Sáng 14/2, tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của Ban Chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS), những vấn đề bất cập, những nhược điểm trong công tác phát triển nhà ở và quản lý thị trường BĐS, đặc biệt, vấn đề vốn đã được mổ xẻ, nhằm khắc phục và tìm hướng đi hiệu quả trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp muốn huy động được nguồn vốn kinh doanh cần phải lấy lại lòng tin của khách hàng
Tín dụng tiếp tục “hẹp cửa”
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, dư nợ tín dụng BĐS tính đến 31/12/2011 đã giảm so với số liệu đưa ra vào tháng 11/2011. Con số tổng dư nợ đến 31/12/2011 là 199,9 nghìn tỷ đồng nhỏ hơn 9% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Như vậy, dư nợ tín dụng của BĐS đã giảm 15% so với năm 2010.
Ngoài ra, đến hết năm 2011, số nợ xấu chiếm 3,52% dư nợ BĐS (con số này ở tháng 10/2011 là trên 4%), tuy cao hơn so với nợ xấu của nền kinh tế nói chung là 3% nhưng rõ ràng xu hướng nợ xấu đã giảm. Ông Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, xu hướng nợ xấu của BĐS vẫn trong tầm kiểm soát và không đáng báo động như một số chuyên gia đã đánh giá.
Năm 2012, chủ trương của Chính phủ trong điều hành vĩ mô là tiếp tục kiểm soát lạm phát. Vì vậy, NHNN điều hành tín dụng theo hướng chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt; tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mới đây, NHNN cũng đã ban hành Chỉ thị 01 yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2012. Theo đó, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS vẫn bị xếp vào nhóm không khuyến khích. Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho biết, NHNN có “nới” đối với những nhu cầu bức thiết của người dân và xã hội như hoạt động xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, nhà ở công nhân, các công trình, dự án, nhà ở sắp hoàn thành và đưa vào bàn giao trong năm 2012, vay để phục vụ nhu cầu sửa chữa, mua nhà ở bằng nguồn thu nhập cá nhân…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, do nguồn vốn từ ngân hàng bị "ngắt" nên nhiệm vụ chính đặt ra trong năm 2012 là phải giải quyết được nguồn vốn để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện dự án của mình, lấy lại lòng tin của người dân. Hiện, Bộ đang phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính để đề xuất tiếp, ngoài Quỹ Tiết kiệm nhà ở còn đề xuất cơ quan tái thế chấp nhằm vào các dự án nhà ở xã hội; đề xuất lập lại một số ngân hàng chuyên ngành về xây dựng và nhà ở.
Cần có những “công cụ” hiệu quả hơn
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở trong những năm tới, phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn, cùng với việc hoàn thiện mô hình Quỹ Tiết kiệm nhà ở, cần tìm ra những mô hình mới, kênh huy động vốn mới. BĐS đã đặt gánh nặng lên ngân hàng quá lớn, chính vì thế mà thị trường BĐS và chương trình phát triển nhà ở thiếu bền vững.
Mặc dù đã làm được nhiều việc, nhưng Phó Thủ tướng cho rằng, trong thời gian qua, Ban chỉ đạo còn lúng túng, tham mưu chậm trong việc quản lý thị trường BĐS do thiếu những văn bản quy phạm pháp luật. Việc điều hành các phân khúc nhà ở liên quan đến điều hành hệ thống cung cấp tín dụng cũng như các thủ tục hành chính cũng còn lúng túng. Việc phát hiện ra phân khúc nhà ở cao cấp bị dư thừa rất chậm. Điều này cho thấy, hệ thống phân tích thị trường còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Vì vậy, trong năm 2012, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng và các bộ, ngành cần tập trung ban hành hướng dẫn để thực hiện Chiến lược phát triển nhà và hàng loạt các văn bản khác, bảo đảm quản lý thị trường lành mạnh, chống đầu cơ và phát triển bền vững. "Không thể quản lý một thị trường rất năng động, rất cạnh tranh bằng những mệnh lệnh hành chính mà phải quản lý bằng công cụ pháp luật như thuế BĐS, giá đất, thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng BĐS, đăng ký BĐS, thế chấp quyền sử dụng đất…" - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói. Bên cạnh đó, phải xây dựng và đưa ra chính sách để phát triển nhà ở cho thuê, phát triển các loại hình doanh nghiệp chuyên môn cung cấp nhà ở cho thuê.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, dư nợ tín dụng BĐS tính đến 31/12/2011 đã giảm so với số liệu đưa ra vào tháng 11/2011. Con số tổng dư nợ đến 31/12/2011 là 199,9 nghìn tỷ đồng nhỏ hơn 9% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Như vậy, dư nợ tín dụng của BĐS đã giảm 15% so với năm 2010.
Ngoài ra, đến hết năm 2011, số nợ xấu chiếm 3,52% dư nợ BĐS (con số này ở tháng 10/2011 là trên 4%), tuy cao hơn so với nợ xấu của nền kinh tế nói chung là 3% nhưng rõ ràng xu hướng nợ xấu đã giảm. Ông Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, xu hướng nợ xấu của BĐS vẫn trong tầm kiểm soát và không đáng báo động như một số chuyên gia đã đánh giá.
Năm 2012, chủ trương của Chính phủ trong điều hành vĩ mô là tiếp tục kiểm soát lạm phát. Vì vậy, NHNN điều hành tín dụng theo hướng chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt; tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mới đây, NHNN cũng đã ban hành Chỉ thị 01 yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2012. Theo đó, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS vẫn bị xếp vào nhóm không khuyến khích. Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho biết, NHNN có “nới” đối với những nhu cầu bức thiết của người dân và xã hội như hoạt động xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, nhà ở công nhân, các công trình, dự án, nhà ở sắp hoàn thành và đưa vào bàn giao trong năm 2012, vay để phục vụ nhu cầu sửa chữa, mua nhà ở bằng nguồn thu nhập cá nhân…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, do nguồn vốn từ ngân hàng bị "ngắt" nên nhiệm vụ chính đặt ra trong năm 2012 là phải giải quyết được nguồn vốn để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện dự án của mình, lấy lại lòng tin của người dân. Hiện, Bộ đang phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính để đề xuất tiếp, ngoài Quỹ Tiết kiệm nhà ở còn đề xuất cơ quan tái thế chấp nhằm vào các dự án nhà ở xã hội; đề xuất lập lại một số ngân hàng chuyên ngành về xây dựng và nhà ở.
Cần có những “công cụ” hiệu quả hơn
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở trong những năm tới, phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn, cùng với việc hoàn thiện mô hình Quỹ Tiết kiệm nhà ở, cần tìm ra những mô hình mới, kênh huy động vốn mới. BĐS đã đặt gánh nặng lên ngân hàng quá lớn, chính vì thế mà thị trường BĐS và chương trình phát triển nhà ở thiếu bền vững.
Mặc dù đã làm được nhiều việc, nhưng Phó Thủ tướng cho rằng, trong thời gian qua, Ban chỉ đạo còn lúng túng, tham mưu chậm trong việc quản lý thị trường BĐS do thiếu những văn bản quy phạm pháp luật. Việc điều hành các phân khúc nhà ở liên quan đến điều hành hệ thống cung cấp tín dụng cũng như các thủ tục hành chính cũng còn lúng túng. Việc phát hiện ra phân khúc nhà ở cao cấp bị dư thừa rất chậm. Điều này cho thấy, hệ thống phân tích thị trường còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Vì vậy, trong năm 2012, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng và các bộ, ngành cần tập trung ban hành hướng dẫn để thực hiện Chiến lược phát triển nhà và hàng loạt các văn bản khác, bảo đảm quản lý thị trường lành mạnh, chống đầu cơ và phát triển bền vững. "Không thể quản lý một thị trường rất năng động, rất cạnh tranh bằng những mệnh lệnh hành chính mà phải quản lý bằng công cụ pháp luật như thuế BĐS, giá đất, thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng BĐS, đăng ký BĐS, thế chấp quyền sử dụng đất…" - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói. Bên cạnh đó, phải xây dựng và đưa ra chính sách để phát triển nhà ở cho thuê, phát triển các loại hình doanh nghiệp chuyên môn cung cấp nhà ở cho thuê.
Theo KTĐT