Mặc dù là phó chánh thanh tra Sở Xây dựng, nhưng bà Nguyễn Thị Hải Yến lại không làm đúng chức năng khi tham mưu cho lãnh đạo Sở ký thông báo kết luận không đúng sự thật tại dự án chung cư 93 Lò Đúc, Hà Nội và trái với cả những hồ sơ lưu trữ tại Sở về dự án này.
Ngày 20/1/2012, Sở Xây dựng Hà Nội ban hành thông báo số 562 “kết luận và xử lý tố cáo về vi phạm trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư tại 93 Lò Đúc”. Trong đó, cho rằng Công ty Kinh Đô - chủ đầu tư tòa chung cư 93 Lò Đúc đã xây dựng cơi nới trên nóc nhà chung cư, thanh tra xây dựng quận cưỡng chế không triệt để, phần vi phạm không bị phá dỡ hết, hiện nay công ty Kinh Đô tiếp tục vi phạm phần xây dựng đã bị cưỡng chế từ năm 2007”.
Sau khi nhận được thông báo này, Công ty Kinh Đô đã có công văn phản bác lại những kết luận của Sở Xây dựng, đồng thời khiếu nại bà Nguyễn Thị Hải Yến, phó chánh thanh tra Sở Xây dựng - vi phạm quy định Luật Khiếu nại tố cáo và giải quyết nội dung tố cáo không khách quan, trung thực.
Ngày 22/3, phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Khắc Thọ đã chủ trì cuộc đối thoại giữa Sở với doanh nghiệp; tham gia cuộc đói thoại này còn có chánh thanh tra Sở Xây dựng Phan Văn Bảo.
Ông Lê Văn Hùng, phó tổng giám đốc Công ty Kinh Đô, cho biết tại cuộc làm việc này lãnh đạo Sở Xây dựng đã kết luận:
Thứ nhất, bà Nguyễn Thị Hải Yến (phó chánh thanh tra) đã vi phạm quy trình và quy định của Luật khiếu nại tố cáo, không ra các quyết định giải quyết đơn tố cáo, không thành lập tổ công tác xác minh tố cáo và phương pháp làm việc gây bức xúc cho doanh nghiệp
Thứ hai, nội dung tố cáo “công ty Kinh Đô xây dựng cơi nới trên nóc nhà chung cư, thanh tra xây dựng quận cưỡng chế không triệt để, phần vi phạm không bị phá dỡ hết, hiện nay công ty Kinh Đô tiếp tục vi phạm phần xây dựng đã bị cưỡng chế từ năm 2007” là không có cơ sở. Vì căn cứ hồ sơ đang quản lý tại Sở Xây dựng cho thấy không có biên bản hoặc quyết định phá dỡ, cưỡng chế nào đối với công trình xây dựng tòa nhà 93 Lò Đúc của công ty Kinh Đô.
Thứ ba, việc kiểm tra các quy định về phòng cháy, chữa cháy, thanh tra Sở Xây dựng không tiến hành kiểm tra thực địa nhưng đã kết luận công ty vi phạm về phòng cháy, chữa cháy là không đúng và không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng. Về công tác PCCC tại tòa nhà 93 lò Đúc, công ty sẽ thực hiện theo định kỳ của cơ quan PCCC.
Vì vậy, Sở Xây dựng sẽ đính chính lại các nội dung của thông báo 562.
Báo chí cũng bị… lừa!?
Trong thời gian vừa qua, thực sự đã có cuộc nội chiến ở các toà nhà chung cư, khi người dân liên tục có đơn phản đối chủ đầu tư vì thu phí quá cao. Trong những vụ lình xình đó, báo chí đã đóng vai trò rất tích cực để phản ánh, đồng thời làm cầu nối để người dân - chủ đầu tư và nhà quản lý cùng có tiếng nói chung, hợp lý, hợp tình. Vụ việc xảy ra tại 93 Lò Đúc cũng tương tự. Nhưng…
Khi Sở Xây dựng Hà Nội ra thông báo kết luận về sự việc xảy ra tại chung cư 93 Lò Đúc đã có rất nhiều báo đăng tin bài phản ánh. Có điều, chính báo chí đã bị “lừa” khi trích đăng nội dung thông báo không chuẩn xác của Sở Xây dựng. Đồng thời, trong những hồ sơ mà một số cá nhân ở tòa nhà này cung cấp cho báo chí, có một văn bản đang được phía chủ đầu tư cho là giả mạo.
Đó là biên bản kiểm tra hoạt động xây dựng số 92 /BB-KT ngày 06/09/2006, trong đó đóng dấu treo có chữ Thanh tra Xây dựng. Theo đại diện Công ty Kinh Đô, doanh nghiệp cũng hoàn toàn bất ngờ với biên bản này.
Ông Lê Văn Hùng, phó tổng giám đốc của Kinh Đô cho biết sau khi một số báo đăng bài và đều trích dẫn nội dung của biên bản số 92 để khẳng định việc xây dựng tòa nhà 93 Lò Đúc là “sai phạm có hệ thống”, phía công ty đã trực tiếp sang Sở Xây dựng Hà Nội để tìm hiểu thì được trả lời là không có biên bản này.
“Sau khi kiểm tra hồ sơ lưu tại công ty và xác minh tại Sở Xây dựng, chúng tôi khẳng định là thực tế biên bản số 92 mà một số người dân cung cấp cho báo chí là biển bản giả mạo”- ông Hùng khẳng định.
Theo ông Hùng, có 5 cơ sở để khẳng định đây là văn bản bị làm giả:
Con dấu tròn "Thanh tra xây dựng" đóng trên góc trái trên cùng của Biên bản số 92/BB-KT là con dấu giả mạo không phải là của thanh tra xây dựng Thành phố Hà Nội. Chữ "xây dựng" (dưới chữ thanh tra) được tô vẽ bằng chữ viết tay, không phải là dòng chữ khắc trên con dấu đóng lên giấy.
Chữ ký trong Biên bản là giả mạo không phải là chữ lý của ông Lê Văn Hùng khi đó là phó giám đốc Ban quản lý dự án (hiện nay là phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô).
Biên bản không có con dấu của Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô đóng lên chữ đã ký, không ghi họ và tên dưới chữ ký hoặc đóng dấu chức danh.
Và trên thực tế lãnh đạo Công ty Kinh Đô chưa bao giờ ký vào một Biên bản nào có nội dung như vậy trong suốt quá trình xây dựng công trình 93 Lò Đúc.
Theo ông Hùng, thời gian qua, một số phóng viên khi được cung cấp biên bản giả này đã không hề đến làm việc với công ty để có thông tin hai chiều mà chỉ căn cứ vào đó để viết bài, đăng báo với nội dung quy chụp công ty cố tình và chính quyền quận Hai Bà Trưng làm sai khi cấp sổ đỏ cho diện tích xây dựng vi phạm, thậm chí có người còn đòi “cắt ngọn” tòa nhà, đã gây hoang mang cho hàng ngàn người dân đang sinh sống tại tòa nhà.
“Chúng tôi đã có công văn gửi các cơ quan quản lý nhà nước đề nghị phải làm rõ việc này bởi thời gian qua, một số người dân đã cố tình lợi dụng báo chí để gây rối”- ông Hùng khẳng định.
Tầng áp mái của chung cư 93 Lò Đúc, tâm điểm của các vụ lình xình thời gian qua
Sau khi nhận được thông báo này, Công ty Kinh Đô đã có công văn phản bác lại những kết luận của Sở Xây dựng, đồng thời khiếu nại bà Nguyễn Thị Hải Yến, phó chánh thanh tra Sở Xây dựng - vi phạm quy định Luật Khiếu nại tố cáo và giải quyết nội dung tố cáo không khách quan, trung thực.
Ngày 22/3, phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Khắc Thọ đã chủ trì cuộc đối thoại giữa Sở với doanh nghiệp; tham gia cuộc đói thoại này còn có chánh thanh tra Sở Xây dựng Phan Văn Bảo.
Ông Lê Văn Hùng, phó tổng giám đốc Công ty Kinh Đô, cho biết tại cuộc làm việc này lãnh đạo Sở Xây dựng đã kết luận:
Thứ nhất, bà Nguyễn Thị Hải Yến (phó chánh thanh tra) đã vi phạm quy trình và quy định của Luật khiếu nại tố cáo, không ra các quyết định giải quyết đơn tố cáo, không thành lập tổ công tác xác minh tố cáo và phương pháp làm việc gây bức xúc cho doanh nghiệp
Thứ hai, nội dung tố cáo “công ty Kinh Đô xây dựng cơi nới trên nóc nhà chung cư, thanh tra xây dựng quận cưỡng chế không triệt để, phần vi phạm không bị phá dỡ hết, hiện nay công ty Kinh Đô tiếp tục vi phạm phần xây dựng đã bị cưỡng chế từ năm 2007” là không có cơ sở. Vì căn cứ hồ sơ đang quản lý tại Sở Xây dựng cho thấy không có biên bản hoặc quyết định phá dỡ, cưỡng chế nào đối với công trình xây dựng tòa nhà 93 Lò Đúc của công ty Kinh Đô.
Thứ ba, việc kiểm tra các quy định về phòng cháy, chữa cháy, thanh tra Sở Xây dựng không tiến hành kiểm tra thực địa nhưng đã kết luận công ty vi phạm về phòng cháy, chữa cháy là không đúng và không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng. Về công tác PCCC tại tòa nhà 93 lò Đúc, công ty sẽ thực hiện theo định kỳ của cơ quan PCCC.
Vì vậy, Sở Xây dựng sẽ đính chính lại các nội dung của thông báo 562.
Báo chí cũng bị… lừa!?
Trong thời gian vừa qua, thực sự đã có cuộc nội chiến ở các toà nhà chung cư, khi người dân liên tục có đơn phản đối chủ đầu tư vì thu phí quá cao. Trong những vụ lình xình đó, báo chí đã đóng vai trò rất tích cực để phản ánh, đồng thời làm cầu nối để người dân - chủ đầu tư và nhà quản lý cùng có tiếng nói chung, hợp lý, hợp tình. Vụ việc xảy ra tại 93 Lò Đúc cũng tương tự. Nhưng…
Khi Sở Xây dựng Hà Nội ra thông báo kết luận về sự việc xảy ra tại chung cư 93 Lò Đúc đã có rất nhiều báo đăng tin bài phản ánh. Có điều, chính báo chí đã bị “lừa” khi trích đăng nội dung thông báo không chuẩn xác của Sở Xây dựng. Đồng thời, trong những hồ sơ mà một số cá nhân ở tòa nhà này cung cấp cho báo chí, có một văn bản đang được phía chủ đầu tư cho là giả mạo.
Đó là biên bản kiểm tra hoạt động xây dựng số 92 /BB-KT ngày 06/09/2006, trong đó đóng dấu treo có chữ Thanh tra Xây dựng. Theo đại diện Công ty Kinh Đô, doanh nghiệp cũng hoàn toàn bất ngờ với biên bản này.
Ông Lê Văn Hùng, phó tổng giám đốc của Kinh Đô cho biết sau khi một số báo đăng bài và đều trích dẫn nội dung của biên bản số 92 để khẳng định việc xây dựng tòa nhà 93 Lò Đúc là “sai phạm có hệ thống”, phía công ty đã trực tiếp sang Sở Xây dựng Hà Nội để tìm hiểu thì được trả lời là không có biên bản này.
“Sau khi kiểm tra hồ sơ lưu tại công ty và xác minh tại Sở Xây dựng, chúng tôi khẳng định là thực tế biên bản số 92 mà một số người dân cung cấp cho báo chí là biển bản giả mạo”- ông Hùng khẳng định.
Theo ông Hùng, có 5 cơ sở để khẳng định đây là văn bản bị làm giả:
Con dấu tròn "Thanh tra xây dựng" đóng trên góc trái trên cùng của Biên bản số 92/BB-KT là con dấu giả mạo không phải là của thanh tra xây dựng Thành phố Hà Nội. Chữ "xây dựng" (dưới chữ thanh tra) được tô vẽ bằng chữ viết tay, không phải là dòng chữ khắc trên con dấu đóng lên giấy.
Chữ ký trong Biên bản là giả mạo không phải là chữ lý của ông Lê Văn Hùng khi đó là phó giám đốc Ban quản lý dự án (hiện nay là phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô).
Biên bản không có con dấu của Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô đóng lên chữ đã ký, không ghi họ và tên dưới chữ ký hoặc đóng dấu chức danh.
Và trên thực tế lãnh đạo Công ty Kinh Đô chưa bao giờ ký vào một Biên bản nào có nội dung như vậy trong suốt quá trình xây dựng công trình 93 Lò Đúc.
Theo ông Hùng, thời gian qua, một số phóng viên khi được cung cấp biên bản giả này đã không hề đến làm việc với công ty để có thông tin hai chiều mà chỉ căn cứ vào đó để viết bài, đăng báo với nội dung quy chụp công ty cố tình và chính quyền quận Hai Bà Trưng làm sai khi cấp sổ đỏ cho diện tích xây dựng vi phạm, thậm chí có người còn đòi “cắt ngọn” tòa nhà, đã gây hoang mang cho hàng ngàn người dân đang sinh sống tại tòa nhà.
“Chúng tôi đã có công văn gửi các cơ quan quản lý nhà nước đề nghị phải làm rõ việc này bởi thời gian qua, một số người dân đã cố tình lợi dụng báo chí để gây rối”- ông Hùng khẳng định.
Theo VnMedia