Tình trạng chủ đầu tư xem thường quy hoạch, thản nhiên xây thêm tầng vượt mức cho phép được xem là phổ biến ở Hà Nội. Đáng chú ý, ở cả khu đô thị được đánh giá là “kiểu mẫu” như Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), các sai phạm dạng này xuất hiện khắp nơi.
Khu đô thị kiểu mẫu nhưng rất nhiều công trình xây sai quy hoạch
Quy hoạch một đằng, xây một nẻo
Thanh tra TP Hà Nội (TTTP) vừa hoàn thành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình quản lý và thực hiện dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Tuy được ghi nhận là một trong 2 “khu đô thị mới kiểu mẫu” trên cả nước, song dự án Linh Đàm lại mắc khá nhiều sai phạm. Theo cơ quan thanh tra, chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD) đã không lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và xin phép xây dựng theo quy định. Chủ đầu tư còn sử dụng đất sai với quy hoạch 1/500. Cụ thể, đã cho xây dựng chợ Xanh tại phần đất vốn quy hoạch làm khách sạn – văn phòng thuộc lô CC2, lô đất VH4, VH5, sử dụng trồng cây xanh, thảm cỏ, đường dạo. Không chỉ riêng HUD, nhiều chủ đầu tư thứ phát khác trong khu đô thị cũng theo nhau vi phạm, dẫn tới việc xây dựng tại các lô đất biệt thự và nhà thấp tầng phần lớn sai về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao so với quy hoạch 1/500 được duyệt.
Đơn cử, tại khu 24 ha, ở dãy nhà thấp tầng từ TT01-TT06, quy hoạch yêu cầu xây 3 tầng, mật độ xây dựng 65% song hiện trạng cho thấy, các dãy nhà này phần lớn xây 3,5 đến 4,5 tầng và mật độ xây dựng từ 85%-95%. Tương tự, tại lô CC2, quy hoạch duyệt 3 tầng, mật độ 45,47% nhưng chủ đầu tư thứ phát đã cho xây khối nhà 1.300 m2 (mật độ 65%), lớp ngoài mặt đường 6 tầng, lớp trong 7 tầng! Tại lô CC2D, diện tích 1.950 m2, ban đầu, chủ đầu tư thứ phát đã xây dựng siêu thị 2 tầng nhưng sau đó lại được cơ quan chức năng cho thành phố “bật đèn xanh” chấp thuận cho xây dựng công trình siêu thị, văn phòng hỗn hợp cao 13 tầng trên một phần diện tích (728 m2).
Tại khu 160,09 ha, cơ quan thanh tra phát hiện rất nhiều công trình biệt thự xây dựng sai mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất. Tại một số ô đất được quy hoạch là đất văn hóa nhưng lại biến thành đất cây xanh, thảm cỏ, đường dạo. Ở khu này, tình trạng xây thêm tầng, vượt chỉ tiêu quy hoạch cho phép cũng diễn ra ở nhiều ô đất. Có chủ đầu tư xây vượt đến 3 tầng so với quy định.
Buông lỏng quản lý
Liên quan tới các vấn đề về tài chính, TTTP cũng phát hiện HUD có một số sai sót. Cụ thể, HUD nộp tiền sử dụng đất còn thiếu hơn 420 triệu đồng. Sau khi cơ quan thanh tra có quyết định thu hồi, HUD đã nộp vào tài khoản chờ xử lý của TTTP. Ngoài ra, HUD hiện còn chưa làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với những diện tích đã xây dựng công trình thuộc tài sản cố định của HUD. Tổng công ty cũng còn nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số công trình như chợ, bãi đỗ xe với số tiền trên 965 triệu đồng. Chủ đầu tư cũng chưa nộp phí xây dựng cho một số công trình với số tiền khoảng 2,66 tỷ đồng. Nhiều chủ đầu tư thứ phát khác còn “lờ” nghĩa vụ tài chính với Nhà nước số tiền gần 5,5 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan thanh tra cũng phát hiện một số chủ đầu tư thứ phát đã “ôm” đất trong khu đô thị nhưng bỏ hoang, không triển khai dự án đầu tư, vi phạm Điều 38, Luật Đất đai.
Theo TTTP, để xảy ra các sai phạm, trách nhiệm trước hết thuộc về HUD, chính quyền địa phương qua các thời kỳ (trước là huyện Thanh Trì, nay là quận Hoàng Mai) và các sở, ngành chuyên môn của TP đã buông lỏng quản lý. Từ thực tế đó, TTTP kiến nghị UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vi liên quan phải tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra các sai phạm nêu trên. Ngoài ra, HUD cũng phải kiểm điểm và đôn đốc các chủ đầu tư thứ phát khẩn trương nộp số tiền còn nợ đọng vào ngân sách Nhà nước.
TTTP cũng khuyến nghị UBND TP giao UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, rà soát lại và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng nhà không phép, trái phép, sai quy hoạch trong phạm vi dự án. Với các trường hợp bỏ hoang đất, không đưa vào sử dụng, chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau 12 tháng nhận chuyển nhượng, cần làm thủ tục thu hồi, đưa đất vào sử dụng hiệu quả theo đúng quy hoạch.
Thanh tra TP Hà Nội (TTTP) vừa hoàn thành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình quản lý và thực hiện dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Tuy được ghi nhận là một trong 2 “khu đô thị mới kiểu mẫu” trên cả nước, song dự án Linh Đàm lại mắc khá nhiều sai phạm. Theo cơ quan thanh tra, chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD) đã không lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và xin phép xây dựng theo quy định. Chủ đầu tư còn sử dụng đất sai với quy hoạch 1/500. Cụ thể, đã cho xây dựng chợ Xanh tại phần đất vốn quy hoạch làm khách sạn – văn phòng thuộc lô CC2, lô đất VH4, VH5, sử dụng trồng cây xanh, thảm cỏ, đường dạo. Không chỉ riêng HUD, nhiều chủ đầu tư thứ phát khác trong khu đô thị cũng theo nhau vi phạm, dẫn tới việc xây dựng tại các lô đất biệt thự và nhà thấp tầng phần lớn sai về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao so với quy hoạch 1/500 được duyệt.
Đơn cử, tại khu 24 ha, ở dãy nhà thấp tầng từ TT01-TT06, quy hoạch yêu cầu xây 3 tầng, mật độ xây dựng 65% song hiện trạng cho thấy, các dãy nhà này phần lớn xây 3,5 đến 4,5 tầng và mật độ xây dựng từ 85%-95%. Tương tự, tại lô CC2, quy hoạch duyệt 3 tầng, mật độ 45,47% nhưng chủ đầu tư thứ phát đã cho xây khối nhà 1.300 m2 (mật độ 65%), lớp ngoài mặt đường 6 tầng, lớp trong 7 tầng! Tại lô CC2D, diện tích 1.950 m2, ban đầu, chủ đầu tư thứ phát đã xây dựng siêu thị 2 tầng nhưng sau đó lại được cơ quan chức năng cho thành phố “bật đèn xanh” chấp thuận cho xây dựng công trình siêu thị, văn phòng hỗn hợp cao 13 tầng trên một phần diện tích (728 m2).
Tại khu 160,09 ha, cơ quan thanh tra phát hiện rất nhiều công trình biệt thự xây dựng sai mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất. Tại một số ô đất được quy hoạch là đất văn hóa nhưng lại biến thành đất cây xanh, thảm cỏ, đường dạo. Ở khu này, tình trạng xây thêm tầng, vượt chỉ tiêu quy hoạch cho phép cũng diễn ra ở nhiều ô đất. Có chủ đầu tư xây vượt đến 3 tầng so với quy định.
Buông lỏng quản lý
Liên quan tới các vấn đề về tài chính, TTTP cũng phát hiện HUD có một số sai sót. Cụ thể, HUD nộp tiền sử dụng đất còn thiếu hơn 420 triệu đồng. Sau khi cơ quan thanh tra có quyết định thu hồi, HUD đã nộp vào tài khoản chờ xử lý của TTTP. Ngoài ra, HUD hiện còn chưa làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với những diện tích đã xây dựng công trình thuộc tài sản cố định của HUD. Tổng công ty cũng còn nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số công trình như chợ, bãi đỗ xe với số tiền trên 965 triệu đồng. Chủ đầu tư cũng chưa nộp phí xây dựng cho một số công trình với số tiền khoảng 2,66 tỷ đồng. Nhiều chủ đầu tư thứ phát khác còn “lờ” nghĩa vụ tài chính với Nhà nước số tiền gần 5,5 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan thanh tra cũng phát hiện một số chủ đầu tư thứ phát đã “ôm” đất trong khu đô thị nhưng bỏ hoang, không triển khai dự án đầu tư, vi phạm Điều 38, Luật Đất đai.
Theo TTTP, để xảy ra các sai phạm, trách nhiệm trước hết thuộc về HUD, chính quyền địa phương qua các thời kỳ (trước là huyện Thanh Trì, nay là quận Hoàng Mai) và các sở, ngành chuyên môn của TP đã buông lỏng quản lý. Từ thực tế đó, TTTP kiến nghị UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vi liên quan phải tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra các sai phạm nêu trên. Ngoài ra, HUD cũng phải kiểm điểm và đôn đốc các chủ đầu tư thứ phát khẩn trương nộp số tiền còn nợ đọng vào ngân sách Nhà nước.
TTTP cũng khuyến nghị UBND TP giao UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, rà soát lại và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng nhà không phép, trái phép, sai quy hoạch trong phạm vi dự án. Với các trường hợp bỏ hoang đất, không đưa vào sử dụng, chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau 12 tháng nhận chuyển nhượng, cần làm thủ tục thu hồi, đưa đất vào sử dụng hiệu quả theo đúng quy hoạch.
Theo ANTĐ