• Thủy Khí đối với nội ngoại thất

    Theo mô hình không gian ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), hành Thủy được quy định về phương Bắc, màu chủ đạo là đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng của hành này là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện.
    Theo mô hình không gian ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), hành Thủy được quy định về phương Bắc, màu chủ đạo là đen và xanh dương, thời tiết thuộc về mùa đông. Hình dáng đặc trưng của hành này là những đường uốn khúc, lượn sóng và đa diện cong.

    Có quan niệm cho rằng hễ nhà ở càng nhiều gió và nước thì càng tốt về phong thủy.

    Cách lý giải này khiến nhiều người khi chọn đất xây nhà thường thích gần vùng sông nước, hoặc cố gắng đưa yếu tố nước vào nhà mà quên rằng nước cũng có nhiều dạng.


    Thủy Khí đối với nội ngoại thất, yếu tố không thể xem thường.
    Dòng nước được coi là tốt khi có sự luân chuyển
    Tuy nhiên, cần khéo chọn lọc khu vực định cư và kỹ thuật xây dựng phù hợp. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu nước ta vốn nóng ẩm, lại thường xuyên có mùa mưa và nhiều vùng lũ lụt, độ ẩm cao sẽ dễ gây hư hại công trình và ảnh hưởng đến sức khoẻ người cư ngụ. Những khu vực có bố trí mặt nước mà để tù đọng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, bất lợi cho môi trường sống. Thủy khí chỉ tốt khi dòng nước có sự luân chuyển và trong lành; sinh vật, hoa lá tươi tốt xung quanh.

    Đối với nhà nhìn ra mặt trước có sông - hồ - ao tức là đã được một Thủy Minh Đường tốt (khoảng rộng thoáng đãng đón nhận ánh sáng và sinh khí). Nhưng vì dòng nước luôn chuyển động nên cần có một Thổ Minh Đường để đảm bảo khoảng cách nhất định (Giới Thủy - căn cứ theo dòng chảy mạnh hay nhẹ, sông rộng hay hẹp). Trên khoảng Thổ Minh Đường này cần trồng thêm cây xanh vừa có tác dụng bám rễ giữ đất vừa tạo cảnh quan.

    Gió và nước là hai yếu tố quan trọng và cần điều tiết cần bằng. Để tạo Thủy khí tốt, nhà ở thường sử dụng các dạng vật chất cụ thể hoặc ẩn dụ đặc trưng của hành Thủy. Ví dụ cuộc đất xây dựng thường hay có hình vuông hoặc hình ống, khi tạo lối đi từ ngoài vào nhà nên tuân theo quy luật Thủy Đáo Cục - thế nước chảy đến uốn khúc mềm mại - tức là cách tiếp cận không trực tiếp mà thông qua đường uốn lượn. Tại điểm nút giao thông như sân, tiền sảnh và cửa chính, có thể bố trí các tiểu đảo trồng cây, non bộ hoặc hồ bán nguyệt (dạng Kim Thủy liên hoàn) để vừa giảm Trực Xung Đối Môn, vừa tạo khoảng đệm cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà.

    Đối với nội thất, Thủy khí biểu hiện qua cách dùng vật liệu thủy tinh (gương, kính) nhằm giúp ngăn cách, tạo sự kết nối không gian các phòng. Có thể sử dụng vách ngăn bẳng kính trong hoặc mờ, kính kết hợp thác nước nhân tạo, hoặc dùng gương phản chiếu để nới rộng không gian và tăng tầm quan sát tại các vị trí khuất như đầu cầu thang, cuối hành lang hoặc góc phòng.

    Thủy khí còn khá phù hợp khi đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn (những không gian tĩnh, thuộc Mộc) để Thủy dưỡng Mộc. Có thể thực hiện điều này bằng cách tạo các vật dụng dạng uốn lượn mềm mại (bàn ghế dạng Thủy trang trí hoa văn trên tường, đóng trần uốn khúc, lát gạch họa tiết mềm mại hoặc bông sắt dạng gợn sóng).

    Đôi khi, trong không gian sinh hoạt chung chỉ cần 1 chậu thủy tinh nhỏ đổ nước thả hoa tươi cũng đủ để tăng sự mềm mại và gần gũi thiên nhiên. Tất nhiên xét về ngũ hành, phong thủy luôn đòi hỏi sự hài hòa, cân bằng, tránh thiên lệch bất cứ hành nào.

    Theo Phong thủy tổng hợp
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê