Sắp tới sẽ có rất ít dự án mới được xây dựng và cũng không nhiều doanh nghiệp mua đất để đầu tư dự án mới. Với tình hình như vậy, dự báo trong một vài năm tới, nguồn cung bất động sản trên địa bàn Tp.HCM sẽ dần cạn
Thị trường bất động sản TP HCM - hình minh họa
Thị trường tiếp tục gặp khó, thanh khoản kém, khiến phần lớn các dự án bất động sản ở Tp.HCM điều chỉnh kế hoạch. Khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, càng về cuối năm, tình hình triển khai dự án càng trở nên im ắng, những dự án đang xây dựng dở dang thì hoạt động cầm chừng, có dự án ngừng xây dựng.
Tại quận Tân Phú, khá nhiều dự án được khởi công xong rồi để đó hoặc xây dựng xong móng rồi ngưng hẳn. Từ tháng 3/2011, một số sàn giao dịch bất động sản thông báo mở bán Dự án căn hộ Hiệp Tân và tiến hành nhận tiền cọc giữ chỗ của khách hàng với cam kết đến tháng 5/2011 sẽ chính ký hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên, mới đây, một số khách hàng đã đến Công ty cổ phần Phát triển kinh tế Phú Nhuận (PEDCO) – đơn vị phân phối Dự án Hiệp Tân để đòi lại tiền, vì đơn vị này không thực hiện đúng cam kết với khách hàng.
Dự án Kenten Residences do Công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư là một trong những dự án căn hộ cao cấp lớn nhất huyện Nhà Bè, với hơn 1.600 căn hộ cao cấp, tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Hiện một số block của dự án này gần như đã xây dựng xong phần thô, nhưng từ nhiều tháng qua, việc xây dựng gần như ngưng hẳn.
Trong khi các dự án căn hộ đang xây dựng dở dang bị chậm tiến độ, thì một số dự án có quy mô lớn khác, dù có kế hoạch xây dựng từ nhiều năm qua, đến nay vẫn chưa động tĩnh gì. Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) do Công ty Berjaya Land Berhad (thuộc Tập đoàn Berjaya, Malaysia) làm chủ đầu tư là một ví dụ. VFC có tổng vốn đầu tư lên đến 930 triệu USD, với kế hoạch sẽ biến khu đất 6,8 ha tại góc đường Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai (quận 10, Tp.HCM) thành một khu phức hợp 5 tòa tháp cao từ 39 đến 48 tầng, nhưng sau nhiều lần đưa ra kế hoạch triển khai, đến nay, dự án vẫn chưa được khởi công.
Theo giới chuyên môn, thị trường bất động sản gặp khó, áp lực tài chính đè nặng, thì việc các dự án chậm tiến độ là điều khó tránh khỏi. Nếu tình hình này kéo dài, sắp tới sẽ khó có dự án nào được khởi công xây dựng. Theo kế hoạch, đầu năm 2012, Công ty Bất động sản Việt Nam (VNI) sẽ khởi công xây dựng Dự án căn hộ cao cấp Vinaland Tower tại quận 7. Song theo ông Trần Minh Hoàng, kế hoạch này có thể sẽ phải dừng lại do thị trường quá trầm lắng.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, với tình hình của thị trường như hiện nay, chỉ có những doanh nghiệp nào đang xây dựng dự án dở dang mới tiếp tục đeo đuổi xây dựng, vì họ không còn đường lùi, do đã bán sản phẩm cho khách hàng.
“Sắp tới sẽ có rất ít dự án mới được xây dựng và cũng không nhiều doanh nghiệp mua đất để đầu tư dự án mới. Với tình hình như vậy, dự báo trong một vài năm tới, nguồn cung bất động sản trên địa bàn Tp.HCM sẽ dần cạn”, ông Đực nhận định.
Tại quận Tân Phú, khá nhiều dự án được khởi công xong rồi để đó hoặc xây dựng xong móng rồi ngưng hẳn. Từ tháng 3/2011, một số sàn giao dịch bất động sản thông báo mở bán Dự án căn hộ Hiệp Tân và tiến hành nhận tiền cọc giữ chỗ của khách hàng với cam kết đến tháng 5/2011 sẽ chính ký hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên, mới đây, một số khách hàng đã đến Công ty cổ phần Phát triển kinh tế Phú Nhuận (PEDCO) – đơn vị phân phối Dự án Hiệp Tân để đòi lại tiền, vì đơn vị này không thực hiện đúng cam kết với khách hàng.
Dự án Kenten Residences do Công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư là một trong những dự án căn hộ cao cấp lớn nhất huyện Nhà Bè, với hơn 1.600 căn hộ cao cấp, tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Hiện một số block của dự án này gần như đã xây dựng xong phần thô, nhưng từ nhiều tháng qua, việc xây dựng gần như ngưng hẳn.
Trong khi các dự án căn hộ đang xây dựng dở dang bị chậm tiến độ, thì một số dự án có quy mô lớn khác, dù có kế hoạch xây dựng từ nhiều năm qua, đến nay vẫn chưa động tĩnh gì. Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) do Công ty Berjaya Land Berhad (thuộc Tập đoàn Berjaya, Malaysia) làm chủ đầu tư là một ví dụ. VFC có tổng vốn đầu tư lên đến 930 triệu USD, với kế hoạch sẽ biến khu đất 6,8 ha tại góc đường Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai (quận 10, Tp.HCM) thành một khu phức hợp 5 tòa tháp cao từ 39 đến 48 tầng, nhưng sau nhiều lần đưa ra kế hoạch triển khai, đến nay, dự án vẫn chưa được khởi công.
Theo giới chuyên môn, thị trường bất động sản gặp khó, áp lực tài chính đè nặng, thì việc các dự án chậm tiến độ là điều khó tránh khỏi. Nếu tình hình này kéo dài, sắp tới sẽ khó có dự án nào được khởi công xây dựng. Theo kế hoạch, đầu năm 2012, Công ty Bất động sản Việt Nam (VNI) sẽ khởi công xây dựng Dự án căn hộ cao cấp Vinaland Tower tại quận 7. Song theo ông Trần Minh Hoàng, kế hoạch này có thể sẽ phải dừng lại do thị trường quá trầm lắng.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, với tình hình của thị trường như hiện nay, chỉ có những doanh nghiệp nào đang xây dựng dự án dở dang mới tiếp tục đeo đuổi xây dựng, vì họ không còn đường lùi, do đã bán sản phẩm cho khách hàng.
“Sắp tới sẽ có rất ít dự án mới được xây dựng và cũng không nhiều doanh nghiệp mua đất để đầu tư dự án mới. Với tình hình như vậy, dự báo trong một vài năm tới, nguồn cung bất động sản trên địa bàn Tp.HCM sẽ dần cạn”, ông Đực nhận định.
Theo VIR