Ông Arsh Chaudhry, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á, Công ty bất động sản Mỹ Cushman&Wakefield cho biết, giá nhà đất Việt Nam đang cao gấp 26 lần thu nhập người dân khiến họ khó tiếp cận nhà ở.
Thị trường trầm lắng, nhưng vẫn có một số nhà đầu tư ngoại đang muốn rót vốn vào bất động sản Việt Nam. Theo ông, sức hấp dẫn của địa ốc Việt Nam là gì?
Tôi cho rằng, với dân số 86 triệu dân, phân khúc căn hộ sẽ vẫn còn rất nhiều cơ hội. Ngoài ra, khi thị trường đi xuống, nhiều doanh nghiệp vốn yếu sẽ bị mua lại, sáp nhập để tồn tại và theo tôi, đây chính là cơ hội của các nhà đầu tư. Theo tôi, đây là một trong các lĩnh vực hút nhà đầu tư ngoại.
Thu nhập của người dân Việt Nam không cao nhưng giá nhà đất lại thuộc dạng đắt đỏ trên thế giới. Theo ông, vì sao lại có mâu thuẫn này?
Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thị trường bất động sản đi xuống và mảng nào cũng trong tình cảnh khó khăn. Văn phòng cho thuê khó từ lúc xây dựng đến tìm khách. Tương tự, căn hộ để bán cũng không có người mua. Mặc dù có nguồn cung dư thừa song lãi suất và giá nhà cao khiến người mua khó tiếp cận.
Ở các nước trên thế giới, giá căn hộ chỉ gấp 7 lần thu nhập của người dân nhưng ở Việt Nam thì con số này cao hơn tận 26 lần. Ví dụ, ở các nước, với thu nhập khoảng 200 triệu một năm thì tôi đã có thể mua căn hộ 1,4 tỷ đồng trong vòng 7 năm. Còn ở Việt Nam, thu nhập phải tăng gấp 26 lần, người ta mới có thể mua được nhà.
Giá xây nhà ở Việt Nam tăng nhanh hơn CPI
Tập đoàn Las Vegas Sands có dự định xây khu nghỉ dưỡng và sòng bạc ở Việt Nam. Theo ông, mức độ thành công của dự án này đến đâu khi Việt Nam là quốc gia rất khắt khe về vấn đề cờ bạc?
Thực tế, Macao (Trung Quốc) và Singapore đã rất thành công với các sòng bạc. Las Vegas Sand đã rót vốn ở một số nơi vậy thì vì sao lại không thể thành công ở Việt Nam? Tất nhiên, Singapore có luật riêng dành cho người bản địa. Ví dụ như người bản địa không được vào sòng bạc nhưng người nước ngoài thì có thể. Có hai lý do để Singapore phát triển thành công là họ có sân bay chất lượng quốc tế cũng như cơ sở hạ tầng tốt để hút khách du lịch.
Tôi cho rằng, Việt Nam nên thay đổi luật lệ để bảo vệ người bản địa cũng như khách du lịch khi vào casino. Thực tế, Việt Nam phát triển hơi ngược so với một số nước. Ở các nước, họ tích cực đẩy mạnh du lịch sau đó mới phát triển casino. Do đó, tôi cho rằng, để phát triển casino thành công, trước tiên Việt Nam phải phát triển ngành du lịch. Thêm vào đó, cần có nhiều sân bay và tăng cường các chuyến bay đến Việt Nam hơn.
Trong bối cảnh như hiện nay, nhiều nhà đầu tư băn khoăn không biết nên rót vốn vào vàng, chứng khoán hay bất động sản. Ông có lời khuyên gì cho họ?
Tôi tin rằng vẫn nên tiếp tục đầu tư địa ốc nhưng phải rót vốn vào trung và dài hạn thay vì ngắn hạn. Bởi người ta chỉ đầu tư ngắn hạn khi thị trường sôi động có đông kẻ bán, nhiều người mua. Khi tôi nói chuyện với các nhà đầu tư thì nhiều người ta vẫn thích đầu tư vào bất động sản. Có tiền, tôi cũng sẽ hướng tới mua đất để đầu tư trong vòng 5-7 năm.
Vậy theo ông, bao giờ địa ốc sẽ hồi phục?
Một số nhận định cho rằng, trong quý 3, quý 4 thì địa ốc Việt Nam sẽ hồi phục nhưng tôi cho rằng, điều này còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Theo tôi, phải đến năm sau, địa ốc mới sáng sủa hơn còn năm 2012, thị trường có thể còn nhiều khó khăn.
Tôi cho rằng, với dân số 86 triệu dân, phân khúc căn hộ sẽ vẫn còn rất nhiều cơ hội. Ngoài ra, khi thị trường đi xuống, nhiều doanh nghiệp vốn yếu sẽ bị mua lại, sáp nhập để tồn tại và theo tôi, đây chính là cơ hội của các nhà đầu tư. Theo tôi, đây là một trong các lĩnh vực hút nhà đầu tư ngoại.
Ông Arsh Chaudhry, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á, Công ty bất động sản Mỹ Cushman&Wakefield.
Thu nhập của người dân Việt Nam không cao nhưng giá nhà đất lại thuộc dạng đắt đỏ trên thế giới. Theo ông, vì sao lại có mâu thuẫn này?
Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thị trường bất động sản đi xuống và mảng nào cũng trong tình cảnh khó khăn. Văn phòng cho thuê khó từ lúc xây dựng đến tìm khách. Tương tự, căn hộ để bán cũng không có người mua. Mặc dù có nguồn cung dư thừa song lãi suất và giá nhà cao khiến người mua khó tiếp cận.
Ở các nước trên thế giới, giá căn hộ chỉ gấp 7 lần thu nhập của người dân nhưng ở Việt Nam thì con số này cao hơn tận 26 lần. Ví dụ, ở các nước, với thu nhập khoảng 200 triệu một năm thì tôi đã có thể mua căn hộ 1,4 tỷ đồng trong vòng 7 năm. Còn ở Việt Nam, thu nhập phải tăng gấp 26 lần, người ta mới có thể mua được nhà.
Giá xây nhà ở Việt Nam tăng nhanh hơn CPI
Tập đoàn Las Vegas Sands có dự định xây khu nghỉ dưỡng và sòng bạc ở Việt Nam. Theo ông, mức độ thành công của dự án này đến đâu khi Việt Nam là quốc gia rất khắt khe về vấn đề cờ bạc?
Thực tế, Macao (Trung Quốc) và Singapore đã rất thành công với các sòng bạc. Las Vegas Sand đã rót vốn ở một số nơi vậy thì vì sao lại không thể thành công ở Việt Nam? Tất nhiên, Singapore có luật riêng dành cho người bản địa. Ví dụ như người bản địa không được vào sòng bạc nhưng người nước ngoài thì có thể. Có hai lý do để Singapore phát triển thành công là họ có sân bay chất lượng quốc tế cũng như cơ sở hạ tầng tốt để hút khách du lịch.
Tôi cho rằng, Việt Nam nên thay đổi luật lệ để bảo vệ người bản địa cũng như khách du lịch khi vào casino. Thực tế, Việt Nam phát triển hơi ngược so với một số nước. Ở các nước, họ tích cực đẩy mạnh du lịch sau đó mới phát triển casino. Do đó, tôi cho rằng, để phát triển casino thành công, trước tiên Việt Nam phải phát triển ngành du lịch. Thêm vào đó, cần có nhiều sân bay và tăng cường các chuyến bay đến Việt Nam hơn.
Trong bối cảnh như hiện nay, nhiều nhà đầu tư băn khoăn không biết nên rót vốn vào vàng, chứng khoán hay bất động sản. Ông có lời khuyên gì cho họ?
Tôi tin rằng vẫn nên tiếp tục đầu tư địa ốc nhưng phải rót vốn vào trung và dài hạn thay vì ngắn hạn. Bởi người ta chỉ đầu tư ngắn hạn khi thị trường sôi động có đông kẻ bán, nhiều người mua. Khi tôi nói chuyện với các nhà đầu tư thì nhiều người ta vẫn thích đầu tư vào bất động sản. Có tiền, tôi cũng sẽ hướng tới mua đất để đầu tư trong vòng 5-7 năm.
Vậy theo ông, bao giờ địa ốc sẽ hồi phục?
Một số nhận định cho rằng, trong quý 3, quý 4 thì địa ốc Việt Nam sẽ hồi phục nhưng tôi cho rằng, điều này còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Theo tôi, phải đến năm sau, địa ốc mới sáng sủa hơn còn năm 2012, thị trường có thể còn nhiều khó khăn.
Theo VnExpress