Cả chục dự án đô thị, phát triển nhà ở tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hòa Bình... bỏ hoang cỏ mọc. Nhiều dự án chia lô, bán nhà cho hàng ngàn người nhưng nhiều năm qua vẫn hoang vắng không bóng người.
Cả trăm biệt thự đã hoàn thành tại khu đô thị Quang Minh vẫn không người ở.
TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, chính quyền cần hết sức cân nhắc khi thu hồi đất canh tác để làm khu đô thị, nhất là khi đã thu hồi đất của dân rồi lại để hoang cỏ mọc.
Nhiều chuyên gia cho rằng có thể cả chục năm nữa các khu đô thị này vẫn vắng bóng người, ông nghĩ sao?
Đô thị mới cần hiểu là phải có cả nhà ở, trường học, công viên và nhiều tiện ích khác phục vụ người dân chứ không phải chỉ đơn giản là cái nhà ở.
Thực ra, một số dự án đô thị bỏ hoang trước đây có người biện minh là “cũng làm theo quy hoạch”, nhưng quy hoạch đấy vẽ ra là dành cho 20 năm, thậm chí 50 năm sau chứ không phải vẽ cho ngay bây giờ đâu! Ý tôi là trên cơ sở quy hoạch, phải chia ra cụ thể giai đoạn nào xây đến đâu, diện tích bao nhiêu căn cứ vào nhu cầu thực sự của người dân.
Theo tôi, phải phát triển đô thị theo hướng xây đâu được đấy, xây đến đâu dùng được đến đó chứ nếu không thì không thể có được bộ mặt đô thị đẹp đẽ.
Nếu làm rải rác thì ngay cả chục khu đô thị xây xong nhưng cách xa nhau, người đến ở quá ít thì ngay cả một trường học, bệnh viện cũng rất khó đầu tư được.
Nhưng khu đô thị bỏ hoang nhiều nhất lại rơi vào những nơi từng được tung hô là “đi tắt đón đầu” như Mê Linh, Từ Sơn..., thưa ông?
Rõ ràng là chúng ta đã làm ngược quy trình. Hà Nội là đô thị lớn có tác dụng lan toả rất mạnh và đó là quy luật tất yếu. Các địa phương quanh Hà Nội đã dựa vào tác động lan tỏa ấy để xây các khu công nghiệp, đô thị bám theo nhưng ở đây có sự thiếu tính toán đầy đủ.
Vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải bố trí, xây dựng đô thị phải theo quy hoạch, có tổ chức, tính toán rất kỹ chứ không thể tùy tiện và thiếu sự phối hợp giữa các địa phương như hiện nay. Hiện vẫn có tình trạng buông lỏng phối hợp trong tổ chức quy hoạch vùng.
Mặc dù đã có nhiều đô thị bỏ hoang ở khắp nơi nhưng chưa có gì đảm bảo tình trạng này sẽ không tái diễn trong tương lai?
Xử lý các đô thị để hoang này là việc rất khó nhưng phải quan tâm. Cần căn cứ từng khu đô thị, dự án có những đặc điểm khác nhau để đưa ra hướng tháo gỡ.
Tôi ví dụ nếu gần các khu công nghiệp cần tính toán hạ giá để phục vụ cho các nhu cầu của lao động trong khu công nghiệp. Tất nhiên, phải hạ giá thì mới bán được.
Đây là việc cần được nghiên cứu và rút ra bài học sâu sắc. Vừa qua, tôi đã kiến nghị, nhà ở công nhân không phải xây biệt lập trong khu công nghiệp mà phải nằm trong một khu đô thị có đầy đủ tiện ích.
Tại Từ Sơn (Bắc Ninh) hay Mê Linh (Hà Nội) trước đây có vị lãnh đạo dự kiến phát triển thế này thế kia nhưng thực chất lại chẳng thấy phát triển gì! Hà Tây trước khi nhập vào Hà Nội đã ồ ạt cấp đất làm dự án dẫn đến sau đó phải rà soát, điều chỉnh nhiều.
Người ta đua nhau làm dự án, vì ở đó có lợi ích nhóm và hậu quả là mất rất nhiều đất nông nghiệp.
Nhiều chuyên gia cho rằng có thể cả chục năm nữa các khu đô thị này vẫn vắng bóng người, ông nghĩ sao?
Đô thị mới cần hiểu là phải có cả nhà ở, trường học, công viên và nhiều tiện ích khác phục vụ người dân chứ không phải chỉ đơn giản là cái nhà ở.
Thực ra, một số dự án đô thị bỏ hoang trước đây có người biện minh là “cũng làm theo quy hoạch”, nhưng quy hoạch đấy vẽ ra là dành cho 20 năm, thậm chí 50 năm sau chứ không phải vẽ cho ngay bây giờ đâu! Ý tôi là trên cơ sở quy hoạch, phải chia ra cụ thể giai đoạn nào xây đến đâu, diện tích bao nhiêu căn cứ vào nhu cầu thực sự của người dân.
Theo tôi, phải phát triển đô thị theo hướng xây đâu được đấy, xây đến đâu dùng được đến đó chứ nếu không thì không thể có được bộ mặt đô thị đẹp đẽ.
Nếu làm rải rác thì ngay cả chục khu đô thị xây xong nhưng cách xa nhau, người đến ở quá ít thì ngay cả một trường học, bệnh viện cũng rất khó đầu tư được.
Nhưng khu đô thị bỏ hoang nhiều nhất lại rơi vào những nơi từng được tung hô là “đi tắt đón đầu” như Mê Linh, Từ Sơn..., thưa ông?
Rõ ràng là chúng ta đã làm ngược quy trình. Hà Nội là đô thị lớn có tác dụng lan toả rất mạnh và đó là quy luật tất yếu. Các địa phương quanh Hà Nội đã dựa vào tác động lan tỏa ấy để xây các khu công nghiệp, đô thị bám theo nhưng ở đây có sự thiếu tính toán đầy đủ.
Vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải bố trí, xây dựng đô thị phải theo quy hoạch, có tổ chức, tính toán rất kỹ chứ không thể tùy tiện và thiếu sự phối hợp giữa các địa phương như hiện nay. Hiện vẫn có tình trạng buông lỏng phối hợp trong tổ chức quy hoạch vùng.
Mặc dù đã có nhiều đô thị bỏ hoang ở khắp nơi nhưng chưa có gì đảm bảo tình trạng này sẽ không tái diễn trong tương lai?
Xử lý các đô thị để hoang này là việc rất khó nhưng phải quan tâm. Cần căn cứ từng khu đô thị, dự án có những đặc điểm khác nhau để đưa ra hướng tháo gỡ.
Tôi ví dụ nếu gần các khu công nghiệp cần tính toán hạ giá để phục vụ cho các nhu cầu của lao động trong khu công nghiệp. Tất nhiên, phải hạ giá thì mới bán được.
Đây là việc cần được nghiên cứu và rút ra bài học sâu sắc. Vừa qua, tôi đã kiến nghị, nhà ở công nhân không phải xây biệt lập trong khu công nghiệp mà phải nằm trong một khu đô thị có đầy đủ tiện ích.
Tại Từ Sơn (Bắc Ninh) hay Mê Linh (Hà Nội) trước đây có vị lãnh đạo dự kiến phát triển thế này thế kia nhưng thực chất lại chẳng thấy phát triển gì! Hà Tây trước khi nhập vào Hà Nội đã ồ ạt cấp đất làm dự án dẫn đến sau đó phải rà soát, điều chỉnh nhiều.
Người ta đua nhau làm dự án, vì ở đó có lợi ích nhóm và hậu quả là mất rất nhiều đất nông nghiệp.
Theo Tiền Phong