Căn cứ vào lượng khách hàng gõ cửa các văn phòng luật, thì những “ung nhọt” bất động sản Hà Nội chắc chắn vẫn còn nhiều và đang chực chờ bung vỡ.
Đại gia theo nhau “xộ khám”…
Đầu tháng 7/2013, dư luận xôn xao với thông tin ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Megastar bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, với dân trong nghề, việc ông Long bị bắt là một hệ quả đã được báo hiệu từ trước. Điều quan trọng là hàng trăm khách hàng vốn đã bị Megastar “đem con bỏ chợ”, sau sự việc này lại càng bơ vơ không biết bấu víu vào đâu để có thể rút lại phần nào số tiền mình đã đặt cọc.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đầu tư Bất động sản, Tập đoàn Megastar là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn, như: Dự án C2 Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm), Dự án chung cư Hesco Văn Quán (quận Hà Đông), Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai)....
Để có tiền thực hiện các dự án, Megastar đã trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị thành viên huy động vốn của hàng trăm khách hàng. Trong đó, có dự án DN này đã huy động hàng trăm tỷ đồng. Ngoài huy động vốn từ nhà đầu tư, DN còn đem dự án thế chấp ngân hàng để vay vốn. Trái ngược với hoạt động huy động vốn rầm rộ, các dự án của đơn vị này vẫn chỉ là bãi đất trống quây tôn đầy hoang phế. Chẳng hạn như Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam, sau khi ông Long bị bắt, Chủ tịch mới của Megastar đã hứa tìm giải pháp để đẩy nhanh triển khai các dự án đã huy động vốn của người dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công trường Dự án 409 Lĩnh Nam vẫn là địa điểm lý tưởng của dân… nghiện hút.
Cũng giống với Nguyễn Hoàng Long, ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội vừa bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam cũng vì huy động số vốn hàng trăm tỷ đồng cho Dự án chung cư B5 Cầu Diễn, nhưng không chịu triển khai dự án trong nhiều năm.
Theo thông tin từ phía khách hàng và cơ quan điều tra, sau khi ký hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing) do bà Châu Thị Thu Nga làm Tổng giám đốc, ông Nguyễn Văn Tuẫn đã tiến hành huy động vốn cho dự án bằng các thỏa thuận vay vốn với khoảng trên 200 khách hàng, với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, phía đối tác là Housing cũng tiến hành huy động vốn từ hàng trăm khách hàng khác.
Việc huy động quá nhiều tiền, nhưng không triển khai dự án, nên ông Tuẫn đã bị khách hàng tố cáo hành vi lừa đảo và chiếm dụng vốn, dẫn tới việc bị cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam.
Trong khi đó, rất nhiều khách hàng đã ký hợp đồng cho vay vốn với Housing để được quyền mua căn hộ chung cư B5 Cầu Diễn cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc rút vốn.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, đại diện một nhóm khách hàng đã ký hợp đồng cho Housing vay tiền để được quyền mua căn hộ chung cư B5 Cầu Diễn cho biết, việc ông Nguyễn Văn Tuẫn bị bắt sẽ khiến khách hàng góp vốn qua Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội thêm khó khăn trong việc rút vốn. Bởi việc đòi rút vốn sẽ chỉ tiếp tục sau khi có kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo ông Tuyến, “cũng đành chấp nhận việc này, bởi chỉ khi sự việc hai năm rõ mười tại cơ quan điều tra thì khách hàng mới biết đượctiền của mình đã được chủ đầu tư dùng vào việc gì”.
Theo tìm hiểu thực địa của phóng viên Đầu tư Bất động sản, sau khi ông Nguyễn Văn Tuẫn bị bắt, công trường Dự án chung cư B5 Cầu Diễn bất ngờ được “tái khởi động”. Tuy nhiên, có vẻ động thái này chỉ là hình thức hơn là thực chất vì cả công trường Dự án không có công nhân, chỉ có một chiếc máy xúc cày xới qua loa cho có.
Ông Tuyến nhận định, việc chủ đầu tư dự án cho máy xúc đến chạy qua chạy lại sau khi đối tác liên doanh bị bắt chỉ là động thái trấn an những khách hàng đang đòi rút vốn, bởi dự án này còn quá nhiều vấn đề thủ tục pháp lý chưa rõ ràng, sẽ chưa thể triển khai được ngay. Vì thế, những khách hàng như ông sẽ vẫn tiếp tục đòi tiền, bất chấp việc Housing hứa sẽ một mình thực hiện dự án.
…Và cao chạy xa bay
Chưa có đại diện chủ đầu tư nào bị bắt cho đến thời điểm này, nhưng vụ việc tại Dự án Tricon Towers lại khiến báo chí phải tốn nhiều giấy mực và cũng được dư luận quan tâm nhiều nhất trên thị trường bất động sản Hà Nội thời gian gần đây. Nguyên nhân bởi đây là một dự án đã từng được quảng bá hoành tráng và cũng huy động được số tiền rất lớn, trên 400 tỷ đồng của khách hàng.
Theo cam kết, Dự án Tricon Towers sẽ phải hoàn thành và bàn giao nhà vào năm 2012. Thế nhưng, Dự án chỉ được triển khai xong móng rồi đắp chiếu từ hơn 2 năm nay.
Không thể bàn giao nhà đúng hẹn, nhiều khách hàng đã yêu cầu được rút vốn. Song Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Việt đã cao chạy xa bay khiến việc đòi tiền và đòi nhà của hàng trăm khách mua nhà tại Dự án Tricon Towers rơi vào bế tắc.
Ông Trần Thanh Hải, một khách hàng mua căn hộ Dự án Tricon Towers cho biết, quyền lợi của khách hàng mua nhà tại Dự án Tricon Towers hiện hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền và các cơ quan liên quan. Cụ thể, cơ quan điều tra phải sớm công bố kết luận điều tra, trong khi chính quyền và các cơ quan liên quan phải vào cuộc làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cổ đông lớn đã góp vốn vào Công ty Minh Việt. Ngoài ra, việc nhiều khách hàng muốn tiếp tục đóng tiền để Dự án tiếp tục triển khai thì sẽ phải xử lý ra sao cũng cần tính đến?
Những quả bom chờ nổ
Trao đổi với Đầu tư Bất Động sản, Luật sư Bùi Quang Hưng, Văn phòng Luật sư BQH và cộng sự cho biết, tại nhiều tranh chấp hiện nay, nhất là các trường hợp chủ đầu tư bị bắt hoặc bỏ trốn, nguy cơ khách hàng mất trắng tiền góp vốn là rất cao. Bởi không chỉ huy động vốn của khách hàng, nhiều chủ đầu tư còn thế chấp cả dự án để vay vốn ngân hàng, nên khách hàng sẽ là đối tượng cuối cùng nhận được quyền lợi nếu dự án bị thanh lý.
Luật sư Hưng cho rằng, sau những Megastar, chung cư B5 Cầu Diễn, Tricon Towers và Dự án Binh đoàn 12…, chắc chắn sẽ còn nhiều vụ việc khác nữa vỡ lở trong thời gian tới. Bởi, hiện rất nhiều khách hàng tại các dự án vẫn tiếp tục tìm đến các văn phòng luật sư để tư vấn trong việc khởi kiện, tố cáo chủ đầu tư ra cơ quan pháp luật.
Thực tế hoạt động huy động vốn quá dễ dãi, sử dụng vốn khách hàng tràn lan và tiến độ đình trệ tại hàng chục dự án hiện nay cũng cho thấy, khả năng thị trường bất động sản Hà Nội tiếp tục đón nhận thêm những cú sốc “đáo tụng đình” của chủ đầu tư bất động sản là rất cao.
“Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam dễ nhất thế giới”
Luật sư Lê Minh Toàn, Trưởng văn phòng luật sư Lê Minh
Với điều kiện kinh doanh bất động sản chỉ cần DN có vốn pháp định 6 tỷ đồng thì việc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam có thể xếp hạng là dễ nhất thế giới. Thực tế cho thấy, trong số 4.200 DN bất động sản thì hiện nay có đến 3.000 bất động sản có vốn dưới 10 tỷ đồng, chưa kể không có cơ quan nào kiểm tra chính xác số tiền pháp định này được sử dụng như thế nào sau khi DN hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Nhiều DN bất động sản là cổ đông tại nhiều dự án/DN khác nhau (công ty con, liên kết…), trong khi chính tại công ty mẹ còn đang nợ thuế nhà nước đầm đìa ở chính dự án mà họ đang làm chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là các DN này khó có thể thực hiện dự án nếu như không có nguồn vốn tiếp sức từ ngân hàng và người mua nhà.
Khi mà việc tiếp cận vốn từ ngân hàng khó khăn thì việc chủ đầu tư dự án bất động sản thực hiện chiến thuật chủ yếu là “mỡ nó rán nó” đối với khách hàng mua nhà. Từ đây, các tranh chấp, làm ăn chụp giật, lừa đảo… nở rộ. Thực tế đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải có sự quản lý chặt hơn với các chủ dự án bất động sản để làm minh bạch thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi người mua nhà.
Đầu tháng 7/2013, dư luận xôn xao với thông tin ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Megastar bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, với dân trong nghề, việc ông Long bị bắt là một hệ quả đã được báo hiệu từ trước. Điều quan trọng là hàng trăm khách hàng vốn đã bị Megastar “đem con bỏ chợ”, sau sự việc này lại càng bơ vơ không biết bấu víu vào đâu để có thể rút lại phần nào số tiền mình đã đặt cọc.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đầu tư Bất động sản, Tập đoàn Megastar là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn, như: Dự án C2 Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm), Dự án chung cư Hesco Văn Quán (quận Hà Đông), Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai)....
Dự án Tricon Tower tiêu điều khi chủ đầu tư bỏ trốn
Để có tiền thực hiện các dự án, Megastar đã trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị thành viên huy động vốn của hàng trăm khách hàng. Trong đó, có dự án DN này đã huy động hàng trăm tỷ đồng. Ngoài huy động vốn từ nhà đầu tư, DN còn đem dự án thế chấp ngân hàng để vay vốn. Trái ngược với hoạt động huy động vốn rầm rộ, các dự án của đơn vị này vẫn chỉ là bãi đất trống quây tôn đầy hoang phế. Chẳng hạn như Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam, sau khi ông Long bị bắt, Chủ tịch mới của Megastar đã hứa tìm giải pháp để đẩy nhanh triển khai các dự án đã huy động vốn của người dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công trường Dự án 409 Lĩnh Nam vẫn là địa điểm lý tưởng của dân… nghiện hút.
Cũng giống với Nguyễn Hoàng Long, ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội vừa bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam cũng vì huy động số vốn hàng trăm tỷ đồng cho Dự án chung cư B5 Cầu Diễn, nhưng không chịu triển khai dự án trong nhiều năm.
Theo thông tin từ phía khách hàng và cơ quan điều tra, sau khi ký hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing) do bà Châu Thị Thu Nga làm Tổng giám đốc, ông Nguyễn Văn Tuẫn đã tiến hành huy động vốn cho dự án bằng các thỏa thuận vay vốn với khoảng trên 200 khách hàng, với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, phía đối tác là Housing cũng tiến hành huy động vốn từ hàng trăm khách hàng khác.
Việc huy động quá nhiều tiền, nhưng không triển khai dự án, nên ông Tuẫn đã bị khách hàng tố cáo hành vi lừa đảo và chiếm dụng vốn, dẫn tới việc bị cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam.
Chung cư B5 Cầu Diễn
Trong khi đó, rất nhiều khách hàng đã ký hợp đồng cho vay vốn với Housing để được quyền mua căn hộ chung cư B5 Cầu Diễn cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc rút vốn.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, đại diện một nhóm khách hàng đã ký hợp đồng cho Housing vay tiền để được quyền mua căn hộ chung cư B5 Cầu Diễn cho biết, việc ông Nguyễn Văn Tuẫn bị bắt sẽ khiến khách hàng góp vốn qua Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội thêm khó khăn trong việc rút vốn. Bởi việc đòi rút vốn sẽ chỉ tiếp tục sau khi có kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo ông Tuyến, “cũng đành chấp nhận việc này, bởi chỉ khi sự việc hai năm rõ mười tại cơ quan điều tra thì khách hàng mới biết đượctiền của mình đã được chủ đầu tư dùng vào việc gì”.
Theo tìm hiểu thực địa của phóng viên Đầu tư Bất động sản, sau khi ông Nguyễn Văn Tuẫn bị bắt, công trường Dự án chung cư B5 Cầu Diễn bất ngờ được “tái khởi động”. Tuy nhiên, có vẻ động thái này chỉ là hình thức hơn là thực chất vì cả công trường Dự án không có công nhân, chỉ có một chiếc máy xúc cày xới qua loa cho có.
Ông Tuyến nhận định, việc chủ đầu tư dự án cho máy xúc đến chạy qua chạy lại sau khi đối tác liên doanh bị bắt chỉ là động thái trấn an những khách hàng đang đòi rút vốn, bởi dự án này còn quá nhiều vấn đề thủ tục pháp lý chưa rõ ràng, sẽ chưa thể triển khai được ngay. Vì thế, những khách hàng như ông sẽ vẫn tiếp tục đòi tiền, bất chấp việc Housing hứa sẽ một mình thực hiện dự án.
…Và cao chạy xa bay
Chưa có đại diện chủ đầu tư nào bị bắt cho đến thời điểm này, nhưng vụ việc tại Dự án Tricon Towers lại khiến báo chí phải tốn nhiều giấy mực và cũng được dư luận quan tâm nhiều nhất trên thị trường bất động sản Hà Nội thời gian gần đây. Nguyên nhân bởi đây là một dự án đã từng được quảng bá hoành tráng và cũng huy động được số tiền rất lớn, trên 400 tỷ đồng của khách hàng.
Theo cam kết, Dự án Tricon Towers sẽ phải hoàn thành và bàn giao nhà vào năm 2012. Thế nhưng, Dự án chỉ được triển khai xong móng rồi đắp chiếu từ hơn 2 năm nay.
Không thể bàn giao nhà đúng hẹn, nhiều khách hàng đã yêu cầu được rút vốn. Song Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Việt đã cao chạy xa bay khiến việc đòi tiền và đòi nhà của hàng trăm khách mua nhà tại Dự án Tricon Towers rơi vào bế tắc.
Dự án binh đoàn 12 bên trong là bãi cỏ hoang
Ông Trần Thanh Hải, một khách hàng mua căn hộ Dự án Tricon Towers cho biết, quyền lợi của khách hàng mua nhà tại Dự án Tricon Towers hiện hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền và các cơ quan liên quan. Cụ thể, cơ quan điều tra phải sớm công bố kết luận điều tra, trong khi chính quyền và các cơ quan liên quan phải vào cuộc làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cổ đông lớn đã góp vốn vào Công ty Minh Việt. Ngoài ra, việc nhiều khách hàng muốn tiếp tục đóng tiền để Dự án tiếp tục triển khai thì sẽ phải xử lý ra sao cũng cần tính đến?
Những quả bom chờ nổ
Trao đổi với Đầu tư Bất Động sản, Luật sư Bùi Quang Hưng, Văn phòng Luật sư BQH và cộng sự cho biết, tại nhiều tranh chấp hiện nay, nhất là các trường hợp chủ đầu tư bị bắt hoặc bỏ trốn, nguy cơ khách hàng mất trắng tiền góp vốn là rất cao. Bởi không chỉ huy động vốn của khách hàng, nhiều chủ đầu tư còn thế chấp cả dự án để vay vốn ngân hàng, nên khách hàng sẽ là đối tượng cuối cùng nhận được quyền lợi nếu dự án bị thanh lý.
Luật sư Hưng cho rằng, sau những Megastar, chung cư B5 Cầu Diễn, Tricon Towers và Dự án Binh đoàn 12…, chắc chắn sẽ còn nhiều vụ việc khác nữa vỡ lở trong thời gian tới. Bởi, hiện rất nhiều khách hàng tại các dự án vẫn tiếp tục tìm đến các văn phòng luật sư để tư vấn trong việc khởi kiện, tố cáo chủ đầu tư ra cơ quan pháp luật.
Thực tế hoạt động huy động vốn quá dễ dãi, sử dụng vốn khách hàng tràn lan và tiến độ đình trệ tại hàng chục dự án hiện nay cũng cho thấy, khả năng thị trường bất động sản Hà Nội tiếp tục đón nhận thêm những cú sốc “đáo tụng đình” của chủ đầu tư bất động sản là rất cao.
“Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam dễ nhất thế giới”
Luật sư Lê Minh Toàn, Trưởng văn phòng luật sư Lê Minh
Với điều kiện kinh doanh bất động sản chỉ cần DN có vốn pháp định 6 tỷ đồng thì việc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam có thể xếp hạng là dễ nhất thế giới. Thực tế cho thấy, trong số 4.200 DN bất động sản thì hiện nay có đến 3.000 bất động sản có vốn dưới 10 tỷ đồng, chưa kể không có cơ quan nào kiểm tra chính xác số tiền pháp định này được sử dụng như thế nào sau khi DN hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Nhiều DN bất động sản là cổ đông tại nhiều dự án/DN khác nhau (công ty con, liên kết…), trong khi chính tại công ty mẹ còn đang nợ thuế nhà nước đầm đìa ở chính dự án mà họ đang làm chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là các DN này khó có thể thực hiện dự án nếu như không có nguồn vốn tiếp sức từ ngân hàng và người mua nhà.
Khi mà việc tiếp cận vốn từ ngân hàng khó khăn thì việc chủ đầu tư dự án bất động sản thực hiện chiến thuật chủ yếu là “mỡ nó rán nó” đối với khách hàng mua nhà. Từ đây, các tranh chấp, làm ăn chụp giật, lừa đảo… nở rộ. Thực tế đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải có sự quản lý chặt hơn với các chủ dự án bất động sản để làm minh bạch thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi người mua nhà.
Theo ĐTCK