Đây là chủ đề chính của hội thảo “Vực dậy nguồn lực thị trường bất động sản” sẽ được Báo Lao Động và Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 31.5 tới tại TPHCM, dự kiến sẽ thu hút hơn 100 DN tham gia.
Trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn khá yên ắng sau một loạt các động thái tích cực từ phía ngân hàng như nới lỏng tín dụng, hạ lãi suất cho vay xuống 14%; các chính sách miễn, dãn, giảm thuế của Chính phủ…, hội thảo sẽ là cơ hội để các DN đưa ra các kiến nghị, đề xuất cấp thiết nhất từ thực tiễn lên các các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ các khó khăn hiện nay của thị trường. Theo chương trình, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - sẽ chủ trì hội thảo.
Các bất cập từ thực tiễn
Một trong những vấn đề nổi cộm của thị trường BĐS hiện nay chính là sự dư thừa nguồn cung, lượng hàng tồn đọng lớn, đặc biệt ở phân khúc căn hộ trên cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM. Giá căn hộ quá cao, trong khi mức thu nhập của đại bộ phận người dân đang còn thấp đã khiến thị trường rơi vào tình trạng sức cầu cao nhưng không gặp được nguồn cung. Trong khi đó, hai giải pháp được xem là kích cầu cho thị trường BĐS hiện nay là phát triển nhà cho thuê và chia nhỏ căn hộ để phù hợp với sức mua của đại bộ phần người dân lại vẫn chưa được DN mặn mà vì thiếu các hành lang pháp lý và chính sách khuyến khích DN tham gia.
Hiện trên cả nước, loại hình nhà ở cho thuê hiện chỉ chiếm 6,5%. Riêng tại khu vực đô thị, tỉ lệ nhà cho thuê chỉ chiếm 14,5%. Trong khi đó, tỉ lệ công nhân viên chức, hộ gia đình trẻ chưa có nhà tại đô thị rất lớn. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, tuy cũng phát triển căn hộ dịch vụ cho thuê nhưng lại chủ yếu phục vụ đối tượng là lao động nước ngoài với mức giá cao chót vót.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, với thu nhập bình quân của người dân Hà Nội hiện khoảng 40 triệu đồng/năm, trong khi giá nhà ở trung bình thấp nhất ở mức trên dưới 1 tỉ đồng/căn. Điều này có nghĩa, một người ở Hà Nội phải làm việc liên tục hàng chục năm, với điều kiện không tiêu dùng, không ăn uống mới đủ tiền mua một căn nhà để ở. Trong bối cảnh như vậy, phát triển nhà cho thuê để phục vụ các đối tượng này là một yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, hiện hầu hết các DN “hờ hững” với phân khúc này do kinh doanh nhà ở cho thuê tiềm ẩn nhiều rủi ro, quá trình thu hồi vốn kéo dài, chưa có chế tài bảo hộ cho nhà đầu tư khi người thuê nhà không có khả năng chi trả hoặc cố tình trây ỳ, DN phải tự xoay xở nguồn vốn mà không có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi, dài hạn của Nhà nước...
Một giải pháp khác, cũng được cho là cứu tinh cho thị trường BĐS hiện nay là việc chia nhỏ diện tích căn hộ để đáp ứng với nhu cầu lớn về căn hộ bình dân trong bối cảnh hàng ngàn căn hộ cao cấp đang ế thừa cũng không đơn giản. Nguyên nhân do Luật Nhà ở quy định một căn hộ nhà ở thương mại bắt buộc phải có diện tích trên 45m2 và nhà ở xã hội tối thiểu cũng phải trên 30m2. Ngoài ra, thủ tục pháp lý đối với các dự án dạng này quá nhiêu khê, chưa kể đến nỗi lo của người dân: Mua căn hộ 25m2 không tuân theo quy định về diện tích tối thiểu của Luật Nhà ở như vậy, người mua có được cấp sổ đỏ và các giao dịch có được công nhận là hợp pháp?...
Bên cạnh đó, còn một rào cản khác cũng đang được các DN BĐS đánh giá là gây khó khăn lớn cho các DN, đó là những bất cập của Nghị định 69/2009/NĐ-CP (quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). Cho đến nay, dù đã nhiều lần tháo gỡ, nhưng nghị định này vẫn còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là việc đóng tiền sử dụng đất. Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoReA) - việc quy định cách tính tiền sử dụng đất được xác định bằng 100% giá thị trường thông qua thẩm định giá của Nghị định 69 khiến DN vừa phải bồi thường GPMB (thực chất là mua đất của dân theo giá thị trường), vừa phải nộp tiền sử dụng đất (mua lại một lần nữa) của Nhà nước. Điều này góp phần đẩy mặt bằng giá BĐS lên cao...
Đề xuất các giải pháp tháo gỡ
Tại hội thảo “Vực dậy nguồn lực thị trường bất động sản” ngày 31.5 tới tại TPHCM do Báo Lao Động và Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp tổ chức, các vấn đề vướng mắc trên sẽ được đại diện các cơ quan chức năng vào cuộc mổ xẻ, tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhất để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Với chuyên đề “Các đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở và căn hộ diện tích nhỏ” của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà, thực trạng về nhu cầu căn hộ diện tích nhỏ sẽ được đưa ra và đi kèm là các thông tin mới nhất về các đề xuất của Bộ Xây dựng kiến nghị lên Chính phủ nhằm tháo gỡ các bất cập hiện tại với phân khúc này.
Các chính sách về tài chính, ngân hàng cần thiết với thị trường bất động sản lúc này cũng là vấn đề nóng sẽ được giải quyết trong tham luận của TS Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Theo TS Lê Xuân nghĩa, bên cạnh các các chính sách nới lỏng về tín dụng của ngân hàng hiện nay, vẫn cần những giải pháp tích cực hơn để kích thị trường và khơi dậy được nguồn lực thực sự của các DN.
Các chủ trương về đất đai, thuế, chính sách tín dụng mới nhất của UBND TPHCM và Sở Xây dựng TPHCM nhằm vực dậy thị trường BĐS 2012 cũng sẽ được cập nhật trong bài tham luận của ông Nguyễn Văn Danh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM- kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam. Các chủ trương chính sách mới nhất về tín dụng, lãi suất ngân hàng với cho vay BĐS cũng sẽ được đại diện các NHTMCP lớn cập nhật nhằm giúp các DN có điều kiện tiếp cận hơn với nguồn vốn, giải quyết những khó khăn cho DN.
Với mục tiêu đóng góp tiếng nói, tháo gỡ vấn đề cho ngành BĐS và là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa các cơ quan quản lý, DN BĐS nhằm tìm kiếm tiếng nói đồng thuận và hợp tác giữa các bên, hội thảo “Vực dậy nguồn vốn cho thị trường BĐS” ngày 31.5 tới hứa hẹn sẽ đem đến nhiều thông tin mới và được xem như một hoạt động quan trọng góp phần khơi thông thị trường BĐS thời điểm này.
Các bất cập từ thực tiễn
Một trong những vấn đề nổi cộm của thị trường BĐS hiện nay chính là sự dư thừa nguồn cung, lượng hàng tồn đọng lớn, đặc biệt ở phân khúc căn hộ trên cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM. Giá căn hộ quá cao, trong khi mức thu nhập của đại bộ phận người dân đang còn thấp đã khiến thị trường rơi vào tình trạng sức cầu cao nhưng không gặp được nguồn cung. Trong khi đó, hai giải pháp được xem là kích cầu cho thị trường BĐS hiện nay là phát triển nhà cho thuê và chia nhỏ căn hộ để phù hợp với sức mua của đại bộ phần người dân lại vẫn chưa được DN mặn mà vì thiếu các hành lang pháp lý và chính sách khuyến khích DN tham gia.
Hiện trên cả nước, loại hình nhà ở cho thuê hiện chỉ chiếm 6,5%. Riêng tại khu vực đô thị, tỉ lệ nhà cho thuê chỉ chiếm 14,5%. Trong khi đó, tỉ lệ công nhân viên chức, hộ gia đình trẻ chưa có nhà tại đô thị rất lớn. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, tuy cũng phát triển căn hộ dịch vụ cho thuê nhưng lại chủ yếu phục vụ đối tượng là lao động nước ngoài với mức giá cao chót vót.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, với thu nhập bình quân của người dân Hà Nội hiện khoảng 40 triệu đồng/năm, trong khi giá nhà ở trung bình thấp nhất ở mức trên dưới 1 tỉ đồng/căn. Điều này có nghĩa, một người ở Hà Nội phải làm việc liên tục hàng chục năm, với điều kiện không tiêu dùng, không ăn uống mới đủ tiền mua một căn nhà để ở. Trong bối cảnh như vậy, phát triển nhà cho thuê để phục vụ các đối tượng này là một yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, hiện hầu hết các DN “hờ hững” với phân khúc này do kinh doanh nhà ở cho thuê tiềm ẩn nhiều rủi ro, quá trình thu hồi vốn kéo dài, chưa có chế tài bảo hộ cho nhà đầu tư khi người thuê nhà không có khả năng chi trả hoặc cố tình trây ỳ, DN phải tự xoay xở nguồn vốn mà không có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi, dài hạn của Nhà nước...
Một giải pháp khác, cũng được cho là cứu tinh cho thị trường BĐS hiện nay là việc chia nhỏ diện tích căn hộ để đáp ứng với nhu cầu lớn về căn hộ bình dân trong bối cảnh hàng ngàn căn hộ cao cấp đang ế thừa cũng không đơn giản. Nguyên nhân do Luật Nhà ở quy định một căn hộ nhà ở thương mại bắt buộc phải có diện tích trên 45m2 và nhà ở xã hội tối thiểu cũng phải trên 30m2. Ngoài ra, thủ tục pháp lý đối với các dự án dạng này quá nhiêu khê, chưa kể đến nỗi lo của người dân: Mua căn hộ 25m2 không tuân theo quy định về diện tích tối thiểu của Luật Nhà ở như vậy, người mua có được cấp sổ đỏ và các giao dịch có được công nhận là hợp pháp?...
Bên cạnh đó, còn một rào cản khác cũng đang được các DN BĐS đánh giá là gây khó khăn lớn cho các DN, đó là những bất cập của Nghị định 69/2009/NĐ-CP (quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). Cho đến nay, dù đã nhiều lần tháo gỡ, nhưng nghị định này vẫn còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là việc đóng tiền sử dụng đất. Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoReA) - việc quy định cách tính tiền sử dụng đất được xác định bằng 100% giá thị trường thông qua thẩm định giá của Nghị định 69 khiến DN vừa phải bồi thường GPMB (thực chất là mua đất của dân theo giá thị trường), vừa phải nộp tiền sử dụng đất (mua lại một lần nữa) của Nhà nước. Điều này góp phần đẩy mặt bằng giá BĐS lên cao...
Đề xuất các giải pháp tháo gỡ
Tại hội thảo “Vực dậy nguồn lực thị trường bất động sản” ngày 31.5 tới tại TPHCM do Báo Lao Động và Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp tổ chức, các vấn đề vướng mắc trên sẽ được đại diện các cơ quan chức năng vào cuộc mổ xẻ, tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu nhất để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Với chuyên đề “Các đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở và căn hộ diện tích nhỏ” của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà, thực trạng về nhu cầu căn hộ diện tích nhỏ sẽ được đưa ra và đi kèm là các thông tin mới nhất về các đề xuất của Bộ Xây dựng kiến nghị lên Chính phủ nhằm tháo gỡ các bất cập hiện tại với phân khúc này.
Các chính sách về tài chính, ngân hàng cần thiết với thị trường bất động sản lúc này cũng là vấn đề nóng sẽ được giải quyết trong tham luận của TS Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Theo TS Lê Xuân nghĩa, bên cạnh các các chính sách nới lỏng về tín dụng của ngân hàng hiện nay, vẫn cần những giải pháp tích cực hơn để kích thị trường và khơi dậy được nguồn lực thực sự của các DN.
Các chủ trương về đất đai, thuế, chính sách tín dụng mới nhất của UBND TPHCM và Sở Xây dựng TPHCM nhằm vực dậy thị trường BĐS 2012 cũng sẽ được cập nhật trong bài tham luận của ông Nguyễn Văn Danh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM- kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam. Các chủ trương chính sách mới nhất về tín dụng, lãi suất ngân hàng với cho vay BĐS cũng sẽ được đại diện các NHTMCP lớn cập nhật nhằm giúp các DN có điều kiện tiếp cận hơn với nguồn vốn, giải quyết những khó khăn cho DN.
Với mục tiêu đóng góp tiếng nói, tháo gỡ vấn đề cho ngành BĐS và là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa các cơ quan quản lý, DN BĐS nhằm tìm kiếm tiếng nói đồng thuận và hợp tác giữa các bên, hội thảo “Vực dậy nguồn vốn cho thị trường BĐS” ngày 31.5 tới hứa hẹn sẽ đem đến nhiều thông tin mới và được xem như một hoạt động quan trọng góp phần khơi thông thị trường BĐS thời điểm này.
Theo Lao động