Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng là lối thoát cho doanh nghiệp phát triển bất động sản Việt Nam.
Thị trường địa ốc thu hút sự quan tâm từ các tổ chức đầu tư toàn cầu.
Hàng loạt tập đoàn lớn trên thế giới đang tìm cơ hội đổ vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam. Minh chứng là, mới đây, nhà tỷ phú Mỹ, ông Jay H. Shidler, người sáng lập Công ty Đầu tư bất động sản Shidler Group (Mỹ) trong lần đến Việt Nam hồi cuối tháng 7/2011 đã bày tỏ ý định đầu tư vào bất động sản của Việt Nam. Shidler Group dự kiến đầu tư phân khúc cao ốc văn phòng và kho chứa hàng tại Việt Nam trong 2 năm tới.
Trước đó, 5 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ và Hongkong đã ký hợp đồng góp khoảng 100 triệu USD vào các dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Khang Thông, chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam. Đây được cho là những tín hiệu sáng đối với thị trường bất động sản khi các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư lớn đang gặp khó khăn về vốn.
Ngoài tín hiệu này, trong các bản phân tích của mình, một số nhà nghiên cứu, chủ đầu tư bất động sản và các DN tư vấn phát triển bất động sản cũng đưa ra nhận định về việc thu hút nguồn vốn FDI vào bất động sản ở Việt Nam.
Theo ông Troy Griffiths, Giám đốc toàn quốc, Dịch vụ nghiên cứu thị trường và định giá (Công ty Savills Việt Nam), tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam rất hấp dẫn. “Nguồn cung văn phòng tăng mạnh trong ngắn hạn với giá thuê cao hơn so với giá thuê trong khu vực, tạo nên áp lực điều chỉnh giá. Khách sạn cũng chịu áp lực từ nguồn cung tăng, tuy nhiên, với nguồn khách du lịch nội địa dồi dào, các khách sạn 3 sao vẫn đang hoạt động khá tốt”, ông Troy Griffiths phân tích.
Ông Park Chun Seon, Tổng giám đốc Công ty Inpyung, chủ đầu tư Dự án chung cư cao cấp Cleve tại Khu đô thị mới Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, sự sụt giảm đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Về dài hạn, các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, bởi đây là thị trường nhiều tiềm năng.
Mới đây, Indochina Capital đã có thỏa thuận hợp tác với Orix, hãng dịch vụ tài chính lớn nhất Nhật Bản, trong việc tiếp cận các cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản của Việt Nam. Ông Peter Ryder, Tổng giám đốc điều hành Indochina Capital phân tích, trong bối cảnh đầu tư bất động sản toàn cầu hiện nay, thị trường bất động sản của Việt Nam đã chứng minh được sự hấp dẫn từ nhu cầu trong nước và khả năng phục hồi của nền kinh tế, được hỗ trợ bởi các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa nhanh và việc hình thành một lớp trung lưu mới. Mặc dù môi trường đầu tư vẫn đầy thử thách, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang thu hút sự quan tâm từ các tổ chức đầu tư toàn cầu.
Trong bài phân tích dành riêng cho Báo Đầu tư hồi tháng 3/2011, ông Richard Emerson, Trưởng Bộ phận Đầu tư (Savills Việt Nam Chi nhánh Hà Nội) cũng đưa ra nhận định, lĩnh vực công nghiệp và sản xuất ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn nhờ giá đầu vào thấp. Sẽ tiếp tục có những dự án đầu tư lớn vào các khu công nghiệp từ các công ty của Nhật, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan và nhà đầu tư tại các thị trường này sẽ nhận thức rõ hơn về các lợi ích của việc thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực, đặc biệt là khi VND tiếp tục yếu so với USD. Điều này sẽ dẫn đến gia tăng FDI và cơ hội tương ứng trong việc phát triển các tiện ích hỗ trợ như nhà ở, thương mại và các dịch vụ khác để phục vụ nhân công
Trước đó, 5 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ và Hongkong đã ký hợp đồng góp khoảng 100 triệu USD vào các dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn Khang Thông, chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland Việt Nam. Đây được cho là những tín hiệu sáng đối với thị trường bất động sản khi các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư lớn đang gặp khó khăn về vốn.
Ngoài tín hiệu này, trong các bản phân tích của mình, một số nhà nghiên cứu, chủ đầu tư bất động sản và các DN tư vấn phát triển bất động sản cũng đưa ra nhận định về việc thu hút nguồn vốn FDI vào bất động sản ở Việt Nam.
Theo ông Troy Griffiths, Giám đốc toàn quốc, Dịch vụ nghiên cứu thị trường và định giá (Công ty Savills Việt Nam), tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam rất hấp dẫn. “Nguồn cung văn phòng tăng mạnh trong ngắn hạn với giá thuê cao hơn so với giá thuê trong khu vực, tạo nên áp lực điều chỉnh giá. Khách sạn cũng chịu áp lực từ nguồn cung tăng, tuy nhiên, với nguồn khách du lịch nội địa dồi dào, các khách sạn 3 sao vẫn đang hoạt động khá tốt”, ông Troy Griffiths phân tích.
Ông Park Chun Seon, Tổng giám đốc Công ty Inpyung, chủ đầu tư Dự án chung cư cao cấp Cleve tại Khu đô thị mới Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, sự sụt giảm đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Về dài hạn, các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, bởi đây là thị trường nhiều tiềm năng.
Mới đây, Indochina Capital đã có thỏa thuận hợp tác với Orix, hãng dịch vụ tài chính lớn nhất Nhật Bản, trong việc tiếp cận các cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản của Việt Nam. Ông Peter Ryder, Tổng giám đốc điều hành Indochina Capital phân tích, trong bối cảnh đầu tư bất động sản toàn cầu hiện nay, thị trường bất động sản của Việt Nam đã chứng minh được sự hấp dẫn từ nhu cầu trong nước và khả năng phục hồi của nền kinh tế, được hỗ trợ bởi các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa nhanh và việc hình thành một lớp trung lưu mới. Mặc dù môi trường đầu tư vẫn đầy thử thách, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang thu hút sự quan tâm từ các tổ chức đầu tư toàn cầu.
Trong bài phân tích dành riêng cho Báo Đầu tư hồi tháng 3/2011, ông Richard Emerson, Trưởng Bộ phận Đầu tư (Savills Việt Nam Chi nhánh Hà Nội) cũng đưa ra nhận định, lĩnh vực công nghiệp và sản xuất ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn nhờ giá đầu vào thấp. Sẽ tiếp tục có những dự án đầu tư lớn vào các khu công nghiệp từ các công ty của Nhật, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan và nhà đầu tư tại các thị trường này sẽ nhận thức rõ hơn về các lợi ích của việc thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực, đặc biệt là khi VND tiếp tục yếu so với USD. Điều này sẽ dẫn đến gia tăng FDI và cơ hội tương ứng trong việc phát triển các tiện ích hỗ trợ như nhà ở, thương mại và các dịch vụ khác để phục vụ nhân công
Theo Báo Đầu Tư