Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém.
Thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng. Điều này đã khiến cho các chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên...
Phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản sẽ bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, bảo đảm đến hết năm 2015 phải hoàn thành việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Bắt đầu từ năm 2013, bảo đảm hàng năm trước ngày 20/5 phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Chỉ tập trung vốn cho những công trình thật sự có hiệu quả, mức vốn hoàn thiện không lớn. Còn đối với những công trình có khả năng khai thác từng phần thì hoàn thiện đưa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép, các hạng mục còn lại phải kiên quyết đình hoãn. Với những công trình dở dang khác cần có giải pháp xử lý phù hợp hoặc kiên quyết tạm dừng thực hiện.
Những địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn thì không được bố trí vốn cho việc khởi công mới các dự án; đồng thời, phải thực hiện đình hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.
Để không phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ năm 2013 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; chủ động áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời để không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; xác định rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ để khắc phục những tồn tại, bất cập dẫn đến phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản sẽ bằng nguồn vốn của ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, bảo đảm đến hết năm 2015 phải hoàn thành việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Bắt đầu từ năm 2013, bảo đảm hàng năm trước ngày 20/5 phải xử lý được ít nhất 30% khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tại Hà Nội, rất nhiều dự án nằm bất động như thế này.
Chỉ tập trung vốn cho những công trình thật sự có hiệu quả, mức vốn hoàn thiện không lớn. Còn đối với những công trình có khả năng khai thác từng phần thì hoàn thiện đưa vào sử dụng từng hạng mục theo khả năng nguồn vốn cho phép, các hạng mục còn lại phải kiên quyết đình hoãn. Với những công trình dở dang khác cần có giải pháp xử lý phù hợp hoặc kiên quyết tạm dừng thực hiện.
Những địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn thì không được bố trí vốn cho việc khởi công mới các dự án; đồng thời, phải thực hiện đình hoãn một số dự án để tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.
Để không phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ năm 2013 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; chủ động áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời để không làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; xác định rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ để khắc phục những tồn tại, bất cập dẫn đến phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Theo VTC News