Năm 2012, nhiều khả năng một số chính sách sẽ được ban hành nhằm bảo vệ ngân hàng (NH), phục hồi thị trường tài sản, trong đó đáng chú ý nhất là bất động sản… Dư luận đang quan tâm việc giải cứu thị trường bất động sản sẽ thực hiện ra sao?
Đưa ra các giải pháp làm sạch nợ xấu là để bảo vệ ngân hàng, đồng nghĩa với việc từng bước phục hồi thị trường bất động sản.
Vốn ngân hàng đang nằm nhiều trong các dự án bất động sản. - hình minh họaBắt đầu từ ngân hàng
Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, hệ thống NH hiện có nguy cơ “ôm” hơn 76.000 tỉ đồng nợ xấu, trong đó nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tới 47%. Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính ước đoán nợ xấu của các NH cao gấp 2 - 3 lần con số mà các NH thương mại báo cáo. “Thực tế cho thấy chỉ khoảng 30% các báo cáo của NH là tương đối chính xác, còn lại đều đáng nghi ngờ.
Ngay cả Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và NH Nhà nước cũng không biết chính xác số nợ xấu là bao nhiêu vì NH báo cáo chưa trung thực” - TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận xét.
Những năm qua, nhiều ngân hàng đã ồ ạt cho vay, nhất là cho doanh nghiệp (DN) vay để đầu tư dự án bất động sản, tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất được hình thành từ vốn vay, số tiền cho vay rất lớn. Thế nhưng, từ năm 2008 đến nay, Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường bất động sản liên tục đóng băng khiến DN không bán được nhà, mất khả năng trả nợ vay. Nhiều NH thương mại bị chôn hàng chục ngàn tỉ đồng vào các dự án bất động sản, dẫn đến nguồn vốn ra vào thường xuyên mất cân đối.
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến “sức khỏe” NH, có thể tạo rủi ro cho toàn hệ thống. Vì thế, muốn bảo vệ hệ thống NH, Nhà nước phải có các giải pháp làm sạch nợ xấu (chủ yếu là nợ bất động sản), đồng nghĩa với từng bước phục hồi thị trường bất động sản.
Nhiều giải pháp linh hoạt
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, năm 2012, nhiều khả năng NH Nhà nước sẽ có giải pháp tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn cho DN, trong đó có DN bất động sản. Có thể các NH thương mại sẽ phải sử dụng số tiền dự phòng rủi ro, thậm chí các cổ đông bỏ thêm vốn góp cổ phần để làm sạch các khoản nợ bất động sản. Nếu hai giải pháp này chưa đủ mạnh, NH Nhà nước sẽ tiến hành mua lại các khoản nợ bất động sản, rồi hạch toán thành vốn góp cổ phần.
Mặt khác, NH Nhà nước cũng sẽ loại bỏ thêm “đối tượng” bất động sản ra khỏi nhóm tín dụng phi sản xuất. Khi đó, NH sẽ có thêm nguồn vốn dài hạn để tài trợ các dự án bất động sản tiềm năng; cho cá nhân vay tiền mua, xây, sửa chữa nhà… Lúc đó, thị trường nhà đất mới có cơ hội hồi phục.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng: “NH Nhà nước có thể đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2012 ở mức 15%-17%, rồi tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng huy động vốn, dư nợ cho vay năm trước để linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng NH. Khi đó, nguồn vốn để cho vay nhà đất sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi. Nhờ vậy, NH mới thu hồi các khoản nợ bất động sản...
Câu hỏi đặt ra là liệu các NH thương mại có tái diễn tình trạng cho vay bất động sản tràn lan, lơ là cung ứng vốn dài hạn cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Các chuyên gia kinh tế cho rằng NH Nhà nước đã có công cụ hệ số an toàn vốn để khống chế tăng trưởng tín dụng. Nếu NH Nhà nước quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu của mỗi NH thương mại dưới 10% thì dư nợ cho vay không có “cửa” để tăng trưởng nóng. Do đó, các NH sẽ không dám mạnh tay cho vay bất động sản vì khách hàng thường vay số tiền lớn, thời hạn vay kéo dài.
Vốn ngân hàng đang nằm nhiều trong các dự án bất động sản. - hình minh họa
Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, hệ thống NH hiện có nguy cơ “ôm” hơn 76.000 tỉ đồng nợ xấu, trong đó nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tới 47%. Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính ước đoán nợ xấu của các NH cao gấp 2 - 3 lần con số mà các NH thương mại báo cáo. “Thực tế cho thấy chỉ khoảng 30% các báo cáo của NH là tương đối chính xác, còn lại đều đáng nghi ngờ.
Ngay cả Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và NH Nhà nước cũng không biết chính xác số nợ xấu là bao nhiêu vì NH báo cáo chưa trung thực” - TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận xét.
Những năm qua, nhiều ngân hàng đã ồ ạt cho vay, nhất là cho doanh nghiệp (DN) vay để đầu tư dự án bất động sản, tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất được hình thành từ vốn vay, số tiền cho vay rất lớn. Thế nhưng, từ năm 2008 đến nay, Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường bất động sản liên tục đóng băng khiến DN không bán được nhà, mất khả năng trả nợ vay. Nhiều NH thương mại bị chôn hàng chục ngàn tỉ đồng vào các dự án bất động sản, dẫn đến nguồn vốn ra vào thường xuyên mất cân đối.
Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến “sức khỏe” NH, có thể tạo rủi ro cho toàn hệ thống. Vì thế, muốn bảo vệ hệ thống NH, Nhà nước phải có các giải pháp làm sạch nợ xấu (chủ yếu là nợ bất động sản), đồng nghĩa với từng bước phục hồi thị trường bất động sản.
Nhiều giải pháp linh hoạt
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, năm 2012, nhiều khả năng NH Nhà nước sẽ có giải pháp tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn cho DN, trong đó có DN bất động sản. Có thể các NH thương mại sẽ phải sử dụng số tiền dự phòng rủi ro, thậm chí các cổ đông bỏ thêm vốn góp cổ phần để làm sạch các khoản nợ bất động sản. Nếu hai giải pháp này chưa đủ mạnh, NH Nhà nước sẽ tiến hành mua lại các khoản nợ bất động sản, rồi hạch toán thành vốn góp cổ phần.
Mặt khác, NH Nhà nước cũng sẽ loại bỏ thêm “đối tượng” bất động sản ra khỏi nhóm tín dụng phi sản xuất. Khi đó, NH sẽ có thêm nguồn vốn dài hạn để tài trợ các dự án bất động sản tiềm năng; cho cá nhân vay tiền mua, xây, sửa chữa nhà… Lúc đó, thị trường nhà đất mới có cơ hội hồi phục.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng: “NH Nhà nước có thể đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2012 ở mức 15%-17%, rồi tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng huy động vốn, dư nợ cho vay năm trước để linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng NH. Khi đó, nguồn vốn để cho vay nhà đất sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi. Nhờ vậy, NH mới thu hồi các khoản nợ bất động sản...
Câu hỏi đặt ra là liệu các NH thương mại có tái diễn tình trạng cho vay bất động sản tràn lan, lơ là cung ứng vốn dài hạn cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Các chuyên gia kinh tế cho rằng NH Nhà nước đã có công cụ hệ số an toàn vốn để khống chế tăng trưởng tín dụng. Nếu NH Nhà nước quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu của mỗi NH thương mại dưới 10% thì dư nợ cho vay không có “cửa” để tăng trưởng nóng. Do đó, các NH sẽ không dám mạnh tay cho vay bất động sản vì khách hàng thường vay số tiền lớn, thời hạn vay kéo dài.
Theo Người lao động