Dư nợ tín dụng bất động sản (BĐS) tính đến hết tháng 12-2011 là 199,9 nghìn tỷ đồng, thấp hơn 9% tổng dư nợ của toàn hệ thống và giảm 15% so với năm 2010. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính sách tín dụng năm 2012 vẫn theo hướng chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS vẫn bị xếp vào nhóm không khuyến khích.
Thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến cho biết như vậy tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động trong năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2012 của Ban Chỉ đạo TƯ về chính sách nhà ở và thị trường BĐS ngày 14-2. Cũng theo ông Nguyễn Đồng Tiến, tính đến ngày 31-12-2011, nợ xấu chiếm 3,52% dư nợ BĐS (con số này ở tháng 10-2011 là hơn 4%), tuy cao hơn so với nợ xấu của nền kinh tế nói chung (3%) nhưng rõ ràng xu hướng nợ xấu đã giảm và vẫn trong tầm kiểm soát. Với chủ trương tiếp tục kiểm soát lạm phát, chính sách tín dụng năm 2012 vẫn theo hướng chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS vẫn bị xếp vào nhóm không khuyến khích. Tuy nhiên, có nới lỏng với những nhu cầu bức thiết của người dân và xã hội như xây dựng nhà ở cho thuê, nhà ở công nhân khu công nghiệp, các công trình, dự án, nhà ở sắp hoàn thành và đưa vào bàn giao trong năm 2012, vay để phục vụ nhu cầu sửa chữa, mua nhà ở bằng nguồn thu nhập cá nhân… Với mặt bằng giá hiện nay và sự sôi động của thị trường BĐS từ đầu năm 2011 trở về trước, theo NHNN, việc doanh nghiệp BĐS phản ánh tình trạng thua lỗ là thiếu cơ sở, cần phải rà soát, đánh giá để xác định thực trạng tài chính và nguyên nhân nếu có thua lỗ thật.
Mặt bằng giá BĐS hiện nay quá cao so với khả năng của số đông người dân và so với giá trị thực của BĐS do bị làm giá mua đi bán lại qua nhiều tay trong giai đoạn trước. Do vậy, quan điểm của NHNN cần phải thận trọng khi tiếp thêm nguồn tài chính cho thị trường này. Cụ thể, nếu cho DN vay để hình thành loại BĐS đang ở tình trạng thanh khoản kém sẽ làm tăng tình trạng mất cân đối trên thị trường. Còn nếu cho vay mua BĐS trong điều kiện tính minh bạch của thị trường thấp, chưa có biện pháp xử lý tình trạng làm giá đối tượng cần hỗ trợ nhà ở càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở… chỉ các nhà đầu tư có lợi. Nếu không kiểm soát cho vay BĐS sẽ rất khó kiểm soát lạm phát, khó đưa lãi suất trở về mặt bằng thấp hơn hiện nay, kéo dài khó khăn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, nhiệm vụ chính của Ban Chỉ đạo trong năm 2012 là phải giải quyết được nguồn vốn cho BĐS để các DN tiếp tục duy trì, thực hiện dự án. Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan đề xuất lập quỹ tiết kiệm nhà ở, lập một số ngân hàng chuyên ngành về xây dựng và nhà ở... Đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu, cùng với hoàn thiện mô hình quỹ tiết kiệm nhà, cần tìm những mô hình mới, kênh huy động vốn mới cho BĐS; đồng thời tính đến nhu cầu nhà ở của xã hội, phát triển loại hình nhà ở cho thuê. BĐS đã đặt gánh nặng lên ngân hàng, vì thế mà thị trường BĐS và chương trình phát triển nhà ở thiếu bền vững. Sau một thời gian bị quá tải, ngân hàng phải dừng cho vay với BĐS và mỗi lần như thế phải cần đến 5-10 năm để phục hồi. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần khắc phục yếu kém trong phân tích thị trường, để xảy ra tình trạng mất cân đối, chống đầu cơ bảo đảm lợi ích người dân… bằng việc hoàn thiện văn bản pháp quy. Không thể quản lý một thị trường rất năng động, rất cạnh tranh bằng những mệnh lệnh hành chính, mà phải quản lý bằng công cụ quy phạm pháp luật như thuế BĐS, giá đất, thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng BĐS, đăng ký BĐS, thế chấp quyền sử dụng đất…
Mặt bằng giá BĐS hiện nay quá cao so với khả năng của số đông người dân và so với giá trị thực của BĐS do bị làm giá mua đi bán lại qua nhiều tay trong giai đoạn trước. Do vậy, quan điểm của NHNN cần phải thận trọng khi tiếp thêm nguồn tài chính cho thị trường này. Cụ thể, nếu cho DN vay để hình thành loại BĐS đang ở tình trạng thanh khoản kém sẽ làm tăng tình trạng mất cân đối trên thị trường. Còn nếu cho vay mua BĐS trong điều kiện tính minh bạch của thị trường thấp, chưa có biện pháp xử lý tình trạng làm giá đối tượng cần hỗ trợ nhà ở càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở… chỉ các nhà đầu tư có lợi. Nếu không kiểm soát cho vay BĐS sẽ rất khó kiểm soát lạm phát, khó đưa lãi suất trở về mặt bằng thấp hơn hiện nay, kéo dài khó khăn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, nhiệm vụ chính của Ban Chỉ đạo trong năm 2012 là phải giải quyết được nguồn vốn cho BĐS để các DN tiếp tục duy trì, thực hiện dự án. Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan đề xuất lập quỹ tiết kiệm nhà ở, lập một số ngân hàng chuyên ngành về xây dựng và nhà ở... Đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu, cùng với hoàn thiện mô hình quỹ tiết kiệm nhà, cần tìm những mô hình mới, kênh huy động vốn mới cho BĐS; đồng thời tính đến nhu cầu nhà ở của xã hội, phát triển loại hình nhà ở cho thuê. BĐS đã đặt gánh nặng lên ngân hàng, vì thế mà thị trường BĐS và chương trình phát triển nhà ở thiếu bền vững. Sau một thời gian bị quá tải, ngân hàng phải dừng cho vay với BĐS và mỗi lần như thế phải cần đến 5-10 năm để phục hồi. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, cần khắc phục yếu kém trong phân tích thị trường, để xảy ra tình trạng mất cân đối, chống đầu cơ bảo đảm lợi ích người dân… bằng việc hoàn thiện văn bản pháp quy. Không thể quản lý một thị trường rất năng động, rất cạnh tranh bằng những mệnh lệnh hành chính, mà phải quản lý bằng công cụ quy phạm pháp luật như thuế BĐS, giá đất, thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng BĐS, đăng ký BĐS, thế chấp quyền sử dụng đất…
Theo HNM