Có những doanh nghiệp đã giảm giá căn hộ đến tay người tiêu dùng ở dưới mức giá thành sản xuất. Nhận định về nguyên nhân làm thị trường bất động sản (BĐS) suy giảm, các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là việc cấp tín dụng ra thị trường giai đoạn trước quá dễ dãi.
Ảnh minh họa.
BĐS quá phụ thuộc vào tín dụng
Nhận định sự suy giảm của thị trường BĐS là do ảnh hưởng suy giảm chung của toàn cầu, ông Nguyễn Tuấn Anh - TGĐ Cty Vinalink Land, cho rằng, lý do chính là việc cấp tín dụng ra thị trường giai đoạn trước khá dễ dãi, tràn lan. Vì vậy, các chủ đầu tư có thể vay lượng tiền rất lớn để triển khai dự án mà không tính đến nhu cầu thực tế của thị trường. Từ đó dẫn đến sự bão hòa của thị trường, và đến một giai đoạn nào đó, các chủ đầu tư mất khả năng trả khoản vay đó.
“Trong giai đoạn trước, khi BĐS phát triển với tốc độ chóng mặt, cũng có một số chủ đầu tư đưa ra những cam kết không đúng dẫn tới sự mất niềm tin của khách hàng. Và hệ lụy của nó vẫn kéo dài cho đến lúc này” - ông Tuấn Anh nói.
Còn theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, ngoài các nguyên nhân trên, có lý do từ tính quản trị rủi ro của DN yếu. Thêm vào đó, việc thực hiện chính sách chống lạm phát theo Nghị quyết 11 Chính phủ đã dẫn đến thặt chặt chính sách tiền tệ và từ đó nguồn vốn từ ngân hàng đã sụt giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng tới việc thiếu hụt nguồn vốn trong thị trường cung và cầu.
“Với tất cả những nguyên nhân trên và diễn ra trong một thời gian dài, khoảng 1 năm, làm niềm tin của người tiêu dùng với thị trường bị giảm sụt nghiêm trọng” - ông Mai nhận định.
Giảm giá chỉ có tác dụng tùy thời điểm
Xung quanh vấn đề giảm giá BĐS, các chuyên gia cho rằng đó là yếu tố tự nhiên trong cơ chế thị trường. Các DN, nhất là ở khu vực phía nam, đã mạnh dạn áp dụng việc giảm giá này từ rất lâu, khoảng 2-3 quý trước. Thậm chí có những DN đã giảm giá căn hộ đến tay người tiêu dùng ở dưới mức giá thành sản xuất.
“Ví dụ có những căn hộ có giá bán chỉ từ 9-12 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giảm giá cũng rất hạn chế, thường chỉ có tác dụng trong từng thời điểm. Vì tâm lý khách hàng có xu hướng mong đợi giá bất động sản thấp hơn nữa, nhất là cho phân khúc bất động sản trung - cao cấp, nên theo tôi, giảm giá chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu trong lâu dài”, ông Tuấn Anh chia sẻ, “Theo quan điểm cá nhân tôi, thị trường BĐS nên chú trọng vào thị trường nhà thu nhập vừa và thấp (chiếm 90-95% nhu cầu hiện tại), thay vì phát triển thị trường nhà cao cấp như giai đoạn trước. Tôi tin rằng, nếu thị trường có đầy đủ những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực chất của khách hàng thì thị trường sẽ tăng trưởng trở lại một cách rất nhanh chóng”.
Ông Phan Thành Mai cho biết, trong vòng ba quý qua, lượng hàng tồn kho các căn hộ để bán liên tục tăng, tại thị trường Hà Nội là trên 100.000 căn, tại TP HCM là 47.000 căn vào thời điểm cuối quý 2/2012. Đồng thời khả năng hấp thụ của thị trường chỉ là 7%. Giá bán của các căn hộ cũng giảm, là 50% với thị trường TP.HCM và tại Hà Nội là khoảng 40%.
Nhận định sự suy giảm của thị trường BĐS là do ảnh hưởng suy giảm chung của toàn cầu, ông Nguyễn Tuấn Anh - TGĐ Cty Vinalink Land, cho rằng, lý do chính là việc cấp tín dụng ra thị trường giai đoạn trước khá dễ dãi, tràn lan. Vì vậy, các chủ đầu tư có thể vay lượng tiền rất lớn để triển khai dự án mà không tính đến nhu cầu thực tế của thị trường. Từ đó dẫn đến sự bão hòa của thị trường, và đến một giai đoạn nào đó, các chủ đầu tư mất khả năng trả khoản vay đó.
“Trong giai đoạn trước, khi BĐS phát triển với tốc độ chóng mặt, cũng có một số chủ đầu tư đưa ra những cam kết không đúng dẫn tới sự mất niềm tin của khách hàng. Và hệ lụy của nó vẫn kéo dài cho đến lúc này” - ông Tuấn Anh nói.
Còn theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, ngoài các nguyên nhân trên, có lý do từ tính quản trị rủi ro của DN yếu. Thêm vào đó, việc thực hiện chính sách chống lạm phát theo Nghị quyết 11 Chính phủ đã dẫn đến thặt chặt chính sách tiền tệ và từ đó nguồn vốn từ ngân hàng đã sụt giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng tới việc thiếu hụt nguồn vốn trong thị trường cung và cầu.
“Với tất cả những nguyên nhân trên và diễn ra trong một thời gian dài, khoảng 1 năm, làm niềm tin của người tiêu dùng với thị trường bị giảm sụt nghiêm trọng” - ông Mai nhận định.
Giảm giá chỉ có tác dụng tùy thời điểm
Xung quanh vấn đề giảm giá BĐS, các chuyên gia cho rằng đó là yếu tố tự nhiên trong cơ chế thị trường. Các DN, nhất là ở khu vực phía nam, đã mạnh dạn áp dụng việc giảm giá này từ rất lâu, khoảng 2-3 quý trước. Thậm chí có những DN đã giảm giá căn hộ đến tay người tiêu dùng ở dưới mức giá thành sản xuất.
“Ví dụ có những căn hộ có giá bán chỉ từ 9-12 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiệu quả của việc giảm giá cũng rất hạn chế, thường chỉ có tác dụng trong từng thời điểm. Vì tâm lý khách hàng có xu hướng mong đợi giá bất động sản thấp hơn nữa, nhất là cho phân khúc bất động sản trung - cao cấp, nên theo tôi, giảm giá chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu trong lâu dài”, ông Tuấn Anh chia sẻ, “Theo quan điểm cá nhân tôi, thị trường BĐS nên chú trọng vào thị trường nhà thu nhập vừa và thấp (chiếm 90-95% nhu cầu hiện tại), thay vì phát triển thị trường nhà cao cấp như giai đoạn trước. Tôi tin rằng, nếu thị trường có đầy đủ những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực chất của khách hàng thì thị trường sẽ tăng trưởng trở lại một cách rất nhanh chóng”.
Ông Phan Thành Mai cho biết, trong vòng ba quý qua, lượng hàng tồn kho các căn hộ để bán liên tục tăng, tại thị trường Hà Nội là trên 100.000 căn, tại TP HCM là 47.000 căn vào thời điểm cuối quý 2/2012. Đồng thời khả năng hấp thụ của thị trường chỉ là 7%. Giá bán của các căn hộ cũng giảm, là 50% với thị trường TP.HCM và tại Hà Nội là khoảng 40%.
Theo Pháp luật VN