Chiều 18/3, Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội đã có cuộc làm việc nhằm triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) và thực hiện Thông tư 02/2013/TT-BXD về chuyển đổi nhà ở thương mại sang NƠXH, nhà tái đinh, điều chỉnh cơ cấu căn hộ.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư đang có sản phẩm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang NƠXH, nhà tái định cư.
Việc chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết hàng tồn kho cho thị trường bất động sản và đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp.Ảnh: Đức Giang
Nhu cầu rất lớn
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam chia sẻ, đã hơn 2 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 01, 02 nhưng thực sự các bộ, ngành, địa phương chưa làm được gì nhiều, nếu không triển khai quyết liệt, lòng tin của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam yêu cầu, từ nay đến 31/4 cố gắng đưa 5 - 6 dự án như khởi công xây dựng NƠXH, điều chỉnh từ dự án thương mại, bao gồm cả dự án chuyển đổi chính thức thực hiện.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ đã và đang tổng hợp nhu cầu NƠXH trên địa bàn Hà Nội, phân rõ đối tượng đăng ký mua, thuê mua, thuê. Đã có 16/40 đơn vị, bộ, ngành trên địa bàn đăng ký và theo số liệu ban đầu, chỉ tính riêng nhu cầu mua căn hộ NƠXH đã lên đến 21.000 căn... Đó cũng mới chỉ là cơ quan T.Ư, số lượng sẽ còn lớn hơn rất nhiều nếu tính tất cả các đối tượng thuộc diện được mua NƠXH. Bộ cũng phối hợp với TP Hà Nội tổng hợp đề xuất của nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đã có 6 nhà đầu tư đăng ký đầu tư xây dựng NƠXH tại 7 địa điểm trên địa bàn TP. Về chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở thu nhập thấp, đến nay, UBND TP đã cho phép chuyển đổi 3 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn sang làm nhà ở cho người có thu nhập thấp là: Dự án xây dựng khi nhà ở Trung Văn mở rộng, huyện Từ Liêm; Dự án giai đoạn 1 khu nhà ở cao tầng đô thị Sông Đà tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông; Dự án tổ hợp chung cư AZ Thăng Long, huyện Hoài Đức.
Đáng chú ý, mặc dù TP đã kêu gọi các nhà đầu tư chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà tái định cư mà người mua chính là UBND TP nhưng cho đến nay mới chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đăng ký là Công ty Vinaconex 1 với 39 căn hộ của dự án văn phòng và nhà ở tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn "ủ hàng", trong khi doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh thì bay ra tận Bộ để xin được bán nhà làm nhà tái định cư theo chủ trương.
Gỡ từ thủ tục
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam bày tỏ mong muốn, sau những cam kết của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội là hành động của lãnh đạo các sở, các doanh nghiệp. Các dự án có nhu cầu chuyển đổi, điều chỉnh đã được nêu cụ thể tại buổi làm việc. Trong đó, hầu hết các dự án còn có đang tiến hành các thủ tục từ thu hồi đất đến thay đổi cơ cấu, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đang tích cực tháo gỡ các cơ chế, chính sách để các chủ đầu tư thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.Ảnh: Linh Anh
Để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thủ tục cho nhà đầu tư, Thứ trưởng đề nghị ngay trong tuần này, Sở Xây dựng hoàn tất danh sách của các thành viên tổ công tác thực hiện Thông tư 02. Nhiệm vụ ưu tiên số 1 của Bộ và TP Hà Nội là rà soát thủ tục theo Thông tư 02 để chuyển đổi một số dự án từ thương mại sang NƠXH.
Nhiều doanh nghiệp tỏ ý lo lắng về thủ tục hành chính chưa sát với thực tế. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest cho rằng, chính sách có nhưng triển khai trên thực tế không dễ dàng. Để thực hiện được Nghị quyết của Chính phủ thì phải giải quyết được thủ tục. Chủ trương rất tích cực, đúng đắn nhưng không phải phù hợp với tất cả các dự án. Làm sao giúp doanh nghiệp đánh đúng thị hiếu người mua. Cụ thể, GP Invesst có một dự án ở Trương Định, xin điều chỉnh 2 căn to ghép thành 3 căn nhỏ. Cả TP, các sở, ngành, Bộ Xây dựng đều ủng hộ nhưng thủ tục xin điều chỉnh được tiến hành suốt 6 tháng vẫn chưa xong. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, có Thông tư 02 của Bộ Xây dựng, những trường hợp như của GP Invest hay một số dự án khác đang phải chờ thủ tục sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi yêu cầu các ngành của TP tập trung tháo gỡ để tiến hành thủ tục hành chính nhanh gọn nhất. Với dự án xây dựng NƠXH, những dự án đã có thủ tục cơ bản, đề nghị chủ đầu tư tiến hành khởi công sớm. Những dự án mới đề xuất, các nhà đầu tư chủ động nộp hồ sơ, sớm trình TP. Với những dự án điều chỉnh, chuyển đổi, tổ công tác thường xuyên nắm thông tin để xử lý, kịp thời xin ý kiến của lãnh đạo Bộ, TP.
Việc chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết hàng tồn kho cho thị trường bất động sản và đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp.Ảnh: Đức Giang
Nhu cầu rất lớn
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam chia sẻ, đã hơn 2 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 01, 02 nhưng thực sự các bộ, ngành, địa phương chưa làm được gì nhiều, nếu không triển khai quyết liệt, lòng tin của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam yêu cầu, từ nay đến 31/4 cố gắng đưa 5 - 6 dự án như khởi công xây dựng NƠXH, điều chỉnh từ dự án thương mại, bao gồm cả dự án chuyển đổi chính thức thực hiện.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ đã và đang tổng hợp nhu cầu NƠXH trên địa bàn Hà Nội, phân rõ đối tượng đăng ký mua, thuê mua, thuê. Đã có 16/40 đơn vị, bộ, ngành trên địa bàn đăng ký và theo số liệu ban đầu, chỉ tính riêng nhu cầu mua căn hộ NƠXH đã lên đến 21.000 căn... Đó cũng mới chỉ là cơ quan T.Ư, số lượng sẽ còn lớn hơn rất nhiều nếu tính tất cả các đối tượng thuộc diện được mua NƠXH. Bộ cũng phối hợp với TP Hà Nội tổng hợp đề xuất của nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, đã có 6 nhà đầu tư đăng ký đầu tư xây dựng NƠXH tại 7 địa điểm trên địa bàn TP. Về chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở thu nhập thấp, đến nay, UBND TP đã cho phép chuyển đổi 3 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn sang làm nhà ở cho người có thu nhập thấp là: Dự án xây dựng khi nhà ở Trung Văn mở rộng, huyện Từ Liêm; Dự án giai đoạn 1 khu nhà ở cao tầng đô thị Sông Đà tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông; Dự án tổ hợp chung cư AZ Thăng Long, huyện Hoài Đức.
Đáng chú ý, mặc dù TP đã kêu gọi các nhà đầu tư chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà tái định cư mà người mua chính là UBND TP nhưng cho đến nay mới chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đăng ký là Công ty Vinaconex 1 với 39 căn hộ của dự án văn phòng và nhà ở tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, doanh nghiệp tại Hà Nội vẫn "ủ hàng", trong khi doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh thì bay ra tận Bộ để xin được bán nhà làm nhà tái định cư theo chủ trương.
Gỡ từ thủ tục
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam bày tỏ mong muốn, sau những cam kết của Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội là hành động của lãnh đạo các sở, các doanh nghiệp. Các dự án có nhu cầu chuyển đổi, điều chỉnh đã được nêu cụ thể tại buổi làm việc. Trong đó, hầu hết các dự án còn có đang tiến hành các thủ tục từ thu hồi đất đến thay đổi cơ cấu, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đang tích cực tháo gỡ các cơ chế, chính sách để các chủ đầu tư thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.Ảnh: Linh Anh
Để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thủ tục cho nhà đầu tư, Thứ trưởng đề nghị ngay trong tuần này, Sở Xây dựng hoàn tất danh sách của các thành viên tổ công tác thực hiện Thông tư 02. Nhiệm vụ ưu tiên số 1 của Bộ và TP Hà Nội là rà soát thủ tục theo Thông tư 02 để chuyển đổi một số dự án từ thương mại sang NƠXH.
Nhiều doanh nghiệp tỏ ý lo lắng về thủ tục hành chính chưa sát với thực tế. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest cho rằng, chính sách có nhưng triển khai trên thực tế không dễ dàng. Để thực hiện được Nghị quyết của Chính phủ thì phải giải quyết được thủ tục. Chủ trương rất tích cực, đúng đắn nhưng không phải phù hợp với tất cả các dự án. Làm sao giúp doanh nghiệp đánh đúng thị hiếu người mua. Cụ thể, GP Invesst có một dự án ở Trương Định, xin điều chỉnh 2 căn to ghép thành 3 căn nhỏ. Cả TP, các sở, ngành, Bộ Xây dựng đều ủng hộ nhưng thủ tục xin điều chỉnh được tiến hành suốt 6 tháng vẫn chưa xong. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, có Thông tư 02 của Bộ Xây dựng, những trường hợp như của GP Invest hay một số dự án khác đang phải chờ thủ tục sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi yêu cầu các ngành của TP tập trung tháo gỡ để tiến hành thủ tục hành chính nhanh gọn nhất. Với dự án xây dựng NƠXH, những dự án đã có thủ tục cơ bản, đề nghị chủ đầu tư tiến hành khởi công sớm. Những dự án mới đề xuất, các nhà đầu tư chủ động nộp hồ sơ, sớm trình TP. Với những dự án điều chỉnh, chuyển đổi, tổ công tác thường xuyên nắm thông tin để xử lý, kịp thời xin ý kiến của lãnh đạo Bộ, TP.
UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng đã thống nhất thành lập tổ công tác liên ngành với trách nhiệm tham gia thẩm định các dự án chuyển đổi mục đích từ nhà ở thương mại sang NƠXH. Bộ Xây dựng đã cử Cục trưởng Cục Phát triển nhà và thị trường BĐS tham gia tổ này. Về phía Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi yêu cầu, lãnh đạo của các sở phải trực tiếp tham gia vào tổ công tác. |
Theo KTĐT