ, mục tiêu, thời hạn xử lý. Trước thực tế khó khăn trên, thêm một lần nữa, các sở, ngành được giao nhiệm vụ đã phải xin thành phố cho “giãn” tiến độ xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo đến hết quý II/2013, sau khi đã có không dưới hai lần xin lùi, giãn và được thành phố chấp thuận.
Tuy nhiên đông đảo người dân thành phố Hà Nội cho rằng, với tiến độ thực hiện như thời gian qua, yêu cầu xử lý dứt điểm nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn trước quý III/2013 khó có thể thành hiện thực.
Ngoài hai huyện Gia Lâm và Thanh Trì đã hoàn thành việc xử lý hết các trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” từ cuối năm 2012, đến nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn 208/597 trường hợp vi phạm trên 9 quận (huyện) đang tiếp tục giải quyết. Ông Trần Đức Học - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: |
Theo Công thương