Trao đổi với báo giới về sự suy giảm tại tất cả các phân khúc thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam thời gian qua, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho biết: Thị trường BĐS nước ta hiện đang thể hiện đầy đủ các đặc trưng của một nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Đây chính là cơ hội để thiết lập lại thị trường BĐS.
Tôi cho rằng, thị trường BĐS suy giảm như hiện nay có nguyên nhân trước hết từ các cơ chế, chính sách quản lý đất đai còn nhiều bất cập trong một thời gian dài. Có một thời, nhà đầu tư chỉ cần "xin" được đất làm dự án là đã có lợi nhuận rất lớn. Vì vậy, các chủ đầu tư tìm đủ cách, kể cả phải chi những khoản "bôi trơn" để có đất.
Tiếp đó, các nhà đầu tư lại vay vốn của ngân hàng (vốn ngắn hạn, có lãi suất cao) để đổ vào các dự án BĐS lẽ ra cần những khoản đầu tư dài hạn. Dễ kiếm lợi nhuận nên các chủ đầu tư không quan tâm đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý nhất. Một nguyên nhân quan trọng nữa, với tâm lý "cứ mua được là có lãi" nên các nhà đầu tư thứ cấp lại tiếp tục vay vốn ngân hàng đổ vào mua các sản phẩm BĐS, kể cả các sản phẩm hình thành trong tương lai.
Vòng xoáy đó như những cơn sóng, mà cơn sau còn cao hơn cơn trước, đã đẩy giá BĐS trong một thời gian dài lên cao ngất mà không cần quan tâm đến nhu cầu và sức mua thực thụ của người tiêu dùng. Những tư duy lệch lạc từ nhiều phía kể trên lại gặp lúc nền kinh tế rơi vào khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường BĐS "tuột dốc không phanh", cho đến nay vẫn chưa xác định được điểm dừng. Để thị trường BĐS Việt Nam phát triển bền vững, phải tìm cách huy động được nguồn vốn trong dân.
Tiếp đó, các nhà đầu tư lại vay vốn của ngân hàng (vốn ngắn hạn, có lãi suất cao) để đổ vào các dự án BĐS lẽ ra cần những khoản đầu tư dài hạn. Dễ kiếm lợi nhuận nên các chủ đầu tư không quan tâm đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý nhất. Một nguyên nhân quan trọng nữa, với tâm lý "cứ mua được là có lãi" nên các nhà đầu tư thứ cấp lại tiếp tục vay vốn ngân hàng đổ vào mua các sản phẩm BĐS, kể cả các sản phẩm hình thành trong tương lai.
Vòng xoáy đó như những cơn sóng, mà cơn sau còn cao hơn cơn trước, đã đẩy giá BĐS trong một thời gian dài lên cao ngất mà không cần quan tâm đến nhu cầu và sức mua thực thụ của người tiêu dùng. Những tư duy lệch lạc từ nhiều phía kể trên lại gặp lúc nền kinh tế rơi vào khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường BĐS "tuột dốc không phanh", cho đến nay vẫn chưa xác định được điểm dừng. Để thị trường BĐS Việt Nam phát triển bền vững, phải tìm cách huy động được nguồn vốn trong dân.
Theo KTĐT