Hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa đang là thực trạng của nhiều văn phòng nhà đất. Đội ngũ ăn theo như trà đá, trông xe vì thế cũng lao đao.
Có mặt tại dãy ki-ốt các văn phòng bất động sản ở Thiên đường Bảo Sơn vào một buổi chiều, chúng tôi chứng kiến cảnh vắng vẻ nơi đây. Một dãy các ki-ốt văn phòng bất động sản mọc lên như nấm giờ đây chỉ còn lác đác vài nơi mở cửa. Một số ki-ốt đã đóng cửa im lìm, bụi bám đầy cửa, còn ki-ốt đang mở cũng chỉ vài nhân viên ngồi ngáp ngắn ngáp dài chờ khách tới.
Vừa rót nước vừa thở dài, chị Nguyễn Thị An, một người bán nước tại vỉa hè cổng Thiên đường Bảo Sơn, cho biết, trước đây mỗi ngày chị cũng phải bán được vài trăm tiền trà đá, khách đến đây xem đất và giao dịch đông như trẩy hội. Trà đá, thuốc và nước giải khát chị bán luôn tay. Giờ ngày nào gần trưa chị mới mở hàng, hàng quán ế ẩm chủ yếu bán cho công nhân xây dựng và thanh niên trong làng.
Chị An nói rằng, giá đất tăng khách đi xem nườm nượp, vui cười phấn khởi, và cũng xởi lởi chẳng tiếc vài đồng trả lại. "Tình hình lúc này không biết đến bao giờ mới bán chạy trở lại", chị An lắc đầu.
Cũng bán nước nhưng tại một ki-ốt bên cạnh, chị Hoa (quê Giao Thủy, Nam Định) đang trong tình trạng khóc dở mếu dở. Vợ chồng ở quê, được ông cậu cho ở nhờ trong làng, chị Hoa thuê ki-ốt mở cửa hàng nước, còn chồng đi lái xe ôm tại đây.
Chị Hoa kể: "Tôi thuê ki-ốt này 4 triệu đồng một tháng. Nghe ông cậu bảo chỗ này bán nước cũng được nên đến thuê mở cửa hàng. Ai ngờ mới mở được vài tháng nhưng tình hình ế ẩm quá. Khách đến Thiên đường Bảo Sơn không ai uống nước ở đây, chủ yếu là khách đi xem đất hay công nhân xung quanh. Nhưng giờ khách vắng quá!".
"Các anh xem kia kìa, người ta đang dọn biển hiệu đóng cửa văn phòng vì đất cát có bán được đâu. Họ bán đất lắm tiền còn không trụ được nữa là chúng tôi bán nước thế này. Sắp tới chắc ra vỉa hè bán cho tiện", chị Hoa nói.
Hiện chỉ còn chưa đến chục văn phòng nhà đất tại Thiên đường Bảo Sơn còn mở cửa. Bên ngoài thì vắng vẻ, bên trong nhân viên thưa thớt. Theo một nhân viên văn phòng bất động sản Hà Nội Mới, cả tháng chỉ có vài khách đến hỏi thăm, nhưng chủ yếu để tìm hiểu thông tin, không có giao dịch nào.
Không chỉ ở chợ nhà đất Thiên đường Bảo Sơn, nhiều văn phòng nhà đất tại khu vực khác như Bắc An Khánh, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Quốc lộ 32,... cũng rơi vào thảm cảnh tương tự.
Bán trà đá bên cạnh dự án ở Kim Trung Di Trạch được gần bốn năm nay, ông Phúc, một người dân trong làng, đã chứng kiến cảnh nhà đất từ lúc thăng đến lúc trầm. Ông Phúc kể rằng, đợt sốt đất ở đây, mỗi ngày có hàng trăm khách tới thăm dự án. Chỉ riêng tiền gửi xe ông đã đút túi vài trăm bạc, chưa kể tiền trà, thuốc... "Khách đông ra vào nườm nượp cũng vui đáo để, giờ vắng tanh chẳng ai ngó tới. Tôi vẫn cố bám trụ ở đây, bán nước cho bà con qua đường, thỉnh thoảng cũng có người tới ngó ngang dự án, hỏi dăm ba câu rồi đi mất", ông Phúc kể.
Sàn bất động sản chuyển sang bán trà đá
Không chỉ vắng khách mà các quán trà đá còn bị cạnh tranh bởi nhiều sàn đóng cửa mở quán café, trà đá vỉa hè. Từng là một chủ văn phòng nhà đất ở Hà Đông, anh Lưu Công Tuấn, nay đã phải đóng cửa chuyển sang bán trà chanh tại chợ đêm sinh viên Phùng Khoang.
Anh Tuấn cho hay, trước đây chỉ nghĩ tới tiền tỷ, mỗi phi vụ môi giới thành công đút túi hàng trăm triệu đồng. Sau thời gian tích cóp, anh đã xây được ngôi nhà khang trang ở Hà Đông. Chán cảnh bất động sản bèo bọt, anh nghĩ ra cách kiếm tiền bằng bán trà chanh, hướng dương vỉa hè. Mỗi tối, anh Tuấn cũng có vài trăm tiêu vặt. "Mình quen việc nhàn rỗi rồi, nên làm nghề gì cũng khó. Thôi cứ mở quán trà chanh, ngày bán trà đá, buôn chuyện kể cũng hay", anh Tuấn cho biết.
Khấm khá hơn anh Tuấn, anh Quốc Hưng, giám đốc một sàn bất động sản ở Trung Hòa Nhân Chính, chuyển đổi văn phòng sang làm café. Sau một thời gian hoạt động cầm chừng, văn phòng bất động sản của anh Hưng đóng cửa. Một nửa nhân viên môi giới của sàn nghỉ việc, số còn bám trụ lại hùm vốn với anh đầu tư quán café.
Theo anh Hưng, doanh thu của quán mỗi ngày cũng lãi vài triệu nhưng tính với bất động sản thì không đáng là bao. "Trước đây, có những thương vụ môi giới thành công, kiếm được mấy triệu đồng là chuyện thường. Giờ mở quán cafe chủ yếu làm cho vui cũng là địa điểm để anh em bất động sản tụ tập cho đỡ nhớ nghề", anh Hưng tâm sự
Nghề kinh doanh bất động sản siêu lợi nhuận, dân môi giới suốt ngày rong ruổi ngồi quán café, trà đá, nhà hàng vẫn kiếm tiền tỷ hàng tháng. Thị trường bất động sản gặp khó khăn, dân môi giới bất động sản đua nhau bỏ nghề, số còn bám trụ lại cũng chật vật tìm mọi cách để kiếm sống. Họ làm đủ việc từ buôn bán, kinh doanh, bán hàng đa cấp, thậm chí mở quán trà đá, trông xe,... Mặc dù vậy, họ vẫn còn nuôi hy vọng: "Bất động sản khởi sắc, họ sẽ quay lại thị trường".
Vừa rót nước vừa thở dài, chị Nguyễn Thị An, một người bán nước tại vỉa hè cổng Thiên đường Bảo Sơn, cho biết, trước đây mỗi ngày chị cũng phải bán được vài trăm tiền trà đá, khách đến đây xem đất và giao dịch đông như trẩy hội. Trà đá, thuốc và nước giải khát chị bán luôn tay. Giờ ngày nào gần trưa chị mới mở hàng, hàng quán ế ẩm chủ yếu bán cho công nhân xây dựng và thanh niên trong làng.
Chị An nói rằng, giá đất tăng khách đi xem nườm nượp, vui cười phấn khởi, và cũng xởi lởi chẳng tiếc vài đồng trả lại. "Tình hình lúc này không biết đến bao giờ mới bán chạy trở lại", chị An lắc đầu.
Cũng bán nước nhưng tại một ki-ốt bên cạnh, chị Hoa (quê Giao Thủy, Nam Định) đang trong tình trạng khóc dở mếu dở. Vợ chồng ở quê, được ông cậu cho ở nhờ trong làng, chị Hoa thuê ki-ốt mở cửa hàng nước, còn chồng đi lái xe ôm tại đây.
Chị Hoa kể: "Tôi thuê ki-ốt này 4 triệu đồng một tháng. Nghe ông cậu bảo chỗ này bán nước cũng được nên đến thuê mở cửa hàng. Ai ngờ mới mở được vài tháng nhưng tình hình ế ẩm quá. Khách đến Thiên đường Bảo Sơn không ai uống nước ở đây, chủ yếu là khách đi xem đất hay công nhân xung quanh. Nhưng giờ khách vắng quá!".
Sàn bất động sản đóng cửa vì vắng khách
"Các anh xem kia kìa, người ta đang dọn biển hiệu đóng cửa văn phòng vì đất cát có bán được đâu. Họ bán đất lắm tiền còn không trụ được nữa là chúng tôi bán nước thế này. Sắp tới chắc ra vỉa hè bán cho tiện", chị Hoa nói.
Hiện chỉ còn chưa đến chục văn phòng nhà đất tại Thiên đường Bảo Sơn còn mở cửa. Bên ngoài thì vắng vẻ, bên trong nhân viên thưa thớt. Theo một nhân viên văn phòng bất động sản Hà Nội Mới, cả tháng chỉ có vài khách đến hỏi thăm, nhưng chủ yếu để tìm hiểu thông tin, không có giao dịch nào.
Không chỉ ở chợ nhà đất Thiên đường Bảo Sơn, nhiều văn phòng nhà đất tại khu vực khác như Bắc An Khánh, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Quốc lộ 32,... cũng rơi vào thảm cảnh tương tự.
Bán trà đá bên cạnh dự án ở Kim Trung Di Trạch được gần bốn năm nay, ông Phúc, một người dân trong làng, đã chứng kiến cảnh nhà đất từ lúc thăng đến lúc trầm. Ông Phúc kể rằng, đợt sốt đất ở đây, mỗi ngày có hàng trăm khách tới thăm dự án. Chỉ riêng tiền gửi xe ông đã đút túi vài trăm bạc, chưa kể tiền trà, thuốc... "Khách đông ra vào nườm nượp cũng vui đáo để, giờ vắng tanh chẳng ai ngó tới. Tôi vẫn cố bám trụ ở đây, bán nước cho bà con qua đường, thỉnh thoảng cũng có người tới ngó ngang dự án, hỏi dăm ba câu rồi đi mất", ông Phúc kể.
Sàn bất động sản chuyển sang bán trà đá
Không chỉ vắng khách mà các quán trà đá còn bị cạnh tranh bởi nhiều sàn đóng cửa mở quán café, trà đá vỉa hè. Từng là một chủ văn phòng nhà đất ở Hà Đông, anh Lưu Công Tuấn, nay đã phải đóng cửa chuyển sang bán trà chanh tại chợ đêm sinh viên Phùng Khoang.
Trả văn phòng, chuyển đồ đi nơi khác
Anh Tuấn cho hay, trước đây chỉ nghĩ tới tiền tỷ, mỗi phi vụ môi giới thành công đút túi hàng trăm triệu đồng. Sau thời gian tích cóp, anh đã xây được ngôi nhà khang trang ở Hà Đông. Chán cảnh bất động sản bèo bọt, anh nghĩ ra cách kiếm tiền bằng bán trà chanh, hướng dương vỉa hè. Mỗi tối, anh Tuấn cũng có vài trăm tiêu vặt. "Mình quen việc nhàn rỗi rồi, nên làm nghề gì cũng khó. Thôi cứ mở quán trà chanh, ngày bán trà đá, buôn chuyện kể cũng hay", anh Tuấn cho biết.
Khấm khá hơn anh Tuấn, anh Quốc Hưng, giám đốc một sàn bất động sản ở Trung Hòa Nhân Chính, chuyển đổi văn phòng sang làm café. Sau một thời gian hoạt động cầm chừng, văn phòng bất động sản của anh Hưng đóng cửa. Một nửa nhân viên môi giới của sàn nghỉ việc, số còn bám trụ lại hùm vốn với anh đầu tư quán café.
Theo anh Hưng, doanh thu của quán mỗi ngày cũng lãi vài triệu nhưng tính với bất động sản thì không đáng là bao. "Trước đây, có những thương vụ môi giới thành công, kiếm được mấy triệu đồng là chuyện thường. Giờ mở quán cafe chủ yếu làm cho vui cũng là địa điểm để anh em bất động sản tụ tập cho đỡ nhớ nghề", anh Hưng tâm sự
Nghề kinh doanh bất động sản siêu lợi nhuận, dân môi giới suốt ngày rong ruổi ngồi quán café, trà đá, nhà hàng vẫn kiếm tiền tỷ hàng tháng. Thị trường bất động sản gặp khó khăn, dân môi giới bất động sản đua nhau bỏ nghề, số còn bám trụ lại cũng chật vật tìm mọi cách để kiếm sống. Họ làm đủ việc từ buôn bán, kinh doanh, bán hàng đa cấp, thậm chí mở quán trà đá, trông xe,... Mặc dù vậy, họ vẫn còn nuôi hy vọng: "Bất động sản khởi sắc, họ sẽ quay lại thị trường".
Theo VEF