Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan hữu quan bám sát quan điểm của Đảng về vấn đề đất đai...
Theo quan điểm nêu trong nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa 11, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Bế mạc vào chiều 21/6, tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp Quốc hội thứ 5 bắt đầu với trọn ngày thứ Hai (17/6) thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo nghị trình thì dự án luật này sẽ được thông qua ngay đầu phiên bế mạc kỳ họp này.
Tuy nhiên, trong quá trình góp ý còn có một số ý kiến đề nghị thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) đồng thời với thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vì có một số nội dung liên quan như quyền sở hữu, quyền của Nhà nước về thu hồi đất.
Tại báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật đã được gửi đến từng vị đại biểu Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã kết luận: “Tiếp tục khẳng định quan điểm nêu trong nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 là: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật”.
Thực hiện đúng tinh thần nghị quyết của Đảng, trong quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan hữu quan bám sát quan điểm của Đảng về vấn đề đất đai. Do đó, các quy định về đất đai trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm sự thống nhất, báo cáo nêu rõ.
Ý kiến đề nghị thời gian có hiệu lực của luật từ ngày 1/10/2013 để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng vào ngày 15/10/2013 đã được tiếp thu và thể hiện tại dự thảo luật mới nhất.
Vẫn được phát thanh truyền hình trực tiếp, sáng thứ Ba, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Bên cạnh đó, các dự án luật được thảo luận tại hội trường còn có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Việc làm, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Một loạt dự án luật sẽ được thông qua trong tuần này, gồm Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai, Luật Hòa giải cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Trong ngày thứ Năm, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 và chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014.
Phiên bế mạc chiều thứ Sáu (21/6), sau khi biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội sẽ nhấn nút bày tỏ chính kiến với nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.
Việc thông qua nghị quyết về giám sát chuyên đề cùng nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn sẽ khép lại hơn một tháng làm việc của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Theo nghị trình thì dự án luật này sẽ được thông qua ngay đầu phiên bế mạc kỳ họp này.
Tuy nhiên, trong quá trình góp ý còn có một số ý kiến đề nghị thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) đồng thời với thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vì có một số nội dung liên quan như quyền sở hữu, quyền của Nhà nước về thu hồi đất.
Tại báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật đã được gửi đến từng vị đại biểu Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã kết luận: “Tiếp tục khẳng định quan điểm nêu trong nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 là: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật”.
Thực hiện đúng tinh thần nghị quyết của Đảng, trong quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan hữu quan bám sát quan điểm của Đảng về vấn đề đất đai. Do đó, các quy định về đất đai trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) cần bảo đảm sự thống nhất, báo cáo nêu rõ.
Ý kiến đề nghị thời gian có hiệu lực của luật từ ngày 1/10/2013 để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng vào ngày 15/10/2013 đã được tiếp thu và thể hiện tại dự thảo luật mới nhất.
Vẫn được phát thanh truyền hình trực tiếp, sáng thứ Ba, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Bên cạnh đó, các dự án luật được thảo luận tại hội trường còn có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Việc làm, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Một loạt dự án luật sẽ được thông qua trong tuần này, gồm Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai, Luật Hòa giải cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Trong ngày thứ Năm, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011 và chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014.
Phiên bế mạc chiều thứ Sáu (21/6), sau khi biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội sẽ nhấn nút bày tỏ chính kiến với nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.
Việc thông qua nghị quyết về giám sát chuyên đề cùng nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn sẽ khép lại hơn một tháng làm việc của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Theo VnEconomy