Giới kinh doanh bất động sản đang “kẹt cứng” hàng chục ngàn tỷ đồng tại phân khúc đất nền, biệt thự liền kề tại các dự án khu đô thị ở Hà Nội.
Thời gian qua, khái niệm “hàng tồn” chủ yếu được dùng để nhắc đến phân khúc căn hộ chung cư; các phương án “giải cứu” trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cũng chủ yếu được áp dụng cho phân khúc thị trường này.
Nhưng có một phân khúc khác của thị trường bất động sản là biệt thự, nhà liền kề và đất nền có giá trị lớn hơn rất nhiều so với căn hộ chung cư, văn phòng cho thuê hoặc mặt bằng bán lẻ lại ít được nhắc đến.
Trong khi đó, dân buôn bất động sản lại chủ yếu bị “kẹt vốn” ở phân khúc này.
Qua khảo sát thực tế tại các dự án khu đô thị mới đã xây dựng xong ở Hà Nội, như Văn Phú, Mỗ Lao (Hà Đông), Vân Canh, Tân Tây Đô (Hoài Đức), Quang Minh (Mê Linh)… mới có thể thấy một lượng hàng tồn “khủng” đang nằm là ở phân khúc này.
Đơn cử, tại Dự án Khu đô thị Văn Phú do Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, hầu hết các lô biệt thự, nhà phố của Dự án rộng 94,8 ha này đã hoàn thành từ quý I/2012. Đến nay, sau hơn 1 năm bàn giao nhà cho khách hàng, có đến 90% trong số khoảng 200 biệt thự, nhà liền kề tại đây đang trong tình trạng bỏ hoang.
Nếu tính trung bình, mỗi căn nhà phố tại đây trị giá 10 tỷ đồng, thì có ít nhất 1.800 tỷ đồng của giới đầu tư bất động sản bị “kẹt” tại Dự án này. Khoản tiền này là dù là của ai, từ đâu ra thì đây cũng là một sự lãng phí ghê gớm.
Một “núi tiền” khác cũng đang bị chôn chặt trong các căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang tại Dự án Khu đô thị Vân Canh do Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Có diện tích 68,4 ha trên địa bàn xã Vân Canh, huyện Hoài Đức; được khởi công xây dựng năm 2008, đến thời điểm hiện tại, Dự án có khoảng 300 căn biệt thự đơn lập, song lập và nhà liền kề mặt phố đã được xây xong, bỏ hoang và xuống cấp từng ngày.
Vào thời điểm thị trường bất động sản “sốt cao”, mỗi căn biệt thự tại đây được chào bán với giá 12 - 15 tỷ đồng. Tính trung bình, nếu mỗi căn biệt thự tại đây được định giá 5 tỷ đồng thì cũng có ít nhất khoảng 1.500 tỷ đồng của giới đầu tư bất động sản bị “chôn chặt” tại đây.
Song lãng phí nhất phải kể đến Dự án Khu đô thị Quang Minh (huyện Mê Linh), do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long Việt làm chủ đầu tư. Với diện tích 45 ha, được hoàn thành từ cuối năm 2007, song Dự án với hàng trăm biệt thự, nhà liền kề đều trong tình trạng bỏ không. Vào cuối năm 2007, mỗi căn biệt thự được bán với giá từ 3 đến 5 tỷ đồng/căn. Số tiền mà giới đầu tư bất động sản “mắc kẹt” tại đây trong 6 năm cũng là một con số “khủng”.
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, chỉ tính riêng huyện Mê Linh đã có gần 50 dự án nhà ở, khu đô thị mới; tập trung nhiều tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh và Thanh Lâm, với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm héc ta như: Khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, Diamond Park New, River land, AIC…
Các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay, cơ sở hạ tầng vẫn dang dở. Số tiền mà chủ đầu tư các dự án cũng như các nhà đầu cơ bất động sản giải ngân vào các dự án này hẳn đã góp một phần không nhỏ cho số nợ xấu có liên quan đến bất động sản.
Nhưng có một phân khúc khác của thị trường bất động sản là biệt thự, nhà liền kề và đất nền có giá trị lớn hơn rất nhiều so với căn hộ chung cư, văn phòng cho thuê hoặc mặt bằng bán lẻ lại ít được nhắc đến.
Trong khi đó, dân buôn bất động sản lại chủ yếu bị “kẹt vốn” ở phân khúc này.
Qua khảo sát thực tế tại các dự án khu đô thị mới đã xây dựng xong ở Hà Nội, như Văn Phú, Mỗ Lao (Hà Đông), Vân Canh, Tân Tây Đô (Hoài Đức), Quang Minh (Mê Linh)… mới có thể thấy một lượng hàng tồn “khủng” đang nằm là ở phân khúc này.
Đơn cử, tại Dự án Khu đô thị Văn Phú do Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, hầu hết các lô biệt thự, nhà phố của Dự án rộng 94,8 ha này đã hoàn thành từ quý I/2012. Đến nay, sau hơn 1 năm bàn giao nhà cho khách hàng, có đến 90% trong số khoảng 200 biệt thự, nhà liền kề tại đây đang trong tình trạng bỏ hoang.
Nếu tính trung bình, mỗi căn nhà phố tại đây trị giá 10 tỷ đồng, thì có ít nhất 1.800 tỷ đồng của giới đầu tư bất động sản bị “kẹt” tại Dự án này. Khoản tiền này là dù là của ai, từ đâu ra thì đây cũng là một sự lãng phí ghê gớm.
Một “núi tiền” khác cũng đang bị chôn chặt trong các căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang tại Dự án Khu đô thị Vân Canh do Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Có diện tích 68,4 ha trên địa bàn xã Vân Canh, huyện Hoài Đức; được khởi công xây dựng năm 2008, đến thời điểm hiện tại, Dự án có khoảng 300 căn biệt thự đơn lập, song lập và nhà liền kề mặt phố đã được xây xong, bỏ hoang và xuống cấp từng ngày.
Vào thời điểm thị trường bất động sản “sốt cao”, mỗi căn biệt thự tại đây được chào bán với giá 12 - 15 tỷ đồng. Tính trung bình, nếu mỗi căn biệt thự tại đây được định giá 5 tỷ đồng thì cũng có ít nhất khoảng 1.500 tỷ đồng của giới đầu tư bất động sản bị “chôn chặt” tại đây.
Song lãng phí nhất phải kể đến Dự án Khu đô thị Quang Minh (huyện Mê Linh), do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Long Việt làm chủ đầu tư. Với diện tích 45 ha, được hoàn thành từ cuối năm 2007, song Dự án với hàng trăm biệt thự, nhà liền kề đều trong tình trạng bỏ không. Vào cuối năm 2007, mỗi căn biệt thự được bán với giá từ 3 đến 5 tỷ đồng/căn. Số tiền mà giới đầu tư bất động sản “mắc kẹt” tại đây trong 6 năm cũng là một con số “khủng”.
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, chỉ tính riêng huyện Mê Linh đã có gần 50 dự án nhà ở, khu đô thị mới; tập trung nhiều tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh và Thanh Lâm, với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm héc ta như: Khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, Diamond Park New, River land, AIC…
Các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay, cơ sở hạ tầng vẫn dang dở. Số tiền mà chủ đầu tư các dự án cũng như các nhà đầu cơ bất động sản giải ngân vào các dự án này hẳn đã góp một phần không nhỏ cho số nợ xấu có liên quan đến bất động sản.
Theo Báo Đầu tư