Hai tháng gần đây, thị trường bất động sản trong Nam, ngoài Bắc đều tiếp tục xu hướng giảm giá. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia nhìn nhận là sự thiếu niềm tin vào đà phục hồi của thị trường trong ngắn hạn.
Các sàn giao dịch bất động sản vẫn vắng như chùa Bà Đanh
Tại TP. HCM, theo tính toán của một số chuyên gia bất động sản, giá căn hộ tại một số dự án của Hoàng Anh Gia Lai đã giảm tới 60%. Nhiều chủ đầu tư dự án chung cư khác cũng chấp nhận giảm mạnh giá bán để tăng thanh khoản cho sản phẩm, duy trì dòng tiền. Ngoài ra, việc nhà đầu tư thứ phát giảm giá mạnh để “rút chân” ra khỏi thị trường khiến mặt bằng giá căn hộ tại TP. HCM tiếp tục giảm.
Thị trường bất động sản tại Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự. Tại hầu hết dự án căn hộ trên địa bàn Thành phố, không chỉ có nhà đầu tư thứ cấp giảm giá bán nhằm cắt lỗ mà các chủ đầu tư cũng không cưỡng lại được xu thế giảm giá bán. Gần đây nhất, CTCP Coma 18, chủ dự án căn hộ cao cấp Westa (quận Hà Đông) đã công bố giảm giá bán căn hộ tại đây khoảng 30% so với trước, xuống còn 17,9 - 21 triệu đồng/m2. Việc giảm giá này được lãnh đạo Công ty giải thích là việc “cực chẳng đã”. Khi các dự án lân cận đều có mức giá bán thấp hơn rất nhiều, nếu Công ty vẫn không giảm giá thì không thể bán được hàng.
Việc dự án bị cả chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp đua nhau giảm giá bán được ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành ví von như thế trận “nội công, ngoại kích” mà chủ đầu tư gặp phải. Theo ông Đực, việc giảm giá có thể giúp doanh nghiệp tạo thanh khoản để tồn tại trước mắt, nhưng hệ lụy lâu dài là có thể khiến doanh nghiệp phá sản trong 1 - 2 năm tới.
Với mặt bằng giá bất động sản hiện tại, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản Navigat cho rằng, đa số chủ đầu tư đều lỗ. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bất động sản đều hết sức khó khăn, nếu không có dòng tiền thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Vì thế, việc giảm giá sản phẩm và bán bớt dự án để duy trì dòng tiền vẫn là lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp.
Theo ông Quang, dòng tiền trong dân hiện vẫn rất lớn, nhưng niềm tin vào thị trường bất động sản hiện xuống rất thấp. Vì thế, dù doanh nghiệp bán nhà với giá lỗ, nhu cầu về nơi ở của người dân vẫn rất lớn, nhưng họ vẫn chưa muốn xuống tiền vào lúc này.
Có cùng quan điểm với ông Quang, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhìn nhận, thị trường bất động sản đang có sự nhiễu loạn về thông tin. Theo ông Cường, thời gian qua, việc có quá nhiều dự báo mang tính chủ quan, nhìn nhận quá bi quan về xu thế thị trường bất động sản đã khiến nhà đầu tư không còn niềm tin vào thị trường, phải bán đổ bán tháo, trong khi người có nhu cầu về nơi ở luôn nghĩ giá sẽ giảm thêm. Điều này không chỉ đẩy chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp lâm vào cảnh thua lỗ, khó khăn mà nghiêm trọng hơn, khiến nhiều người có nhu cầu về nhà ở tiếp tục chờ đợi, nhiều khi mất cơ hội mua được một sản phẩm ưng ý với giá hợp lý.
Cũng theo ông Cường, lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện đã giảm về ngưỡng khá hấp dẫn và đang tiếp tục xu hướng giảm thêm. Các chủ dự án đã chấp nhận giãn tiến độ đóng tiền, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Đây là thời điểm rất thuận lợi cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Thị trường bất động sản tại Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự. Tại hầu hết dự án căn hộ trên địa bàn Thành phố, không chỉ có nhà đầu tư thứ cấp giảm giá bán nhằm cắt lỗ mà các chủ đầu tư cũng không cưỡng lại được xu thế giảm giá bán. Gần đây nhất, CTCP Coma 18, chủ dự án căn hộ cao cấp Westa (quận Hà Đông) đã công bố giảm giá bán căn hộ tại đây khoảng 30% so với trước, xuống còn 17,9 - 21 triệu đồng/m2. Việc giảm giá này được lãnh đạo Công ty giải thích là việc “cực chẳng đã”. Khi các dự án lân cận đều có mức giá bán thấp hơn rất nhiều, nếu Công ty vẫn không giảm giá thì không thể bán được hàng.
Việc dự án bị cả chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp đua nhau giảm giá bán được ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành ví von như thế trận “nội công, ngoại kích” mà chủ đầu tư gặp phải. Theo ông Đực, việc giảm giá có thể giúp doanh nghiệp tạo thanh khoản để tồn tại trước mắt, nhưng hệ lụy lâu dài là có thể khiến doanh nghiệp phá sản trong 1 - 2 năm tới.
Với mặt bằng giá bất động sản hiện tại, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản Navigat cho rằng, đa số chủ đầu tư đều lỗ. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bất động sản đều hết sức khó khăn, nếu không có dòng tiền thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Vì thế, việc giảm giá sản phẩm và bán bớt dự án để duy trì dòng tiền vẫn là lựa chọn duy nhất của doanh nghiệp.
Theo ông Quang, dòng tiền trong dân hiện vẫn rất lớn, nhưng niềm tin vào thị trường bất động sản hiện xuống rất thấp. Vì thế, dù doanh nghiệp bán nhà với giá lỗ, nhu cầu về nơi ở của người dân vẫn rất lớn, nhưng họ vẫn chưa muốn xuống tiền vào lúc này.
Có cùng quan điểm với ông Quang, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhìn nhận, thị trường bất động sản đang có sự nhiễu loạn về thông tin. Theo ông Cường, thời gian qua, việc có quá nhiều dự báo mang tính chủ quan, nhìn nhận quá bi quan về xu thế thị trường bất động sản đã khiến nhà đầu tư không còn niềm tin vào thị trường, phải bán đổ bán tháo, trong khi người có nhu cầu về nơi ở luôn nghĩ giá sẽ giảm thêm. Điều này không chỉ đẩy chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp lâm vào cảnh thua lỗ, khó khăn mà nghiêm trọng hơn, khiến nhiều người có nhu cầu về nhà ở tiếp tục chờ đợi, nhiều khi mất cơ hội mua được một sản phẩm ưng ý với giá hợp lý.
Cũng theo ông Cường, lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện đã giảm về ngưỡng khá hấp dẫn và đang tiếp tục xu hướng giảm thêm. Các chủ dự án đã chấp nhận giãn tiến độ đóng tiền, hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Đây là thời điểm rất thuận lợi cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Theo ĐTCK