Xây dựng sai phép, không phép nếu không vi phạm chỉ giới xây dựng, ảnh hưởng đến công trình lân cận sẽ không bị cưỡng chế phá dỡ.
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 02/2014 có hiệu lực từ ngày 2/4 tới nhằm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Nghị định 121 ban hành và có hiệu lực từ 10/10 năm ngoái nhưng đến nay bộ này ra thông tư hướng dẫn.
Trong đó quy định, hành vi xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt mà đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Nghị định 23/2009 nhưng chưa thực hiện, nếu xét thấy việc xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét quyết định hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ và ban hành biện pháp khắc phục hậu quả.
Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ thu hồi số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ; hoặc 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Như vậy, với một công trình được duyệt cao 10 tầng nhưng tự ý xây lên 13 tầng thì thay vì cưỡng chế phá bỏ 3 tầng sai phạm, sẽ tiến hành thu hồi 50% giá trị của 3 tầng mà chủ đầu tư đã xây. Tuy nhiên, văn bản của Bộ Xây dựng không đưa ra các nguyên tắc để tính toán giá trị đó.
Thêm một nội dung khác mặc dù theo Nghị định 121, tại khoản 2 điều 55 có nêu 5 nhóm hành vi bị xử phạt hành chính, trong đó có 3 nhóm bị xử phạt gây tranh cãi là kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy, kinh doanh gia súc, gia cầm, hoạt động giết mổ gia súc; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy tại khu chung cư.
Nhiều ý kiến kiến nghị, để xử lý vấn đề trên, Bộ Xây dựng nên tính đến việc quy định điều kiện cụ thể nhà ở như thế nào thì có thể được sử dụng cho mục đích sản xuất - kinh doanh; loại hình ngành nghề, quy mô hoạt động sản xuất - kinh doanh được phép tiến hành tại nhà ở; các đòi hỏi cụ thể mà chủ cơ sở sản xuất - kinh doanh phải đáp ứng trong quá trình sản xuất - kinh doanh tại nơi nhà ở đó. Nếu không đáp ứng đầy đủ với điều kiện trên thì sẽ bị phạt thì mới thuyết phục.
Tuy nhiên, tại Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 121 đã không có một dòng nào quy định về chế tài xử phạt các vi phạm trên.
Trước đó, thông tin với báo chí ông Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng lý giải, vì Nghị định 121 đã quy định rất chi tiết, nên không cần hướng dẫn thêm.
Trong đó quy định, hành vi xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt mà đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Nghị định 23/2009 nhưng chưa thực hiện, nếu xét thấy việc xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét quyết định hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ và ban hành biện pháp khắc phục hậu quả.
Công trình xây dựng sai phép trên phố Bà Triệu (Hà Nội)
Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ thu hồi số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ; hoặc 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Như vậy, với một công trình được duyệt cao 10 tầng nhưng tự ý xây lên 13 tầng thì thay vì cưỡng chế phá bỏ 3 tầng sai phạm, sẽ tiến hành thu hồi 50% giá trị của 3 tầng mà chủ đầu tư đã xây. Tuy nhiên, văn bản của Bộ Xây dựng không đưa ra các nguyên tắc để tính toán giá trị đó.
Thêm một nội dung khác mặc dù theo Nghị định 121, tại khoản 2 điều 55 có nêu 5 nhóm hành vi bị xử phạt hành chính, trong đó có 3 nhóm bị xử phạt gây tranh cãi là kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy, kinh doanh gia súc, gia cầm, hoạt động giết mổ gia súc; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy tại khu chung cư.
Nhiều ý kiến kiến nghị, để xử lý vấn đề trên, Bộ Xây dựng nên tính đến việc quy định điều kiện cụ thể nhà ở như thế nào thì có thể được sử dụng cho mục đích sản xuất - kinh doanh; loại hình ngành nghề, quy mô hoạt động sản xuất - kinh doanh được phép tiến hành tại nhà ở; các đòi hỏi cụ thể mà chủ cơ sở sản xuất - kinh doanh phải đáp ứng trong quá trình sản xuất - kinh doanh tại nơi nhà ở đó. Nếu không đáp ứng đầy đủ với điều kiện trên thì sẽ bị phạt thì mới thuyết phục.
Tuy nhiên, tại Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 121 đã không có một dòng nào quy định về chế tài xử phạt các vi phạm trên.
Trước đó, thông tin với báo chí ông Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng lý giải, vì Nghị định 121 đã quy định rất chi tiết, nên không cần hướng dẫn thêm.
Theo Đất Việt