Trong tháng 9, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ nghị định về phát triển NƠXH, trong đó Hà Nội đề xuất những khó khăn và giải pháp tháo gỡ mục tiêu là tạo ra các căn hộ có giá bán khoảng 300-500 triệu đồng. Cùng với nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, nguồn vốn ODA, Hà Nội đề xuất nghiên cứu cơ chế xã hội hóa, huy động vốn từ xã hội, từ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đề xuất, ngoài quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở, TP tiếp tục rà soát quỹ đất thu hồi từ dự án vi phạm (khoảng 30 dự án) để đưa vào sử dụng cho phát triển NƠXH.
Đây là chủ trương đúng đắn, bởi Hà Nội hiện có khá nhiều dự án với hàng chục nghìn m2 đất đang bị "đắp chiếu", trong khi quỹ đất "sạch" dành cho dự án NƠXH lại không nhiều. Doanh nghiệp xây nhà thu nhập thấp có lợi nhuận định mức không quá 10%. Để xây dựng dự án, chủ đầu tư phải chi phí lớn cho việc GPMB, đầu tư hạ tầng, điện, đường, trường, trạm… thì giá bán theo các chủ đầu tư, nếu "tính đúng tính đủ" mỗi m2 cũng trên dưới 10 triệu đồng. Do đó, để hạ giá thành căn hộ, giúp người thu nhập thấp tiếp cận được với nhà ở, ngoài việc chia nhỏ diện tích hay sử dụng thiết bị công nghệ thì việc giao cho chủ đầu tư một quỹ đất sạch đã có đầy đủ hạ tầng là điều thiết thực.
Điều này cũng góp phần xóa bỏ nghịch lý hiện nay là hàng vạn người thu nhập thấp vẫn "mơ" mua được nhà, còn nhà dành cho người thu nhập thấp thì bán không ai mua, cho thấy chính sách về nhà dành cho người thu nhập thấp "chưa ổn". Sau một thời gian "sốt", nhà thu nhập thấp hiện đang ế ẩm nặng, thậm chí, không ít người đã bốc thăm được quyền mua căn hộ còn rút tiền đã đóng về, không mua nữa.
Một trong những nguyên nhân chính là nhà dành cho người thu nhập thấp nhưng giá cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay ở Hà Nội ước khoảng 2.000 USD/năm (40 triệu đồng/năm). Như vậy đối tượng khó khăn về nhà ở, có mức thu nhập chia bình quân khoảng dưới 3,3 triệu đồng/người/tháng thuộc diện được mua nhà thu nhập thấp. Nếu tính theo mức thu nhập này, thì giá nhà thu nhập thấp "đúng nghĩa" chỉ nên ở mức 2 - 4 triệu đồng/m2 (150-200 triệu đồng/căn) thì người thu nhập thấp mới có thể "với" được!
Ngoài lý do "không đủ tiền", nhiều người có nhu cầu mua nhà cũng so sánh giá nhà thu nhập thấp và nhà ở thương mại hiện nay. Nhiều khu nhà ở thương mại đang được rao bán ở mức 14 -15 triệu đồng/m2, chênh nhau không đáng kể so với giá nhà thu nhập thấp. Trong khi đó, nhà thu nhập thấp lại quá nhiều thủ tục "nhiêu khê" từ khi mua cho đến việc chuyển nhượng cả chục năm sau khiến nhiều người cho rằng, nên cố để mua nhà ở thương mại là hơn.
Theo qui định, nhà thu nhập thấp trong vòng 10 năm đầu không được chuyển nhượng, ngay cả việc cho ở nhờ, cho thuê khi không có nhu cầu ở nữa cũng bị giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, khi bán nhà có phải trả lại cho Nhà nước khoản ưu đãi so với giá nhà thương mại vào thời điểm mua không, vì hiện chưa có quy định về điều này?
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, để người thu nhập thấp tiếp cận được với NƠXH, chính sách hỗ trợ nhà ở cho những đối tượng này cần linh hoạt, chứ không nên máy móc bằng cách cứ đầu tư xây nên các dự án dành riêng cho người có thu nhập thấp rồi bán như hiện nay. Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp theo nhiều cách để tạo ra thị trường nhà ở thương mại giá rẻ, phong phú về diện tích căn hộ, đồng thời, có cơ chế hỗ trợ vay tiền cho các đối tượng thu nhập thấp.
Đây là chủ trương đúng đắn, bởi Hà Nội hiện có khá nhiều dự án với hàng chục nghìn m2 đất đang bị "đắp chiếu", trong khi quỹ đất "sạch" dành cho dự án NƠXH lại không nhiều. Doanh nghiệp xây nhà thu nhập thấp có lợi nhuận định mức không quá 10%. Để xây dựng dự án, chủ đầu tư phải chi phí lớn cho việc GPMB, đầu tư hạ tầng, điện, đường, trường, trạm… thì giá bán theo các chủ đầu tư, nếu "tính đúng tính đủ" mỗi m2 cũng trên dưới 10 triệu đồng. Do đó, để hạ giá thành căn hộ, giúp người thu nhập thấp tiếp cận được với nhà ở, ngoài việc chia nhỏ diện tích hay sử dụng thiết bị công nghệ thì việc giao cho chủ đầu tư một quỹ đất sạch đã có đầy đủ hạ tầng là điều thiết thực.
Phối cảnh tổng thể khu nhà có giá từ 300 đến 500 triệu đồng tại Khu đô thị Đặng Xá II.
Điều này cũng góp phần xóa bỏ nghịch lý hiện nay là hàng vạn người thu nhập thấp vẫn "mơ" mua được nhà, còn nhà dành cho người thu nhập thấp thì bán không ai mua, cho thấy chính sách về nhà dành cho người thu nhập thấp "chưa ổn". Sau một thời gian "sốt", nhà thu nhập thấp hiện đang ế ẩm nặng, thậm chí, không ít người đã bốc thăm được quyền mua căn hộ còn rút tiền đã đóng về, không mua nữa.
Một trong những nguyên nhân chính là nhà dành cho người thu nhập thấp nhưng giá cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay ở Hà Nội ước khoảng 2.000 USD/năm (40 triệu đồng/năm). Như vậy đối tượng khó khăn về nhà ở, có mức thu nhập chia bình quân khoảng dưới 3,3 triệu đồng/người/tháng thuộc diện được mua nhà thu nhập thấp. Nếu tính theo mức thu nhập này, thì giá nhà thu nhập thấp "đúng nghĩa" chỉ nên ở mức 2 - 4 triệu đồng/m2 (150-200 triệu đồng/căn) thì người thu nhập thấp mới có thể "với" được!
Ngoài lý do "không đủ tiền", nhiều người có nhu cầu mua nhà cũng so sánh giá nhà thu nhập thấp và nhà ở thương mại hiện nay. Nhiều khu nhà ở thương mại đang được rao bán ở mức 14 -15 triệu đồng/m2, chênh nhau không đáng kể so với giá nhà thu nhập thấp. Trong khi đó, nhà thu nhập thấp lại quá nhiều thủ tục "nhiêu khê" từ khi mua cho đến việc chuyển nhượng cả chục năm sau khiến nhiều người cho rằng, nên cố để mua nhà ở thương mại là hơn.
Theo qui định, nhà thu nhập thấp trong vòng 10 năm đầu không được chuyển nhượng, ngay cả việc cho ở nhờ, cho thuê khi không có nhu cầu ở nữa cũng bị giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, khi bán nhà có phải trả lại cho Nhà nước khoản ưu đãi so với giá nhà thương mại vào thời điểm mua không, vì hiện chưa có quy định về điều này?
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, để người thu nhập thấp tiếp cận được với NƠXH, chính sách hỗ trợ nhà ở cho những đối tượng này cần linh hoạt, chứ không nên máy móc bằng cách cứ đầu tư xây nên các dự án dành riêng cho người có thu nhập thấp rồi bán như hiện nay. Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp theo nhiều cách để tạo ra thị trường nhà ở thương mại giá rẻ, phong phú về diện tích căn hộ, đồng thời, có cơ chế hỗ trợ vay tiền cho các đối tượng thu nhập thấp.
Theo PL&XH